Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 12

Qua bài “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” hãy trả lời câu hỏi: Cao Bá Quát có thái độ như thế nào đối với công danh và xã hội mà ông đang sống

Tác giả: Sach Vui
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Như chúng ta đều biết, Cao Bá Quát là một trong những nhân vật độc đáo trong lịch sử văn học trung đại Việt Nam, một người xuất thân từ Cửa Khổng sân Trình, lãnh hội nền giáo dục và tư tưởng Nho giáo và cũng đã từng lựa chọn con đường học hành, khoa cử để ra thực hiện lí tưởng của mình nhưng đã vượt ra ngoài phạm vi khuôn khổ tư tưởng Nho giáo (trong chừng mực nào đó) khi quyết định tham gia cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình phong kiến nhà Nguyễn. Để giải thích hiện tượng đó, cần có cái nhìn đa chiều, lí giải nguyên nhân không chỉ từ những tác động của bối cảnh xã hội Việt Nam đương thời, mà còn từ phía những đặc điểm cá nhân, những động lực, thúc bách và lựa chọn của cá nhân Cao Bá Quát. Bài thơ Sa hành đoản ca (được làm khi Cao Bá Quát vẫn còn trên con đường khoa cử, mong có được công danh để ra giúp dân giúp nước, thực hiện lí tưởng, hoài bão của mình) thể hiện thái độ của tác giả với xã hội đương thời và phần nào hé lộ những nguyên nhân, những động lực thúc đẩy ông đến quyết định phản kháng mãnh liệt triều đình phong kiến.

1. Thái độ của Cao Bá Quát đối với công danh và xã hội đương thời.

– Trước hết phải nói, công danh đối với nhà Nho có một ý nghĩa quan trọng. Nó đã từng là lí tưởng sống, và với nhiều người, nó còn trở thành ý thức thường trực như một nghĩa vụ, một “món nợ” cần phải trả của kẻ nam nhi, là yếu tố khẳng định sự hiện tồn của cá nhân trong cuộc đời (“không công danh thà nát với cỏ cây”). Đó là nói về lí tưởng công danh với những con người có nhân cách cao khiết, có ước vọng muốn làm nên sự nghiệp lớn để giúp dân, giúp nước, để lưu danh cùng thiên cổ. Nhưng trong thời đại mà Cao Bá Quát sống (xã hội phong kiến nhà Nguyễn đầu thế kỉ XIX), nhiều giềng mối của của xã hội bị lung lay, nhiều kẻ cơ hội bon chen trên đường công danh chỉ vì mục đích tự lợi thấp hèn. Vả chăng, con đường khoa cử, kiếm tìm công danh cũng không còn được ý nghĩa tiến bộ của nó.

– Trong bài thơ Sa hành đoản ca, Cao Bá Quát cũng rất sớm nhận ra được tình trạng đó và trong lòng người trí thức ấy không khỏi băn khoăn, trăn trở. Qua hình tượng Bãi cát dài và Người đi trên bãi cát, nhà thơ đã thể hiện tâm trạng bi phẫn, sự băn khoăn, trăn trở khôn nguôi về con đường mà mình đang đi.

+ Con đường công danh, đường đời là một con đường đầy gian khó, mờ mịt, vô định (qua hình ảnh bãi cát dài nối tiếp nhau và nỗi khó khăn của người đi trên cát)

+ Trên con đường theo đuổi công danh đó, nhà thơ nhận ra có biết bao kẻ ti tiện chỉ coi công danh là miếng mồi ngon cần giành giật mà quên đi mục đích, lí tưởng cao đẹp của cuộc sống. Sức cuốn hút của công danh có thể làm mê muội, tha hóa con người (như quán rượu nơi đầu gió làm bao kẻ lữ hành khao khát, mê muội).

