Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 12

Hãy tìm những từ ngữ trong bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương mà vừa thể hiện nỗi buồn lại vừa thể hiện khát vọng muốn vươn lên

Tác giả: Sach Vui
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

1.Hai câu đề.

– Mở đầu bài thơ là điểm thời gian cảnh khuya, khi con người đối diện thật nhất với mình cũng là lúc Xuân Hương nhận ra tình cảnh đáng thương của mình.Sự cô đơn trơ trọi được đặt trong thời gian.

– Tiếng trống canh được cảm nhận trong cái tĩnh lặng, trong sự phấp phỏng như sợ bước chuyển mau lẹ của thời gian. Đối diện với thời gian ấy là “cái hồng nhan”. Chữ “trơ” được đặt ở đầu câu nhấn mạnh nỗi đau của sự cô đơn, của sự bất hạnh trong tình duyên.

Thông thường, giữa không gian rợn ngợp con người cảm thấy bé nhỏ, cô đơn, ở đây Hồ Xuân Hương lại cảm nhận sự cô đơn trước thời gian. Thời gian cũng vô thuỷ vô chung…, “đêm khuya…dồn”: cái nhịp gấp gáp liên hồi của trống vừa là sự cảm nhận vừa là sự thể hiện bước đi liên hồi của thời gian và sự rối bời của tâm trạng. Khi trăm mối tơ lòng không thể gỡ mà thời gian gấp gáp cứ trôi đi thì còn lại là sự bẽ bàng…

– “Trơ” đặt đầu câu có tác dụng nhấn mạnh. “trơ” là tủi hổ, là bẽ bàng. Thêm vào đó hai chữ “hồng nhan” là để nói về dung nhan thiếu nữ mà lại đi với từ “cái” thì thật là rẻ rúng, mỉa mai. “Cái hồng nhan” trơ với nước non không chỉ là dãi dầu mà còn là cay đắng, vì vậy nỗi xót xa càng thấm thía, càng ngẫm lại càng đau.

– Nhịp điệu câu thơ: 1/3/3 cũng là để nhấn mạnh vào sự bẽ bàng.

Tuy nhiên bên cạnh nỗi đau là bản lĩnh Xuân Hương, bản lĩnh ấy thể hiện ngay trong chữ “trơ”. Trong văn cảnh câu thơ, chữ “trơ” không chỉ là bẽ bàng mà còn là thách thức. Chữ trơ kết hợp với từ nước non để thể hiện sự bền gan thách đố.

2. Hai câu thực

Trong khoảnh khắc của canh khuya ấy là một con người cùng đối diện với rượu và trăng, mượn trăng làm bạn, mượn rượu vơi sầu. Nhưng rượu không thể say, trăng sắp tàn mà vẫn “khuyết chưa tròn”. Đó là một nỗi niềm chất chứa thấm lan vào cảnh vật. Ngậm ngùi thân phận con người, tuổi xuân qua mau mà duyên vẫn còn chưa trọn vẹn.

Cụm từ “say lại tỉnh” → vòng luẩn quẩn, tình duyên đã trở thành trò đùa của con tạo, càng say càng tỉnh, càng cảm nhận nỗi đau thân phận. Câu thơ là ngoại cảnh cũng là tâm cảnh, tạo nên sự đồng nhất giữa tăng và người. Trăng sắp tàn ( “bóng xế”) mà vẫn “khuyết chưa tròn”, tuổi xuân đã trôi qua mà nhân duyên không trọn vẹn. Hương rượu để lại vị đắng chát, hương tình thoảng qua để chỉ còn phận hẩm duyên ôi…

3.Hai câu luận.

Hai câu thơ sử dụng biện pháp đảo ngữ để nhấn mạnh trạng thái của thiên nhiên, cũng là tâm trạng của con người.

Các động từ mạnh: xiên, đâm kết hợp với những bổ ngữ: ngang, toạc thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh, phẫn uất, một tâm trạng khác thường, khác người.

