Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 12

Nghị luận: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động gì để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông

Tác giả: Sach Vui
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

I. Mở Bài

Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Bác Hồ đã chỉ ra rằng : Cái đói, cái dốt là giặc. Trong suốt mấy chục năm qua, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã không ngừng nỗ lực đấu tranh diệt giặc đói, giặc dốt. Thành tựu xóa đói giảm nghèo của Việt Nam được dư luận quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đất nước cũng đã xuất hiện nhiều tiêu cực, mặt trái, trong đó TNGT là một ví dụ.

II. Thân Bài

Theo Quỹ Phòng chống thương vong châu Á, bình quân mỗi ngày tại Việt Nam có khoảng 35 người chết vì TNGT. Mỗi năm, số người chết vì TNGT cả chục ngàn người. Nhiều vụ TNGT thảm khốc càng khiến cho dư luận không khỏi suy ngẫm về tình trạng “giặc’’ TNGT ở nước ta.

Nhiều người nước ngoài đến Việt Nam cũng bày tỏ sự lo ngại về tình trạng mất an toàn giao thông mỗi khi ra khỏi nhà. Qua đó, đủ cho thấy, TNGT đã khiến những người khách nước ngoài cảm thấy bất an. Khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam càng gia tăng. Tuy nhiên, nhiều người chỉ đến một lần và không hẹn ngày tái ngộ. Một trong những nguyên nhân khiến du lịch Việt Nam kém phát triển là do tình trạng giao thông hỗn loạn. Một ngày “giặc” TNGT còn hoành hành thì không chỉ ngành du kịch bị ảnh hưởng mà nó còn là hiểm họa gieo rắc nỗi đau cho mỗi gia đình và cho cả xã hội.

Trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề TNGT đang là điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà nó gây ra. Vậy tuổi trẻ học đường – thế hệ tương lai của đất nước – có suy nghĩ và có thể làm gì để góp phần giảm thiểu TNGT?

Những thực tế đau buồn về tình hình TNGT đã phản ánh tầm quan trọng của vấn đề : Mỗi ngày qua đi có tới hơn 30 người chết và bị thương do TNGT gây ra. Từng ngày, từng giờ có hàng trăm vụ tai nạn, theo đó là hàng chục thiệt hại,…Và đáng buồn thay, trong số những vụ tai nạn ấy, có nhiều vụ là hậu quả của những học sinh, sinh viên gây ra. Mặt khác, cũng không ít học sinh – sinh viên là nạn nhân đau thương của nhiều vụ TNGT thảm khốc.

TNGT gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Các gia đình mất đi những người thân, xã hội mất đi những thành viên, những bàn tay lao động. Mất đi vì bệnh tật, vì tuổi già đã đành một lẽ, nhưng mất đi vì TNGT – thì thật đau xót. May mắn hơn có người chỉ bị thương. Nhưng trong số ấy cũng có người phải mang bất hạnh suốt đời : bị mất một phần thân thể, bị liệt, phải sống đời sống thực vật,…

TNGT có nhiều nguyên nhân phức tạp. Trước hết là do ý thức và khả năng của người tham gia giao thông. Khi đi đường, nhiều người bất chấp đèn báo, gặp đèn vàng, đèn đỏ vẫn ung dung “thẳng tiến”. Như vậy hỏi sao không tai nạn, hỏi sao không nguy hiểm? Lại có những bác tài lái ô tô được mệnh danh là “tổ lái” : lạng lách, vượt đèn đỏ,…là chuyện “cơm bữa”. Rồi uống rượu, ngủ gật cũng không phải chuyện hiếm. Họ không ý thức được trách nhiệm phải đảm bảo an toàn cho hàng chục con người đang ngồi phía sau “vô lăng” của họ.

Cũng cần chú ý đến số đối tượng không có bằng lái nhưng vẫn điều khiển xe máy, ô tô. Trong đó phần nhiều là những thanh niên còn đang tuổi học sinh : tay lái yếu, phản xạ kém nên việc tham gia giao thông còn nhiều hạn chế. Nguy hiểm hơn có những học sinh tổ chức đua xe trái phép. Tai nạn không chỉ xảy ra đối với họ mà còn cho cả những người vô tội khác.

Ở nước ta tai nạn còn do sự thiếu hiểu biết về luật giao thông đường bộ, cơ sở vật chất chưa được đảm bảo. Luật giao thông chưa phổ biến sâu rộng đến người dân. Họ rất hồn nhiên đem rơm rạ, thóc lúa rải lên đường quốc lộ để …phơi. Họ vô tư không kém khi lái xe đạp sang phần đường dành cho xe ô tô, xe máy vì …rộng và thoáng hơn.

