Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 12

So sánh nhân vật Việt và Chiến trong Những đứa con trong gia đình

Tác giả: Sach Vui
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Với đề bài trên chúng ta có thể làm theo những ý sau:

– Giống nhau: 

Là hai chị em ruột cùng được nuôi dưỡng trong một gia đình cách mạng có cuốn sổ truyền thống gia đình mà mỗi trang được ghi lại bằng máu và nước mắt, Việt và Chiến cùng mang một mối thù không đội trời chung với giặc đã tàn sát cha mẹ, ông bà mình một cách dã man. Hai chị em Việt và Chiến có nhiều nét giống nhau về bản chất: giàu tình nghĩa yêu nước, căm thù giặc ngùn ngụt, kiên cường, gan góc, thuỷ chung, say mê chiến đấu và tự hào về truyền thống cách mạng gia đình, nghĩa là họ mang đậm cái “chất Út Tịch” trong tâm hồn.

– Khác nhau:

Tuy nhiên, chỗ đặc sắc và tài năng của Nguyễn Thi trong nghệ thuật khắc họa hình tượng nhân vật là nhân vật của ông rất chân thực: mỗi người có một gương mặt riêng, một cá tính khác nhau rất sinh động. Và sự khác nhau ấy, xét đến cùng là do một người thì con gái, còn một người thì con trai; một người là chị, một người là em.

1. Là con gái nên Chiến có cái gan góc kiên nhẫn riêng của phụ nữ. Việt có thể dũng cảm trong chiến đấu nhưng không thể có được cái gan kiên trì ngồi đánh vần cuốn sổ gia đình của chú Năm như Chiến “có lúc Việt còn bỏ về nhà ăn cơm nhưng chị Chiến cứ ngồi một góc ván, lông mày cau lại, đánh vần hoài. Chị đọc tiếng đặng tiếng mất chữ mẹ đẻ chữ con, từ trưa tới chiều, bỏ ăn, quên cả trời chạng vạng”.

– Việt thì tỏ ra là một cậu con trai đồng quê, tính tình hiếu động suốt ngày lang thang bắn chim, câu cá, bắt ếch, lúc nào cũng có cái ná thun dắt trong người, kể cả khi đi bộ đội.

2. Là chị nên tuy chưa hết tính trẻ con, có lúc tranh hơn với em nhưng cuối cùng Chiến cũng đã nhường em. Ở nhà, Chiến nhường Việt phần bắt ếch nhiều hơn, sau này đi đánh giặc, vết đạn bắn thằng Mỹ trên sông Định Thuỷ chị cũng nhường cho em, duy nhất có một lần Chiến không nhường. Đó là cái đêm ghi tên tòng quân.

– “Đề nghị mấy anh xét cho. Nó là em tôi mà cái gì nó cũng giành…

– Đến Tết này nó mới được 18 anh ạ! Em nói để em đi trước, nó ở nhà thủng thẳng để chú Năm em thu xếp rồi hãy đi mà nó không chịu”.

Ở đây, lẫn với tính trẻ con và niếm khát khao say mê đánh giặc, có tấm lòng thương em của người chị giàu lòng vị tha: chưa muốn em sớm phải chịu đựng cảnh đạn bom nguy hiểm.

– Trong khi đó, Việt là cậu con trai mới lớn nên tính tình hiếu thắng, vả lại là em thì cần gì phải nhường nhịn ai.

3. Chiến là một cô gái đảm đang tháo vát “sớm biết lo, biết nghĩ”, lại thêm cha mẹ mất cả nên có tư thế chững chạc của một người chị lớn làm chủ gia đình và có cái gì đó tỏ ra “khôn ngoan già dặn trước tuổi”. Không phải ngẫu nhiên mà trong cái đêm trước khi lên đường nhập ngũ, Việt thấy chị nói năng rành rọt đâu ra đấy giống y mẹ ngày xưa. Bởi vì đây là giờ phút Chiến phải đứng ra thu xếp việc nhà, việc cửa chu đáo trước lúc cùng em ra trận đánh giặc. Thật xúc động và cảm phục biết bao đối với người con gái quá trẻ ấy trong giây phút chuẩn bị nhập ngũ, vẫn bình tĩnh và biết lo toan chu tất từ việc lớn đến việc nhỏ: từ việc giỗ má đến việc gửi bàn thờ. Người đọc chúng ta ai cũng có tâm trạng như chú Năm lúc ấy và đã phải thốt lên “Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng. Gọn bề gia thất đặng bề nước non”. Trong đau thương gian khổ, con người ta đã lớn lên và đẹp như vậy đấy!.