Hai câu thơ gợi cảnh thiên nhiên và cảnh được cảm nhận qua tâm trạng như cũng mang nỗi niềm phẫn uất của con người. Những sinh vật nhỏ bé, hèn mọn như đám rêu kia mà cũng không chịu mềm yếu, nó phải mọc xiên, lại xiên ngang mặt đất. Đá đã rắn chắc lại phải rắn chắc hơn, lại phải nhọn hoắt lên để “đâm toạc chân mây”. biện pháp nghệ thuật đảo ngữ trong hai câu luận đã làm nổi bật sự phẫn uất của thân phận đất đá, cỏ cây mà cũng chính là sự phẫn uất của tâm trạng con người. Các đt mạnh: xiên, đâm kết hợp với bổ ngữ: ngang, toạc → bướng bỉnh, ngang ngạnh, phẫn uất, rêu xiên ngang mặt đất, đá đâm toạc chân mây như vạch đất, trời mà hờn oán, không chỉ là phẫn uất mà còn là phản kháng…

4.Hai câu kết.

“Ngán” là chán ngán, ngán ngẩm . Từ “lại” cũng có 2 nghĩa.

Hồ Xuân Hương đã quá ngán ngẩm nỗi đời éo le, bạc bẽo. Mùa xuân đi rồi mùa xuân trở lại với thiên nhiên, nhưng với con người thì mùa xuân qua không bao giở trở lại. Sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân.

Thủ pháp nghệ thuật tăng tiến, nhấn mạnh vào sự nhỏ bé dần, làm cho nghịch cảnh càng éo le hơn: mảnh tình – san sẻ – tí – con con. Mảnh tình đã bé lại còn san sẻ thành ra ít ỏi, chỉ còn tí con con, nên càng xót xa tội nghiệp

→ Nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội xưa, với họ, hạnh phúc luôn là chiếc chăn quá hẹp.

III.Tổng kết.

1.Nội dung:

Qua lời tự tình, bài thơ nói lên cả bi kịch và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. Trong buồn tủi, người phụ nữ gắng vựơt lên trên số phận nhưng cuối cùng vẫn rơi vào bi kịch.

2.Nghệ thuật.

Sử dụng từ ngữ giản dị mà đặc sắc (trơ, xiên ngang, đâm toạc,…), hình ảnh giàu sức gợi cảm (trăng khuyết chưa tròn, rêu xiên ngang,…) để diễn tả các biểu hiện phong phú, tinh tế của tâm trạng

1.Hai câu đề.

– Mở đầu bài thơ là điểm thời gian cảnh khuya, khi con người đối diện thật nhất với mình cũng là lúc Xuân Hương nhận ra tình cảnh đáng thương của mình.Sự cô đơn trơ trọi được đặt trong thời gian.

– Tiếng trống canh được cảm nhận trong cái tĩnh lặng, trong sự phấp phỏng như sợ bước chuyển mau lẹ của thời gian. Đối diện với thời gian ấy là “cái hồng nhan”. Chữ “trơ” được đặt ở đầu câu nhấn mạnh nỗi đau của sự cô đơn, của sự bất hạnh trong tình duyên.

Thông thường, giữa không gian rợn ngợp con người cảm thấy bé nhỏ, cô đơn, ở đây Hồ Xuân Hương lại cảm nhận sự cô đơn trước thời gian. Thời gian cũng vô thuỷ vô chung…, “đêm khuya…dồn”: cái nhịp gấp gáp liên hồi của trống vừa là sự cảm nhận vừa là sự thể hiện bước đi liên hồi của thời gian và sự rối bời của tâm trạng. Khi trăm mối tơ lòng không thể gỡ mà thời gian gấp gáp cứ trôi đi thì còn lại là sự bẽ bàng…

– “Trơ” đặt đầu câu có tác dụng nhấn mạnh. “trơ” là tủi hổ, là bẽ bàng. Thêm vào đó hai chữ “hồng nhan” là để nói về dung nhan thiếu nữ mà lại đi với từ “cái” thì thật là rẻ rúng, mỉa mai. “Cái hồng nhan” trơ với nước non không chỉ là dãi dầu mà còn là cay đắng, vì vậy nỗi xót xa càng thấm thía, càng ngẫm lại càng đau.

– Nhịp điệu câu thơ: 1/3/3 cũng là để nhấn mạnh vào sự bẽ bàng.

