Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 12

Nghị luận: Về câu nói của Tố Hữu: “ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn”

Tác giả: Sach Vui
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Ngày xưa, ông bà ta có rất nhiều câu nói, câu danh ngôn, câu tục ngữ nhằm để răng đe, dạy bảo con cháu mình. Với mong muốn con cháu mình sẽ mang những đức tính tốt để làm đẹp cuộc sông. Điều mà mọi người vẫn quen gọi là “sống đẹp”, thế nhưng nhiều người hiện nay vẫn không hiểu hết được ý nghĩa của nó. Nhà thơ Tố Hữu đã từng hỏi rằng: “ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?”. Vậy theo bạn, bạn sẽ trả lời nhà thơ như thế nào?

Tùy vào suy nghĩ của từng người mà “ sống đẹp’ được cảm nhận theo nhiều cách khác nhau, nhưng dù thế nào thì nó cũng mang một ý nghĩa tốt đẹp. Sống đẹp là sống có mục đích, sống có tình cảm, có lý tưởng, sống vì mọi người,…Sống đẹp là mang lại niềm vui cho người khác mà không phải vì một lợi ích cá nhân nào, cũng không phải để mọi người chú ý khen ngợi. Sống như thế chỉ với một mục đích sống tốt đẹp, giúp ích cho đời mang lại niềm vui cho mọi người.

Trong sạch, nhân hậu, vị tha là những phẩm chất tốt đã được hình thành để tạo nên những lối sống đẹp. Nhưng khi sinh ra con người ta không thể có được nó ngay mà phải trải qua những quá trình học tập, rèn luyện để hình thành nó trong mỗi con người. Ta thường bắt gặp ở những người ta tiếp xúc nhiều cái tốt, cái xấu không có ai là hoàn toàn tốt hay hoàn toàn xấu. Để chấp nhận được những cái tốt lẫn cái xấu của một ngừơi hẳn rất khó, nhưng ta hãy cố gắng tiếp nhận và chia sẻ với họ những khó khăn, vất vả trong đời sống. Đó lá một cách để cải thiện con người mình và góp phần mang lại hạnh phúc cho mọi người.

Trong đời sống hằng ngày ta bắt gặp rất nhiều tấm gương tốt về lối sống đẹp như: Nguyễn Hữu Ân đã hết lòng thăm non, chăm sóc cho những bệnh nhân ung thư, một em học sinh vùng núi hằng ngày cõng bạn bị cụt hai chân đến trường…Không chỉ có vậy, ta còn thấy nó trong những câu chuyện như Lưu Bình Dương Lẽ, Người con hiếu thảo…Nhưng ngày nay không ít người chỉ biết sống cho riêng mình, không cần quan tâm đến mọi người, như ông bà hay nói “đèn nhà ai nấy rạng”, thậm chí họ còn sẵn sàng chà đạp lên cuộc sống của người khác để kiếm lợi ích cho bản thân mình. Đó là một trong những quan niệm sai lầm về lối sống, đó là một lối sống ích kỉ và nhỏ nhen, nếu như không sớm khắc phục thì hậu quả sẽ không tốt cho thế hệ con cháu sau này,nó biến mọi người trở nên vô cảm và khi đó cuộc sống sẻ rất tẻ nhạt , buồn chán…

Để cho xã hội tốt đẹp hơn, trước hết ta phải làm đẹp con người đã, làm đẹp ở đây không phải là đi thẩm mĩ để đẹp dung nhan mà là làm đẹp nhân cách con người.Ta phải rèn luyện tính tự lập hòa đồng biết yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh mình dù đó là một việc làm rất nhỏ.Suy nghĩ trong từng lời nói, cử chỉ sẽ giúp ta rèn luyện phẩm chất tốt đẹp hơn.

Sống đẹp là một chuẩn mực cao nhất trong nhân cách con người, câu thơ của Tố Hữu có tác dụng gợi mở, nhắc nhở chung cho mọi người đặc biệt là thế hệ trẻ hiên nay phải biết giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc như “ Lá lành đùm lá rách”,” Nhường cơm sẻ áo”….xứng đáng với nòi giống “con rồng cháu tiên”, góp phần xây dựng một đất nước văn minh giàu đẹp./.