Cơ sở vật chật cho giao thông cũng là nguyên nhân quan trọng. Chất lượng phương tiện giao thông của chúng ta còn kém. Cùng với đó là hệ thống đường xá, cầu cống chưa đảm bảo. Có những quãng đường quốc lộ loang lỗ những vết “may vá” đắp đổi, rồi hầm hố,…Chưa hết, báo chí vài năm nay còn đưa những bài gây sốc vì bài ca “đào lên lấp xuống” của những con đường. Có những con đường mùa nóng thì bụi ngất trời, mùa mưa thì như đi vào vùng đầm lầy Châu Mỹ. Ôi, những con đường!

Trước thực tế đáng buồn ấy, tuổi trẻ học đường có thể làm gì để góp phần giảm thiểu TNGT?

Trước hết, công việc vô cùng cần thiết là tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường, lớp và có sự tìm hiểu đầy đủ hơn về vấn đề này. Chúng ta là thế hệ tương lai của đất nước, nên hơn ai hết chúng ta cần có sự hiểu biết về giao thông để có thể làm chủ vấn đề ATGT, không để tai nạn xảy ra ngoài ý muốn.

Có hiểu biết về pháp luật, chúng ta cũng cần tuyên truyền luật giao thông cho những người xung quanh. Đó có thể là trao đổi vời người thân trong gia đình, tham gia các hoạt động tuyên truyền xung kích về ATGT, tham gia các đội thanh niên tình nguyện đảm bảo ATGT,…Thực tế cho thấy, nhiều đội thanh niên tình nguyện đã góp phần rất lớn vào việc giảm thiểu những vụ tắt đường, việc xử lì vi phạm giao thông,.. Hiệu quả của tuổi trẻ khi tham gia vào công việc này đã khẳng định thế hệ chúng ta đang phát huy vai trò xung kích của mình trong cuộc sống.

III. Kết Bài

TNGT là mối họa vô hình khó đoán định của số phận con người. Vậy nên ATGT là hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội. Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khỏe, có tri thức,.. cần có những suy nghĩ đúng đắn và gương mẫu thực hiện những giải pháp thiết thực để góp phần giảm thiểu TNGT.

Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Bác Hồ đã chỉ ra rằng : Cái đói, cái dốt là giặc. Trong suốt mấy chục năm qua, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã không ngừng nỗ lực đấu tranh diệt giặc đói, giặc dốt. Thành tựu xóa đói giảm nghèo của Việt Nam được dư luận quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đất nước cũng đã xuất hiện nhiều tiêu cực, mặt trái, trong đó TNGT là một ví dụ.

Theo Quỹ Phòng chống thương vong châu Á, bình quân mỗi ngày tại Việt Nam có khoảng 35 người chết vì TNGT. Mỗi năm, số người chết vì TNGT cả chục ngàn người. Nhiều vụ TNGT thảm khốc càng khiến cho dư luận không khỏi suy ngẫm về tình trạng “giặc’’ TNGT ở nước ta.

Nhiều người nước ngoài đến Việt Nam cũng bày tỏ sự lo ngại về tình trạng mất an toàn giao thông mỗi khi ra khỏi nhà. Qua đó, đủ cho thấy, TNGT đã khiến những người khách nước ngoài cảm thấy bất an. Khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam càng gia tăng. Tuy nhiên, nhiều người chỉ đến một lần và không hẹn ngày tái ngộ. Một trong những nguyên nhân khiến du lịch Việt Nam kém phát triển là do tình trạng giao thông hỗn loạn. Một ngày “giặc” TNGT còn hoành hành thì không chỉ ngành du kịch bị ảnh hưởng mà nó còn là hiểm họa gieo rắc nỗi đau cho mỗi gia đình và cho cả xã hội.

Trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề TNGT đang là điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà nó gây ra. Vậy tuổi trẻ học đường – thế hệ tương lai của đất nước – có suy nghĩ và có thể làm gì để góp phần giảm thiểu TNGT?

Những thực tế đau buồn về tình hình TNGT đã phản ánh tầm quan trọng của vấn đề : Mỗi ngày qua đi có tới hơn 30 người chết và bị thương do TNGT gây ra. Từng ngày, từng giờ có hàng trăm vụ tai nạn, theo đó là hàng chục thiệt hại,…Và đáng buồn thay, trong số những vụ tai nạn ấy, có nhiều vụ là hậu quả của những học sinh, sinh viên gây ra. Mặt khác, cũng không ít học sinh – sinh viên là nạn nhân đau thương của nhiều vụ TNGT thảm khốc.