– Là con trai, lại là em quen được chiều chuộng nên mọi việc Việt đều “ỷ lại cho chị”, phó mặc tất cả cho chị. Nghe chị bàn việc gia đình một cách trang nghiêm, Việt vẫn vô tư “lăn kềnh ra ván cười khì khì” và cứ ầm ừ cho qua, vừa nghe vừa “chụp một con đom đóm úp trong lòng bàn tay rồi ngủ quên lúc nào không biết”. Chỉ kém chị một tuổi mà Việt “trẻ con hơn nhiều”. Đi bộ đội vẫn dắt theo cái ná thun trong người. Yêu quý chị mà cứ cố giữ kín vì chỉ sợ mất chị, đánh giặc không sợ chết nhưng lại sợ ma, khi gặp lại đồng đội thì vừa khóc lại vừa cười “giống hệt như thằng út ở nhà, khóc đó rồi cười đó”. Cái chất trẻ thơ, trẻ con ấy khiến cho hình tượng Việt có nét sống động riêng, khó lẫn, đem lại cho câu chuyện một niềm lạc quan, yêu đời trong những ngày đánh giặc gian khổ và ác liệt.

Ngoài ra, ta thấy ở nhân vật Chiến còn có một cái gì đó rất khó diễn tả – nó là cái chất trẻ trung và duyên dáng của một cô thiếu mữ mới lớn lên: bắt đầu thích soi gương, đi đánh giặc vẫn có cái gương giấu trong túi. Chi tiết này được người em nhớ lại khi bị thương giữa rừng. Chỉ một chi tiết nhỏ lướt qua vậy thôi mà Nguyễn đình Thi đã góp phần hoàn chỉnh được chân dung nhân vật. Bút pháp xây dựng nhân vật của tác giả quả thật rất tinh tế.

Với đề bài trên chúng ta có thể làm theo những ý sau:

– Giống nhau: 

Là hai chị em ruột cùng được nuôi dưỡng trong một gia đình cách mạng có cuốn sổ truyền thống gia đình mà mỗi trang được ghi lại bằng máu và nước mắt, Việt và Chiến cùng mang một mối thù không đội trời chung với giặc đã tàn sát cha mẹ, ông bà mình một cách dã man. Hai chị em Việt và Chiến có nhiều nét giống nhau về bản chất: giàu tình nghĩa yêu nước, căm thù giặc ngùn ngụt, kiên cường, gan góc, thuỷ chung, say mê chiến đấu và tự hào về truyền thống cách mạng gia đình, nghĩa là họ mang đậm cái “chất Út Tịch” trong tâm hồn.

– Khác nhau:

Tuy nhiên, chỗ đặc sắc và tài năng của Nguyễn Thi trong nghệ thuật khắc họa hình tượng nhân vật là nhân vật của ông rất chân thực: mỗi người có một gương mặt riêng, một cá tính khác nhau rất sinh động. Và sự khác nhau ấy, xét đến cùng là do một người thì con gái, còn một người thì con trai; một người là chị, một người là em.

1. Là con gái nên Chiến có cái gan góc kiên nhẫn riêng của phụ nữ. Việt có thể dũng cảm trong chiến đấu nhưng không thể có được cái gan kiên trì ngồi đánh vần cuốn sổ gia đình của chú Năm như Chiến “có lúc Việt còn bỏ về nhà ăn cơm nhưng chị Chiến cứ ngồi một góc ván, lông mày cau lại, đánh vần hoài. Chị đọc tiếng đặng tiếng mất chữ mẹ đẻ chữ con, từ trưa tới chiều, bỏ ăn, quên cả trời chạng vạng”.

– Việt thì tỏ ra là một cậu con trai đồng quê, tính tình hiếu động suốt ngày lang thang bắn chim, câu cá, bắt ếch, lúc nào cũng có cái ná thun dắt trong người, kể cả khi đi bộ đội.

