Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 12

Giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”

Tác giả: Sach Vui
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Tô Hoài trước 1945 nổi tiếng với tiểu thuyết “Dế mèn phiêu lưu ký”. Đi theo Cách mạng rồi đi kháng chiến chống Pháp, Tô Hoài hoạt động ở vùng rừng núi Tây Bắc. Kết quả rực rỡ của chuyến đi thực tế dài ngày đó là tập “Truyện Tây Bắc” ra đời, được giải nhất giải thưởng Hội Văn Nghệ Việt Nam 1954-1955. “Vợ chồng A Phủ” là tác phẩm hay nhất trong trong truyện “Truyện Tây Bắc” của Tô Hoài. Truyện đã diễn tả quá trình giác ngộ và vùng dậy chống phong kiến và đế quốc của các dân tộc Tây Bắc dưới sự lãnh đạo vủa Đảng. “Vợ chồng A Phủ” cũng là kết quả của một quá trình chuyển biến đến độ chín muồi của tư tưởng và tình cảm nhà văn. Tình cảm của tác giả đã quyện lẫn với tình cảm của dân tộc anh em một cách chan hòa tự nhiên, đó là tấm lòng biết ơn, thủy chung, tình nghĩa đối với các vùng du kích đã tiếp tế che chở cho cán bộ, bộ đội hoạt động ở vùng địch hậu Tây Bắc”.

“Vợ chồng A Phủ” tố cáo sâu sắc tội ác của bọn phong kiến miền núi Tây Bắc đối với các dân tộc vùng cao. Tác phẩm đã nói lên một cách đau xót nỗi thống khổ bao đời của các dân tộc anh em ở Tây Bắc dưới ách đô hộ của thực dân Pháp và bè lũ tay sai là quan lang, quan châu, phìa (Thái), tạo (Mường), thống lí (H’Mông).

Dưới chế độ thống trị tàn bạo man rợ của bọn thống lí, quan bang, những người đi ở trừ nợ như A Phủ, làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí như Mị là những “kiếp trâu ngựa”, khốn khổ, nhục nhã ê chề. Thật ra những kiếp người như Mị, như A Phủ là những kẻ nô lệ ở vùng cao. Bọn thống lí là một thứ “vua” ở vùng cao, chúng có quyền sinh quyền sát đối với người dân Tây Bắc. Chúng có quyền bắt bớ, đánh đập, bắt làm nô lệ, gả bán, thậm chí có thể giết người một cách dã man (trong truyện có nhắc đến một người con gái bị trói đứng rồi chết và A Phủ thì suýt chết).

Chỉ trong một truyện ngắn mà tác giả đã mô tả được bức tranh toàn cảnh về giai cấp thống trị Tây Bắc, giá trị hiện thực của tác phẩm thật là sâu sắc.

Mị là một cô gái đẹp (tả gián tiếp ví như những đêm tình mùa xuân, con trai đến đứng nhẵn đầu buồng Mị…), tài hoa (biết thổi khèn, thổi sáo, thổi lá cũng hay như thổi khèn) và giàu tình cảm. Vẻ đẹp của Mị gợi nhớ Kiều. Sinh ra trong một gia đình nghèo, Mị bị A Sử, con trai thống lí cướp về làm vợ để trừ nợ. Mị là vợ của A Sử nhưng thực ra chỉ là một người đầy tớ, một nô lệ của gia đình thống lí. Mị lặng lẽ như một con rùa trong xó cửa, quanh năm chỉ biết vùi đầu vào những công việc lao động nặng nhọc “Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đén mùa thì đi nương bẻ bắp… Bao giờ cũng thế, suốt đời suốt năm như thế. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào làm việc cả đêm,cả ngày.”. Ngày tết, A Sử trói Mị trong buồng tối rồi rủ bạn đi chơi. Tô Hoài, qua nhân vật Mị còn phản ánh những tập tục man rợ của các dân tọc vùng cao. Người đàn bà khi bị cướp về trình ma thì vô hình người đàn bà (mà Mị là điển hình) đã trói cả đời mình vào nhà ấy. Nếu chẳng may chồng chết thì người ấy phải làm vợ người khác trong nhà, có khi là một người anh chồng già lụ khụ, có khi là một người em chồng còn ở tuổi trẻ con, và nếu chồng lại chết, lại vẫn phải ở với một người đàn ông khác vẫn trong nhà ấy…Phải suốt đời ở trong nhà ấy.