+ Nhận thức rõ tình trạng đó, nhà thơ băn khoăn, tự vấn quyết liệt về con đường đang đi, con đường sẽ đi. Đường bằng (Thản lộ) thì ít, lại mờ mịt mà Đường ghê sợ (con đường tha hóa, đeo đuổi công danh mà bao kẻ đang theo đuổi) thì nhiều. Cuộc đấu tranh tư tưởng dữ dội ấy nhiều lúc tưởng đã bế tắc, không tìm ra lối thoát (cùng đồ). Kết thúc bài thơ là một câu hỏi tu từ “Anh đứng làm chi trên bãi cát”. Nó như một mối băn khoăn day dứt khôn nguôi đồng thời cũng là lời thúc giục, động viên, lời tác giả tự khuyến khích mình hãy dũng cảm dứt bỏ, bước ra khỏi “úy lộ” (con đường ghê sợ) để thực hiện lí tưởng, lẽ sống của mình.

2. Lí giải nguyên nhân Cao Bá Quát tham gia cuộc nổi dậy chống triều đình phong kiến nhà Nguyễn

Từ toàn bộ bài thơ thấy toát lên hình ảnh một người trí thức tự nhiệm, trung thực, đầy tinh thần trách nhiệm với đất nước, với cuộc đời mình, luôn băn khoăn, day dứt về con đường đang đi. Một con người đầy bản lĩnh, quyết không chịu say, không chịu “học phép ngủ” để cùng say ngủ với biết bao kẻ dung tục trong đời. Sự băn khoăn trăn trở còn được đẩy lên mức độ căng thẳng với những lời tự tra vấn quyết liệt về lẽ sống, về con đường phải đi thể hiện một nhân cách cao cả, không chịu thỏa hiệp với dục vọng bản thân và với thực trạng xã hội đang tiềm chứa nhiều suy thoái.

Và ta thấy, ngay từ rất sớm, trong ông đã tiềm chứa ước muốn đổi thay thực trạng xã hội, quyết không chấp nhận thực tại. Khi gặp những hoàn cảnh cụ thể (khi đã chứng kiến hết cảnh thối nát chốn quan trường, thấy rõ hiện trạng xã hội, lại bị dập vùi không thương tiếc), ước muốn đó sẽ chuyển thành hành động phản kháng mãnh liệt. Và đó là một phần nguyên nhân giải thích lí do khiến Cao Bá Quát đã tham gia cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình phong kiến nhà Nguyễn năm 1854.

Như chúng ta đều biết, Cao Bá Quát là một trong những nhân vật độc đáo trong lịch sử văn học trung đại Việt Nam, một người xuất thân từ Cửa Khổng sân Trình, lãnh hội nền giáo dục và tư tưởng Nho giáo và cũng đã từng lựa chọn con đường học hành, khoa cử để ra thực hiện lí tưởng của mình nhưng đã vượt ra ngoài phạm vi khuôn khổ tư tưởng Nho giáo (trong chừng mực nào đó) khi quyết định tham gia cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình phong kiến nhà Nguyễn. Để giải thích hiện tượng đó, cần có cái nhìn đa chiều, lí giải nguyên nhân không chỉ từ những tác động của bối cảnh xã hội Việt Nam đương thời, mà còn từ phía những đặc điểm cá nhân, những động lực, thúc bách và lựa chọn của cá nhân Cao Bá Quát. Bài thơ Sa hành đoản ca (được làm khi Cao Bá Quát vẫn còn trên con đường khoa cử, mong có được công danh để ra giúp dân giúp nước, thực hiện lí tưởng, hoài bão của mình) thể hiện thái độ của tác giả với xã hội đương thời và phần nào hé lộ những nguyên nhân, những động lực thúc đẩy ông đến quyết định phản kháng mãnh liệt triều đình phong kiến.

1. Thái độ của Cao Bá Quát đối với công danh và xã hội đương thời.

– Trước hết phải nói, công danh đối với nhà Nho có một ý nghĩa quan trọng. Nó đã từng là lí tưởng sống, và với nhiều người, nó còn trở thành ý thức thường trực như một nghĩa vụ, một “món nợ” cần phải trả của kẻ nam nhi, là yếu tố khẳng định sự hiện tồn của cá nhân trong cuộc đời (“không công danh thà nát với cỏ cây”). Đó là nói về lí tưởng công danh với những con người có nhân cách cao khiết, có ước vọng muốn làm nên sự nghiệp lớn để giúp dân, giúp nước, để lưu danh cùng thiên cổ. Nhưng trong thời đại mà Cao Bá Quát sống (xã hội phong kiến nhà Nguyễn đầu thế kỉ XIX), nhiều giềng mối của của xã hội bị lung lay, nhiều kẻ cơ hội bon chen trên đường công danh chỉ vì mục đích tự lợi thấp hèn. Vả chăng, con đường khoa cử, kiếm tìm công danh cũng không còn được ý nghĩa tiến bộ của nó.

