Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 12

Vì sao nói Tố Hữu là nhà thơ trữ tình – chính trị? Phân tích và chứng minh mối quan hệ thống nhất giữa hoạt động cách mạng và sáng tác thơ của Tố Hữu

Tác giả: Sach Vui
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Đề bài: Vì sao nói Tố Hữu là nhà thơ trữ tình – chính trị? Phân tích và chứng minh mối quan hệ thống nhất giữa hoạt động cách mạng và sáng tác thơ của Tố Hữu. Nhận xét những chuyển biến của Tố Hữu từ nội dung đến hình thức qua các chặng đường thơ (vận dụng những hiểu biết về thơ Tố Hữu tiếp thu được ở chương trình THCS và THPT: Từ ấy, Tâm tư trong tù, Tiếng hát đi đày trong Từ ấy, Phá đường, Lượm, Ta đi tới, Việt Bắc trong tập Việt Bắc, Quê mẹ, Mẹ Tơm trong tập Gió lộng, Bác ơi, Theo chân Bác, kính gửi cụ Nguyễn Du trong tập ra trận và những bài thơ khác ngoài chương trình mà anh chị biêt). Những nét cơ bản của phong cách nghệ thuật thơ tố Hữu.

DÀN Ý

1. Vì sao nói Tố Hữu là nhà thơ trữ tình – chính trị?

– Trữ tình và chính trị là hai khía cạnh gắn bó với nhau trong thơ Tố Hữu.

– Tố Hữu là một chiến sĩ – thi sĩ, làm thơ trước hết để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng. Trong thơ Tố Hữu, từ trước đến sau, dù đề tài, nội dung cảm hứng có đa dạng đến đâu thì vẫn nhất quán ở chỗ lấy lí tưởng cách mạng, quan điểm chính trị làm hệ quy chiếu cách nhìn nhận và xúc cảm về mọi phương diện, mọi hiện tượng của đời sống, kể cả đời sống riêng tư của chính nhà thơ.

– Mọi sự kiện, vấn đề lớn của đời sống cách mạng, lí tưởng chính trị, những tình cảm chính trị thông qua trái tim nhạy cảm của nhà thơ đều có thể trờ thành đề tài và cảm hứng nghệ thuật thực sự.

2. Sự chuyển biến tư tưởng và nghệ thuật của Tố Hữu qua các chặng đường thơ

– Tập thơ Từ ấy (1937-1946): Tố Hữu giác ngộ cách mạng và say mê với lí tưởng cách mạng. Thơ Tố Hữu ở buổi đầu còn non nớt nhưng có giọng điệu thiết tha, sôi nổi chân thành và chất lãng mạn trong trẻo.

– Tập thơ Việt Bắc (1947-1954): Tố Hữu tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp nên thơ Tố Hữu hướng thể hiện vào con người quần chúng kháng chiến. Các tác phẩm tiêu biểu: Việt Bắc, Bà mẹ Việt Bắc, Lên Tây Bắc, Cá nước, Phá đường.

– Sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, cách mạng bước vào giai đoạn mới với nhiệm vụ xây dựng CNXH ở miền Bắc và tiếp tục cuộc đấu tranh giành thống nhất đất nước. Thơ Tố Hữu thể hiện niềm vui, niềm tự hào, tin tưởng vào cuộc xây dựng cuộc sống mới, đồng thời cũng thể hiện niềm tiếc nhớ về quá khứ để thấm thía những khổ đau của cha ông. Các tác phẩm tiêu biểu: Gió lộng, Mẹ Tơm, 

– Giai đoạn chống Mĩ: Thơ Tố Hữu mang đậm tính chính luận và chất sử thi, nhiều chỗ vuơn tới âm hưởng hùng ca. Thơ Tố Hữu thời kì này trở thành những lời kêu gọi, hô hào như mệnh lệnh, khẩu hiệu. Các tác phẩm tiêu biểu: Ra trận, Máu và hoa

– Từ năm 1978 trở lại đây: khuynh hướng trữ tình chính trị với sự nhạy cảm trước các vấn đề thời sự tuy vẫn dễ nhận ra như một nét ổn định của thơ Tố Hữu, nhưng đã không còn là mạch cảm hứng duy nhất hay nổi trội nhất

3. Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu

– Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị

– Một nét đặc sắc của thơ Tố Hữu là có giọng điệu riêng rất dễ nhận ra. Đó là giọng tâm tình, ngọt ngào tha thiết, giọng của tình thương mến.

– Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc cả trong nội dung và nghệ thuật biểu hiện.

Đề bài: Vì sao nói Tố Hữu là nhà thơ trữ tình – chính trị? Phân tích và chứng minh mối quan hệ thống nhất giữa hoạt động cách mạng và sáng tác thơ của Tố Hữu. Nhận xét những chuyển biến của Tố Hữu từ nội dung đến hình thức qua các chặng đường thơ (vận dụng những hiểu biết về thơ Tố Hữu tiếp thu được ở chương trình THCS và THPT: Từ ấy, Tâm tư trong tù, Tiếng hát đi đày trong Từ ấy, Phá đường, Lượm, Ta đi tới, Việt Bắc trong tập Việt Bắc, Quê mẹ, Mẹ Tơm trong tập Gió lộng, Bác ơi, Theo chân Bác, kính gửi cụ Nguyễn Du trong tập ra trận và những bài thơ khác ngoài chương trình mà anh chị biêt). Những nét cơ bản của phong cách nghệ thuật thơ tố Hữu.

DÀN Ý

1. Vì sao nói Tố Hữu là nhà thơ trữ tình – chính trị?

– Trữ tình và chính trị là hai khía cạnh gắn bó với nhau trong thơ Tố Hữu.

– Tố Hữu là một chiến sĩ – thi sĩ, làm thơ trước hết để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng. Trong thơ Tố Hữu, từ trước đến sau, dù đề tài, nội dung cảm hứng có đa dạng đến đâu thì vẫn nhất quán ở chỗ lấy lí tưởng cách mạng, quan điểm chính trị làm hệ quy chiếu cách nhìn nhận và xúc cảm về mọi phương diện, mọi hiện tượng của đời sống, kể cả đời sống riêng tư của chính nhà thơ.

– Mọi sự kiện, vấn đề lớn của đời sống cách mạng, lí tưởng chính trị, những tình cảm chính trị thông qua trái tim nhạy cảm của nhà thơ đều có thể trờ thành đề tài và cảm hứng nghệ thuật thực sự.

2. Sự chuyển biến tư tưởng và nghệ thuật của Tố Hữu qua các chặng đường thơ

– Tập thơ Từ ấy (1937-1946): Tố Hữu giác ngộ cách mạng và say mê với lí tưởng cách mạng. Thơ Tố Hữu ở buổi đầu còn non nớt nhưng có giọng điệu thiết tha, sôi nổi chân thành và chất lãng mạn trong trẻo.

– Tập thơ Việt Bắc (1947-1954): Tố Hữu tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp nên thơ Tố Hữu hướng thể hiện vào con người quần chúng kháng chiến. Các tác phẩm tiêu biểu: Việt Bắc, Bà mẹ Việt Bắc, Lên Tây Bắc, Cá nước, Phá đường.

– Sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, cách mạng bước vào giai đoạn mới với nhiệm vụ xây dựng CNXH ở miền Bắc và tiếp tục cuộc đấu tranh giành thống nhất đất nước. Thơ Tố Hữu thể hiện niềm vui, niềm tự hào, tin tưởng vào cuộc xây dựng cuộc sống mới, đồng thời cũng thể hiện niềm tiếc nhớ về quá khứ để thấm thía những khổ đau của cha ông. Các tác phẩm tiêu biểu: Gió lộng, Mẹ Tơm, 

– Giai đoạn chống Mĩ: Thơ Tố Hữu mang đậm tính chính luận và chất sử thi, nhiều chỗ vuơn tới âm hưởng hùng ca. Thơ Tố Hữu thời kì này trở thành những lời kêu gọi, hô hào như mệnh lệnh, khẩu hiệu. Các tác phẩm tiêu biểu: Ra trận, Máu và hoa

– Từ năm 1978 trở lại đây: khuynh hướng trữ tình chính trị với sự nhạy cảm trước các vấn đề thời sự tuy vẫn dễ nhận ra như một nét ổn định của thơ Tố Hữu, nhưng đã không còn là mạch cảm hứng duy nhất hay nổi trội nhất

3. Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu

– Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị

– Một nét đặc sắc của thơ Tố Hữu là có giọng điệu riêng rất dễ nhận ra. Đó là giọng tâm tình, ngọt ngào tha thiết, giọng của tình thương mến.

– Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc cả trong nội dung và nghệ thuật biểu hiện.

Chọn tập
Bình luận