TNGT gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Các gia đình mất đi những người thân, xã hội mất đi những thành viên, những bàn tay lao động. Mất đi vì bệnh tật, vì tuổi già đã đành một lẽ, nhưng mất đi vì TNGT – thì thật đau xót. May mắn hơn có người chỉ bị thương. Nhưng trong số ấy cũng có người phải mang bất hạnh suốt đời : bị mất một phần thân thể, bị liệt, phải sống đời sống thực vật,…

TNGT có nhiều nguyên nhân phức tạp. Trước hết là do ý thức và khả năng của người tham gia giao thông. Khi đi đường, nhiều người bất chấp đèn báo, gặp đèn vàng, đèn đỏ vẫn ung dung “thẳng tiến”. Như vậy hỏi sao không tai nạn, hỏi sao không nguy hiểm? Lại có những bác tài lái ô tô được mệnh danh là “tổ lái” : lạng lách, vượt đèn đỏ,…là chuyện “cơm bữa”. Rồi uống rượu, ngủ gật cũng không phải chuyện hiếm. Họ không ý thức được trách nhiệm phải đảm bảo an toàn cho hàng chục con người đang ngồi phía sau “vô lăng” của họ.

Cũng cần chú ý đến số đối tượng không có bằng lái nhưng vẫn điều khiển xe máy, ô tô. Trong đó phần nhiều là những thanh niên còn đang tuổi học sinh : tay lái yếu, phản xạ kém nên việc tham gia giao thông còn nhiều hạn chế. Nguy hiểm hơn có những học sinh tổ chức đua xe trái phép. Tai nạn không chỉ xảy ra đối với họ mà còn cho cả những người vô tội khác.

Ở nước ta tai nạn còn do sự thiếu hiểu biết về luật giao thông đường bộ, cơ sở vật chất chưa được đảm bảo. Luật giao thông chưa phổ biến sâu rộng đến người dân. Họ rất hồn nhiên đem rơm rạ, thóc lúa rải lên đường quốc lộ để …phơi. Họ vô tư không kém khi lái xe đạp sang phần đường dành cho xe ô tô, xe máy vì …rộng và thoáng hơn.

Cơ sở vật chật cho giao thông cũng là nguyên nhân quan trọng. Chất lượng phương tiện giao thông của chúng ta còn kém. Cùng với đó là hệ thống đường xá, cầu cống chưa đảm bảo. Có những quãng đường quốc lộ loang lỗ những vết “may vá” đắp đổi, rồi hầm hố,…Chưa hết, báo chí vài năm nay còn đưa những bài gây sốc vì bài ca “đào lên lấp xuống” của những con đường. Có những con đường mùa nóng thì bụi ngất trời, mùa mưa thì như đi vào vùng đầm lầy Châu Mỹ. Ôi, những con đường!

Trước thực tế đáng buồn ấy, tuổi trẻ học đường có thể làm gì để góp phần giảm thiểu TNGT?

Trước hết, công việc vô cùng cần thiết là tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường, lớp và có sự tìm hiểu đầy đủ hơn về vấn đề này. Chúng ta là thế hệ tương lai của đất nước, nên hơn ai hết chúng ta cần có sự hiểu biết về giao thông để có thể làm chủ vấn đề ATGT, không để tai nạn xảy ra ngoài ý muốn.

Có hiểu biết về pháp luật, chúng ta cũng cần tuyên truyền luật giao thông cho những người xung quanh. Đó có thể là trao đổi vời người thân trong gia đình, tham gia các hoạt động tuyên truyền xung kích về ATGT, tham gia các đội thanh niên tình nguyện đảm bảo ATGT,…Thực tế cho thấy, nhiều đội thanh niên tình nguyện đã góp phần rất lớn vào việc giảm thiểu những vụ tắt đường, việc xử lì vi phạm giao thông,.. Hiệu quả của tuổi trẻ khi tham gia vào công việc này đã khẳng định thế hệ chúng ta đang phát huy vai trò xung kích của mình trong cuộc sống.

TNGT là mối họa vô hình khó đoán định của số phận con người. Vậy nên ATGT là hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội. Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khỏe, có tri thức,.. cần có những suy nghĩ đúng đắn và gương mẫu thực hiện những giải pháp thiết thực để góp phần giảm thiểu TNGT.

Chọn tập
Bình luận