– Trong bài thơ Sa hành đoản ca, Cao Bá Quát cũng rất sớm nhận ra được tình trạng đó và trong lòng người trí thức ấy không khỏi băn khoăn, trăn trở. Qua hình tượng Bãi cát dài và Người đi trên bãi cát, nhà thơ đã thể hiện tâm trạng bi phẫn, sự băn khoăn, trăn trở khôn nguôi về con đường mà mình đang đi.

+ Con đường công danh, đường đời là một con đường đầy gian khó, mờ mịt, vô định (qua hình ảnh bãi cát dài nối tiếp nhau và nỗi khó khăn của người đi trên cát)

+ Trên con đường theo đuổi công danh đó, nhà thơ nhận ra có biết bao kẻ ti tiện chỉ coi công danh là miếng mồi ngon cần giành giật mà quên đi mục đích, lí tưởng cao đẹp của cuộc sống. Sức cuốn hút của công danh có thể làm mê muội, tha hóa con người (như quán rượu nơi đầu gió làm bao kẻ lữ hành khao khát, mê muội).

+ Nhận thức rõ tình trạng đó, nhà thơ băn khoăn, tự vấn quyết liệt về con đường đang đi, con đường sẽ đi. Đường bằng (Thản lộ) thì ít, lại mờ mịt mà Đường ghê sợ (con đường tha hóa, đeo đuổi công danh mà bao kẻ đang theo đuổi) thì nhiều. Cuộc đấu tranh tư tưởng dữ dội ấy nhiều lúc tưởng đã bế tắc, không tìm ra lối thoát (cùng đồ). Kết thúc bài thơ là một câu hỏi tu từ “Anh đứng làm chi trên bãi cát”. Nó như một mối băn khoăn day dứt khôn nguôi đồng thời cũng là lời thúc giục, động viên, lời tác giả tự khuyến khích mình hãy dũng cảm dứt bỏ, bước ra khỏi “úy lộ” (con đường ghê sợ) để thực hiện lí tưởng, lẽ sống của mình.

2. Lí giải nguyên nhân Cao Bá Quát tham gia cuộc nổi dậy chống triều đình phong kiến nhà Nguyễn

Từ toàn bộ bài thơ thấy toát lên hình ảnh một người trí thức tự nhiệm, trung thực, đầy tinh thần trách nhiệm với đất nước, với cuộc đời mình, luôn băn khoăn, day dứt về con đường đang đi. Một con người đầy bản lĩnh, quyết không chịu say, không chịu “học phép ngủ” để cùng say ngủ với biết bao kẻ dung tục trong đời. Sự băn khoăn trăn trở còn được đẩy lên mức độ căng thẳng với những lời tự tra vấn quyết liệt về lẽ sống, về con đường phải đi thể hiện một nhân cách cao cả, không chịu thỏa hiệp với dục vọng bản thân và với thực trạng xã hội đang tiềm chứa nhiều suy thoái.

Và ta thấy, ngay từ rất sớm, trong ông đã tiềm chứa ước muốn đổi thay thực trạng xã hội, quyết không chấp nhận thực tại. Khi gặp những hoàn cảnh cụ thể (khi đã chứng kiến hết cảnh thối nát chốn quan trường, thấy rõ hiện trạng xã hội, lại bị dập vùi không thương tiếc), ước muốn đó sẽ chuyển thành hành động phản kháng mãnh liệt. Và đó là một phần nguyên nhân giải thích lí do khiến Cao Bá Quát đã tham gia cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình phong kiến nhà Nguyễn năm 1854.

Chọn tập
Bình luận
× sticky