Mị chết dần chết mòn ở trong nhà của thống lí. Ngoài những lúc còng lưng làm việc như con trâu, con ngựa thì Mị lại bị nhốt trong cái buồng kín mít chỉ được nhìn ra ngoài qua một cái “lỗ vuông bàng bàn tay, lúc nào trông ra cũng thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng”.

A Phủ là chàng trai H’Mông nghèo khỏe mạnh, chạy nhanh như ngựa, săn bò tót rất giỏi. Con gái trong bản rất thích A Phủ, “đứa nào lấy được A Phủ cũng bằng có được con trâu tốt trong nhà”. A Phủ cũng là một thanh niên yêu tự do. Ngày Tết, A Phủ rủ bạn đi chơi đánh pao, A Sử đến phá đám bị A Phủ đánh. Thống lí Pá tra bắt A Phủ đánh đập, hành hạ, phạt vạ một trăm đồng bạc trắng. A Phủ phải ở cho thống lí trừ nợ. Thế là trong nhà thống lí có thêm một con người bất hạnh nữa làm nô lệ. Mị thì làm tôi tớ trong nhà, còn A Phủ thì làm tôi tớ ngoài rừng. “Đời mày, đời con, đời cháu mày tao cũng bắt thế, bao giờ hết nợ tao mới thôi”. A Phủ một mình ngoài rừng, trên núi cao đốt nương chăn bò, săn bò tót… Chẳng may một lần động rừng, hổ xuống ăn mất một con bò. Thống lí đã bắt A Phủ trói đứng suốt ngày đêm ngoài trời.

Có thể nói cha con thống lí Pá Tra và bọn tay chân như lí dịch, quan lang, xéo phải… là những điển hình cho giai cấp thống trị tàn bạo, man rợ của vùng cao Tây Bắc. Mị và A Phủ – Hai số phận bi thảm là hiện thân của thứ nô lệ của chế độ phong kiến man rợ ở Tây Bác.

Nhưng Tô Hoài không dừng lại ở việc phản ánh bản chất tàn bạo, dã man của giai cấp thống trị Tây Bắc, nhà văn còn đi sâu vào bản chất của cuộc sống của dân tộc vùng cao, phản ánh sức sống mãnh liệt của các dân tộc Tây Bắc và sự vùng dậy chiến thắng của các dân tộc Tây Bắc dưới sự lãnh đạo của Đảng. 

Mị bị trói buộc, bị chà đạp nặng nề, nhưng trong sự câm lặng của Mị tiềm tàng một sự sống mãnh liệt. Ngày Tết, Mị cũng muốn đi chơi, nhưng bị A Sử trói vào cột nhà, quấn tóc vào cột. “Cả đêm Mị phải trói đứng như thế. Lúc thì khắp người bị dây trói thít lại, đau nhức. Lúc lại nồng nàn tha thiết nhớ. Hơi rượu toả. Tiếng sáo. Tiếng chó sủa xa xa”. Sự đàn áp tàn bạo ấy cũng không thể nào dập tắt được sức sống của tuổi xuân, không thể nào dập tắt được ngọn lửa của tình yêu.