2. Là chị nên tuy chưa hết tính trẻ con, có lúc tranh hơn với em nhưng cuối cùng Chiến cũng đã nhường em. Ở nhà, Chiến nhường Việt phần bắt ếch nhiều hơn, sau này đi đánh giặc, vết đạn bắn thằng Mỹ trên sông Định Thuỷ chị cũng nhường cho em, duy nhất có một lần Chiến không nhường. Đó là cái đêm ghi tên tòng quân.

– “Đề nghị mấy anh xét cho. Nó là em tôi mà cái gì nó cũng giành…

– Đến Tết này nó mới được 18 anh ạ! Em nói để em đi trước, nó ở nhà thủng thẳng để chú Năm em thu xếp rồi hãy đi mà nó không chịu”.

Ở đây, lẫn với tính trẻ con và niếm khát khao say mê đánh giặc, có tấm lòng thương em của người chị giàu lòng vị tha: chưa muốn em sớm phải chịu đựng cảnh đạn bom nguy hiểm.

– Trong khi đó, Việt là cậu con trai mới lớn nên tính tình hiếu thắng, vả lại là em thì cần gì phải nhường nhịn ai.

3. Chiến là một cô gái đảm đang tháo vát “sớm biết lo, biết nghĩ”, lại thêm cha mẹ mất cả nên có tư thế chững chạc của một người chị lớn làm chủ gia đình và có cái gì đó tỏ ra “khôn ngoan già dặn trước tuổi”. Không phải ngẫu nhiên mà trong cái đêm trước khi lên đường nhập ngũ, Việt thấy chị nói năng rành rọt đâu ra đấy giống y mẹ ngày xưa. Bởi vì đây là giờ phút Chiến phải đứng ra thu xếp việc nhà, việc cửa chu đáo trước lúc cùng em ra trận đánh giặc. Thật xúc động và cảm phục biết bao đối với người con gái quá trẻ ấy trong giây phút chuẩn bị nhập ngũ, vẫn bình tĩnh và biết lo toan chu tất từ việc lớn đến việc nhỏ: từ việc giỗ má đến việc gửi bàn thờ. Người đọc chúng ta ai cũng có tâm trạng như chú Năm lúc ấy và đã phải thốt lên “Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng. Gọn bề gia thất đặng bề nước non”. Trong đau thương gian khổ, con người ta đã lớn lên và đẹp như vậy đấy!.

– Là con trai, lại là em quen được chiều chuộng nên mọi việc Việt đều “ỷ lại cho chị”, phó mặc tất cả cho chị. Nghe chị bàn việc gia đình một cách trang nghiêm, Việt vẫn vô tư “lăn kềnh ra ván cười khì khì” và cứ ầm ừ cho qua, vừa nghe vừa “chụp một con đom đóm úp trong lòng bàn tay rồi ngủ quên lúc nào không biết”. Chỉ kém chị một tuổi mà Việt “trẻ con hơn nhiều”. Đi bộ đội vẫn dắt theo cái ná thun trong người. Yêu quý chị mà cứ cố giữ kín vì chỉ sợ mất chị, đánh giặc không sợ chết nhưng lại sợ ma, khi gặp lại đồng đội thì vừa khóc lại vừa cười “giống hệt như thằng út ở nhà, khóc đó rồi cười đó”. Cái chất trẻ thơ, trẻ con ấy khiến cho hình tượng Việt có nét sống động riêng, khó lẫn, đem lại cho câu chuyện một niềm lạc quan, yêu đời trong những ngày đánh giặc gian khổ và ác liệt.

Ngoài ra, ta thấy ở nhân vật Chiến còn có một cái gì đó rất khó diễn tả – nó là cái chất trẻ trung và duyên dáng của một cô thiếu mữ mới lớn lên: bắt đầu thích soi gương, đi đánh giặc vẫn có cái gương giấu trong túi. Chi tiết này được người em nhớ lại khi bị thương giữa rừng. Chỉ một chi tiết nhỏ lướt qua vậy thôi mà Nguyễn đình Thi đã góp phần hoàn chỉnh được chân dung nhân vật. Bút pháp xây dựng nhân vật của tác giả quả thật rất tinh tế.

Chọn tập
Bình luận