Ngày xưa, ông bà ta có rất nhiều câu nói, câu danh ngôn, câu tục ngữ nhằm để răng đe, dạy bảo con cháu mình. Với mong muốn con cháu mình sẽ mang những đức tính tốt để làm đẹp cuộc sông. Điều mà mọi người vẫn quen gọi là “sống đẹp”, thế nhưng nhiều người hiện nay vẫn không hiểu hết được ý nghĩa của nó. Nhà thơ Tố Hữu đã từng hỏi rằng: “ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?”. Vậy theo bạn, bạn sẽ trả lời nhà thơ như thế nào?

Tùy vào suy nghĩ của từng người mà “ sống đẹp’ được cảm nhận theo nhiều cách khác nhau, nhưng dù thế nào thì nó cũng mang một ý nghĩa tốt đẹp. Sống đẹp là sống có mục đích, sống có tình cảm, có lý tưởng, sống vì mọi người,…Sống đẹp là mang lại niềm vui cho người khác mà không phải vì một lợi ích cá nhân nào, cũng không phải để mọi người chú ý khen ngợi. Sống như thế chỉ với một mục đích sống tốt đẹp, giúp ích cho đời mang lại niềm vui cho mọi người.

Trong sạch, nhân hậu, vị tha là những phẩm chất tốt đã được hình thành để tạo nên những lối sống đẹp. Nhưng khi sinh ra con người ta không thể có được nó ngay mà phải trải qua những quá trình học tập, rèn luyện để hình thành nó trong mỗi con người. Ta thường bắt gặp ở những người ta tiếp xúc nhiều cái tốt, cái xấu không có ai là hoàn toàn tốt hay hoàn toàn xấu. Để chấp nhận được những cái tốt lẫn cái xấu của một ngừơi hẳn rất khó, nhưng ta hãy cố gắng tiếp nhận và chia sẻ với họ những khó khăn, vất vả trong đời sống. Đó lá một cách để cải thiện con người mình và góp phần mang lại hạnh phúc cho mọi người.

Trong đời sống hằng ngày ta bắt gặp rất nhiều tấm gương tốt về lối sống đẹp như: Nguyễn Hữu Ân đã hết lòng thăm non, chăm sóc cho những bệnh nhân ung thư, một em học sinh vùng núi hằng ngày cõng bạn bị cụt hai chân đến trường…Không chỉ có vậy, ta còn thấy nó trong những câu chuyện như Lưu Bình Dương Lẽ, Người con hiếu thảo…Nhưng ngày nay không ít người chỉ biết sống cho riêng mình, không cần quan tâm đến mọi người, như ông bà hay nói “đèn nhà ai nấy rạng”, thậm chí họ còn sẵn sàng chà đạp lên cuộc sống của người khác để kiếm lợi ích cho bản thân mình. Đó là một trong những quan niệm sai lầm về lối sống, đó là một lối sống ích kỉ và nhỏ nhen, nếu như không sớm khắc phục thì hậu quả sẽ không tốt cho thế hệ con cháu sau này,nó biến mọi người trở nên vô cảm và khi đó cuộc sống sẻ rất tẻ nhạt , buồn chán…

Để cho xã hội tốt đẹp hơn, trước hết ta phải làm đẹp con người đã, làm đẹp ở đây không phải là đi thẩm mĩ để đẹp dung nhan mà là làm đẹp nhân cách con người.Ta phải rèn luyện tính tự lập hòa đồng biết yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh mình dù đó là một việc làm rất nhỏ.Suy nghĩ trong từng lời nói, cử chỉ sẽ giúp ta rèn luyện phẩm chất tốt đẹp hơn.

Sống đẹp là một chuẩn mực cao nhất trong nhân cách con người, câu thơ của Tố Hữu có tác dụng gợi mở, nhắc nhở chung cho mọi người đặc biệt là thế hệ trẻ hiên nay phải biết giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc như “ Lá lành đùm lá rách”,” Nhường cơm sẻ áo”….xứng đáng với nòi giống “con rồng cháu tiên”, góp phần xây dựng một đất nước văn minh giàu đẹp./.

Chọn tập
Bình luận