Đau khổ ê chề như thế, nhưng chỉ nhìn thấy A Phủ bị trói là Mị lại động lòng, thương. “Trời ơi, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này . Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi…Người kia việc gì phải chết thế”. Đấy là biểu hiện của sự nổi lạon trong lòng, Còn đây là hành vi nổi loạn của Mị: Nàng đã cắt dây trói cho A Phủ cũng chính là nàng tự cắt dây trói vô hình trói nàng vào gia đình thống lí Pá-Tra. Rồi cả hai cũng lao chạy xuống dốc núi. Mị đã tự giải thoát khỏi ách áp bức nô lệ của chế độ phong kiến tàn bạo, dã man. Sức sống tiềm tàng trong con người Mị đã trỗi dậy. Tuổi trẻ, sức xuân, tình yêu đã chiến thắng bạo tàn. Khi sắc xuân đã đầy ắp trong vườn thì một bông hạnh chìa ra ngoài tường nở là điều tất nhiên:

“Xuân sắc mãn viên quan bất trú

Nhất chi hồng hạnh xuất tường lai”

(Du viên bất trị – Chơi vườn không được vào)

Mị và A Phủ đã đi mệt một tháng đường rừng. Họ đến Phiềng Sa và đã thành vợ chồng – vợ chồng A Phủ. Họ tự dựng nhà dựng cửa làm ăn sinh sống ở Phiềng Sa. Họ mơ ước có một gia đình hạnh phúc. Nhưng giặc Pháp lại tràn đến Phiềng Sa. Gia đình A Phủ bị cướp bóc. A Phủ bị giặc Pháp bắt hành hạ. Nhưng A Phủ vẫn chưa hiểu được vì sao anh lại bị giặc Pháp bắt, anh lại “thù cán bộ” vì thằng Tây bảo anh nuôi cán bộ nên mới bắt lợn của anh, đánh đập anh, cắt tóc anh. Được A Châu giác ngộ, vợ chồng A Phủ đã tham gia đội du kích chống Pháp ở Phiềng Sa. Vợ chồng A Phủ đã từ đấu tranh tự phát vươn lên tự giác. A Phủ trở thành đội trưởng đội du kích Phiềng Sa. Mị đã giúp việc đắc lực cho A Phủ. từ đấu tranh giải thoát áp bức phong kiến, đến tham gia kháng chiến chống Pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng, đó cũng là hiện thực sâu sắc của quá trình phát triển các dân tộc Tây Bắc dưới sự lãnh đạo của Đảng.

“Vợ chồng A Phủ” có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Tác phẩm đã phản ánh trung thực quá trình giác ngộ và vùng dậy của Mị và A Phủ, qua đó phản ánh được sự trưởng thành của các dân tộc Tây Bắc dưới ánh sáng của Đảng. Đồng thời tác phẩm cũng phản ánh được chính sách nhân đạo của Đảng đối với các dân tộc anh em là giải phóng người lao động bị áp bức, bóc lột, giải phóng mọi sức sống đang bị các thế lực thống trị kìm hãm, trói buộc. Chính vì có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc mà truyện “Vợ chồng A Phủ” có sức hấp dẫn và có giá trị bền lâu

Tô Hoài trước 1945 nổi tiếng với tiểu thuyết “Dế mèn phiêu lưu ký”. Đi theo Cách mạng rồi đi kháng chiến chống Pháp, Tô Hoài hoạt động ở vùng rừng núi Tây Bắc. Kết quả rực rỡ của chuyến đi thực tế dài ngày đó là tập “Truyện Tây Bắc” ra đời, được giải nhất giải thưởng Hội Văn Nghệ Việt Nam 1954-1955. “Vợ chồng A Phủ” là tác phẩm hay nhất trong trong truyện “Truyện Tây Bắc” của Tô Hoài. Truyện đã diễn tả quá trình giác ngộ và vùng dậy chống phong kiến và đế quốc của các dân tộc Tây Bắc dưới sự lãnh đạo vủa Đảng. “Vợ chồng A Phủ” cũng là kết quả của một quá trình chuyển biến đến độ chín muồi của tư tưởng và tình cảm nhà văn. Tình cảm của tác giả đã quyện lẫn với tình cảm của dân tộc anh em một cách chan hòa tự nhiên, đó là tấm lòng biết ơn, thủy chung, tình nghĩa đối với các vùng du kích đã tiếp tế che chở cho cán bộ, bộ đội hoạt động ở vùng địch hậu Tây Bắc”.