Tuy nhiên bên cạnh nỗi đau là bản lĩnh Xuân Hương, bản lĩnh ấy thể hiện ngay trong chữ “trơ”. Trong văn cảnh câu thơ, chữ “trơ” không chỉ là bẽ bàng mà còn là thách thức. Chữ trơ kết hợp với từ nước non để thể hiện sự bền gan thách đố.

2. Hai câu thực

Trong khoảnh khắc của canh khuya ấy là một con người cùng đối diện với rượu và trăng, mượn trăng làm bạn, mượn rượu vơi sầu. Nhưng rượu không thể say, trăng sắp tàn mà vẫn “khuyết chưa tròn”. Đó là một nỗi niềm chất chứa thấm lan vào cảnh vật. Ngậm ngùi thân phận con người, tuổi xuân qua mau mà duyên vẫn còn chưa trọn vẹn.

Cụm từ “say lại tỉnh” → vòng luẩn quẩn, tình duyên đã trở thành trò đùa của con tạo, càng say càng tỉnh, càng cảm nhận nỗi đau thân phận. Câu thơ là ngoại cảnh cũng là tâm cảnh, tạo nên sự đồng nhất giữa tăng và người. Trăng sắp tàn ( “bóng xế”) mà vẫn “khuyết chưa tròn”, tuổi xuân đã trôi qua mà nhân duyên không trọn vẹn. Hương rượu để lại vị đắng chát, hương tình thoảng qua để chỉ còn phận hẩm duyên ôi…

3.Hai câu luận.

Hai câu thơ sử dụng biện pháp đảo ngữ để nhấn mạnh trạng thái của thiên nhiên, cũng là tâm trạng của con người.

Các động từ mạnh: xiên, đâm kết hợp với những bổ ngữ: ngang, toạc thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh, phẫn uất, một tâm trạng khác thường, khác người.

Hai câu thơ gợi cảnh thiên nhiên và cảnh được cảm nhận qua tâm trạng như cũng mang nỗi niềm phẫn uất của con người. Những sinh vật nhỏ bé, hèn mọn như đám rêu kia mà cũng không chịu mềm yếu, nó phải mọc xiên, lại xiên ngang mặt đất. Đá đã rắn chắc lại phải rắn chắc hơn, lại phải nhọn hoắt lên để “đâm toạc chân mây”. biện pháp nghệ thuật đảo ngữ trong hai câu luận đã làm nổi bật sự phẫn uất của thân phận đất đá, cỏ cây mà cũng chính là sự phẫn uất của tâm trạng con người. Các đt mạnh: xiên, đâm kết hợp với bổ ngữ: ngang, toạc → bướng bỉnh, ngang ngạnh, phẫn uất, rêu xiên ngang mặt đất, đá đâm toạc chân mây như vạch đất, trời mà hờn oán, không chỉ là phẫn uất mà còn là phản kháng…

4.Hai câu kết.

“Ngán” là chán ngán, ngán ngẩm . Từ “lại” cũng có 2 nghĩa.

Hồ Xuân Hương đã quá ngán ngẩm nỗi đời éo le, bạc bẽo. Mùa xuân đi rồi mùa xuân trở lại với thiên nhiên, nhưng với con người thì mùa xuân qua không bao giở trở lại. Sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân.

Thủ pháp nghệ thuật tăng tiến, nhấn mạnh vào sự nhỏ bé dần, làm cho nghịch cảnh càng éo le hơn: mảnh tình – san sẻ – tí – con con. Mảnh tình đã bé lại còn san sẻ thành ra ít ỏi, chỉ còn tí con con, nên càng xót xa tội nghiệp

→ Nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội xưa, với họ, hạnh phúc luôn là chiếc chăn quá hẹp.

III.Tổng kết.

1.Nội dung:

Qua lời tự tình, bài thơ nói lên cả bi kịch và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. Trong buồn tủi, người phụ nữ gắng vựơt lên trên số phận nhưng cuối cùng vẫn rơi vào bi kịch.

2.Nghệ thuật.

Sử dụng từ ngữ giản dị mà đặc sắc (trơ, xiên ngang, đâm toạc,…), hình ảnh giàu sức gợi cảm (trăng khuyết chưa tròn, rêu xiên ngang,…) để diễn tả các biểu hiện phong phú, tinh tế của tâm trạng

Chọn tập
Bình luận