a. Mở bài:
Nêu hiện tượng, trích dẫn đề nhận định chung.
b. Thân bài:
– Nguyễn Hữu Ân đã dành hết thời gian của mình cho những người bị bệnh ung thư giai đoạn cuối.
– Phân tích hiện tượng Nguyễn Hữu Ân: Hiện tượng Nguyễn Hữu Ân có ý nghĩa giáo dục rất lớn đối với thanh niên học sinh ngày nay.
– Biểu dương việc làm của Nguyễn Hữu Ân.
c. Kết bài:
Bày tỏ suy nghĩ riêng của người viết đối với hiện tượng trên.
– Một số ý chính:
+ Nguyễn Hữu Ân đã nêu một tấm gương về lòng hiếu thảo, vị tha, đức hi sinh của thanh niên.
+ Thế hệ trẻ ngày nay có nhiều tấm gương như Nguyễn Hữu Ân.
+ Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn một số người có lối sống ích kỉ, vô tâm đáng phê phán.
+ Tuổi trẻ cần dành thời gian tu dưỡng, lập nghiệp, sống vị tha để cuộc đời ngày một đẹp hơn.
– Dẫn chứng minh hoạ cho lí lẽ:
+ Dẫn chứng trong văn bản “Chuyện cổ tích mang tên Nguyễn Hữu Ân”.
+ Dẫn chứng khác trong thực tế đời sống:
Những thanh niên làm việc tốt trong xã hội để biểu dương
Những thanh niên lãng phí thời gian vào những trò chơi vô bổ mà các phương tiện thông tin đại chúng đã nêu để phê phán.
– Các thao tác lập luận chủ yếu: phân tích, chứng minh, bác bỏ, bình luận.
Câu chuyện “Hai người mẹ” được bắt đầu từ một sự tình cờ khi tôi nghe chuyện một người hộ lý âm thầm cho máu bệnh nhân 10 năm tá túc trong Bệnh viện Ung bướu là bà Phẳng. Khi đến gặp người hộ lý và bệnh nhân này tôi thấy bên cạnh bà có một chàng trai trẻ đang ngồi pha thuốc. Hỏi ra, đó là người con nuôi.
Bài làm:
Kỳ lạ hơn, người con nuôi ấy chính là con ruột của một bệnh nhân mà người mẹ nuôi nghèo khó đã chăm sóc trong những ngày cuối đời. Sự âm thầm giúp đỡ những người hoạn nạn luôn được tiếp diễn, ngọn nến tình người được nối tiếp thắp sáng…
Và hôm nay, câu chuyện lại đang tiếp tục diễn ra như thế tại một phòng bệnh của Bệnh viện Ung bướu. Những tin nhắn, những cuộc điện thoại của bạn đọc tiếp tục dồn dập: “tôi rất muốn giúp Ân đi làm…”, “tôi muốn góp tay chung sức với Ân”…
Với Nguyễn Hữu Ân – nhân vật chính trong câu chuyện “Hai người mẹ”, Ân lại kể tôi nghe câu chuyện về một người quen bảo Ân viết thư cho một tổ chức từ thiện ở Pháp để có thể nhận được sự giúp đỡ. Anh đã viết thư, nhưng viết về hoàn cảnh của ba em bé ở tỉnh bị ung thư nằm tại bệnh viện này mà anh biết. Từ Pháp, những món quà được chuyển về cho ba em nhỏ.
Hỏi Ân nếu có ước mơ gì cho mình trong lúc này, anh nói ngay: “Mấy năm qua, tôi đã ra vào bệnh viện, sống và chăm sóc hai người mẹ, tôi thấy xung quanh mình còn rất nhiều người nghèo khổ và đơn độc chống chọi những cơn đau cuối cuộc đời. Tôi có một ước mơ sau này sẽ cùng mọi người lập ra quĩ hỗ trợ những hoàn cảnh của người ung thư nghèo khổ và đơn độc”.
Câu chuyện này làm tôi nhớ đến câu chuyện xúc động về cậu bé Trevor trong bộ phim Đáp đền tiếp nối (Pay it forward). Cậu học sinh 11 tuổi này đã đưa ra một dự án hoang tưởng khi thầy giáo đưa ra đề bài: “Một ý tưởng làm thay đổi thế giới”.
Trong khi nhiều bạn cùng lớp đưa ra những ý tưởng lớn lao thì dự án của cậu bé Trevor chỉ là “khi ai đó giúp đỡ bạn, xin đừng trả ơn mà hãy làm ơn cho ba người khác và ba người sẽ giúp chín người, chín người sẽ giúp 27 người, cứ thế mà tiếp nối và mọi người sẽ mang lại điều tốt cho nhau…”.
Với tôi, câu chuyện đang diễn ra như một qui luật bình thường trong cuộc sống quanh ta nhưng lâu nay ít được nhắc đến: truyền lửa yêu thương. Cho và nhận, nhận không phải để cho tôi mà hãy truyền đi cho nhiều người để chúng ta còn tin rằng tình yêu thương, lòng nhân ái vẫn là lẽ sống cuộc đời.
Tình người, những điều bình thường nhưng cao cả trong cuộc sống vẫn cao hơn những thấp hèn của vụ lợi, vun vén của ích kỷ, lợi lộc của toan tính… Tôi tin vẫn còn nhiều Trevor, nhiều Nguyễn Hữu Ân, nhiều câu chuyện “đáp đền tiếp nối” đang âm thầm chảy nhưng mãnh liệt trong cuộc sống hôm nay.