“Vợ chồng A Phủ” tố cáo sâu sắc tội ác của bọn phong kiến miền núi Tây Bắc đối với các dân tộc vùng cao. Tác phẩm đã nói lên một cách đau xót nỗi thống khổ bao đời của các dân tộc anh em ở Tây Bắc dưới ách đô hộ của thực dân Pháp và bè lũ tay sai là quan lang, quan châu, phìa (Thái), tạo (Mường), thống lí (H’Mông).

Dưới chế độ thống trị tàn bạo man rợ của bọn thống lí, quan bang, những người đi ở trừ nợ như A Phủ, làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí như Mị là những “kiếp trâu ngựa”, khốn khổ, nhục nhã ê chề. Thật ra những kiếp người như Mị, như A Phủ là những kẻ nô lệ ở vùng cao. Bọn thống lí là một thứ “vua” ở vùng cao, chúng có quyền sinh quyền sát đối với người dân Tây Bắc. Chúng có quyền bắt bớ, đánh đập, bắt làm nô lệ, gả bán, thậm chí có thể giết người một cách dã man (trong truyện có nhắc đến một người con gái bị trói đứng rồi chết và A Phủ thì suýt chết).

Chỉ trong một truyện ngắn mà tác giả đã mô tả được bức tranh toàn cảnh về giai cấp thống trị Tây Bắc, giá trị hiện thực của tác phẩm thật là sâu sắc.

Mị là một cô gái đẹp (tả gián tiếp ví như những đêm tình mùa xuân, con trai đến đứng nhẵn đầu buồng Mị…), tài hoa (biết thổi khèn, thổi sáo, thổi lá cũng hay như thổi khèn) và giàu tình cảm. Vẻ đẹp của Mị gợi nhớ Kiều. Sinh ra trong một gia đình nghèo, Mị bị A Sử, con trai thống lí cướp về làm vợ để trừ nợ. Mị là vợ của A Sử nhưng thực ra chỉ là một người đầy tớ, một nô lệ của gia đình thống lí. Mị lặng lẽ như một con rùa trong xó cửa, quanh năm chỉ biết vùi đầu vào những công việc lao động nặng nhọc “Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đén mùa thì đi nương bẻ bắp… Bao giờ cũng thế, suốt đời suốt năm như thế. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào làm việc cả đêm,cả ngày.”. Ngày tết, A Sử trói Mị trong buồng tối rồi rủ bạn đi chơi. Tô Hoài, qua nhân vật Mị còn phản ánh những tập tục man rợ của các dân tọc vùng cao. Người đàn bà khi bị cướp về trình ma thì vô hình người đàn bà (mà Mị là điển hình) đã trói cả đời mình vào nhà ấy. Nếu chẳng may chồng chết thì người ấy phải làm vợ người khác trong nhà, có khi là một người anh chồng già lụ khụ, có khi là một người em chồng còn ở tuổi trẻ con, và nếu chồng lại chết, lại vẫn phải ở với một người đàn ông khác vẫn trong nhà ấy…Phải suốt đời ở trong nhà ấy.

Mị chết dần chết mòn ở trong nhà của thống lí. Ngoài những lúc còng lưng làm việc như con trâu, con ngựa thì Mị lại bị nhốt trong cái buồng kín mít chỉ được nhìn ra ngoài qua một cái “lỗ vuông bàng bàn tay, lúc nào trông ra cũng thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng”.

A Phủ là chàng trai H’Mông nghèo khỏe mạnh, chạy nhanh như ngựa, săn bò tót rất giỏi. Con gái trong bản rất thích A Phủ, “đứa nào lấy được A Phủ cũng bằng có được con trâu tốt trong nhà”. A Phủ cũng là một thanh niên yêu tự do. Ngày Tết, A Phủ rủ bạn đi chơi đánh pao, A Sử đến phá đám bị A Phủ đánh. Thống lí Pá tra bắt A Phủ đánh đập, hành hạ, phạt vạ một trăm đồng bạc trắng. A Phủ phải ở cho thống lí trừ nợ. Thế là trong nhà thống lí có thêm một con người bất hạnh nữa làm nô lệ. Mị thì làm tôi tớ trong nhà, còn A Phủ thì làm tôi tớ ngoài rừng. “Đời mày, đời con, đời cháu mày tao cũng bắt thế, bao giờ hết nợ tao mới thôi”. A Phủ một mình ngoài rừng, trên núi cao đốt nương chăn bò, săn bò tót… Chẳng may một lần động rừng, hổ xuống ăn mất một con bò. Thống lí đã bắt A Phủ trói đứng suốt ngày đêm ngoài trời.

Có thể nói cha con thống lí Pá Tra và bọn tay chân như lí dịch, quan lang, xéo phải… là những điển hình cho giai cấp thống trị tàn bạo, man rợ của vùng cao Tây Bắc. Mị và A Phủ – Hai số phận bi thảm là hiện thân của thứ nô lệ của chế độ phong kiến man rợ ở Tây Bác.

Nhưng Tô Hoài không dừng lại ở việc phản ánh bản chất tàn bạo, dã man của giai cấp thống trị Tây Bắc, nhà văn còn đi sâu vào bản chất của cuộc sống của dân tộc vùng cao, phản ánh sức sống mãnh liệt của các dân tộc Tây Bắc và sự vùng dậy chiến thắng của các dân tộc Tây Bắc dưới sự lãnh đạo của Đảng. 

Mị bị trói buộc, bị chà đạp nặng nề, nhưng trong sự câm lặng của Mị tiềm tàng một sự sống mãnh liệt. Ngày Tết, Mị cũng muốn đi chơi, nhưng bị A Sử trói vào cột nhà, quấn tóc vào cột. “Cả đêm Mị phải trói đứng như thế. Lúc thì khắp người bị dây trói thít lại, đau nhức. Lúc lại nồng nàn tha thiết nhớ. Hơi rượu toả. Tiếng sáo. Tiếng chó sủa xa xa”. Sự đàn áp tàn bạo ấy cũng không thể nào dập tắt được sức sống của tuổi xuân, không thể nào dập tắt được ngọn lửa của tình yêu.

Đau khổ ê chề như thế, nhưng chỉ nhìn thấy A Phủ bị trói là Mị lại động lòng, thương. “Trời ơi, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này . Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi…Người kia việc gì phải chết thế”. Đấy là biểu hiện của sự nổi lạon trong lòng, Còn đây là hành vi nổi loạn của Mị: Nàng đã cắt dây trói cho A Phủ cũng chính là nàng tự cắt dây trói vô hình trói nàng vào gia đình thống lí Pá-Tra. Rồi cả hai cũng lao chạy xuống dốc núi. Mị đã tự giải thoát khỏi ách áp bức nô lệ của chế độ phong kiến tàn bạo, dã man. Sức sống tiềm tàng trong con người Mị đã trỗi dậy. Tuổi trẻ, sức xuân, tình yêu đã chiến thắng bạo tàn. Khi sắc xuân đã đầy ắp trong vườn thì một bông hạnh chìa ra ngoài tường nở là điều tất nhiên:

“Xuân sắc mãn viên quan bất trú

Nhất chi hồng hạnh xuất tường lai”

(Du viên bất trị – Chơi vườn không được vào)

Mị và A Phủ đã đi mệt một tháng đường rừng. Họ đến Phiềng Sa và đã thành vợ chồng – vợ chồng A Phủ. Họ tự dựng nhà dựng cửa làm ăn sinh sống ở Phiềng Sa. Họ mơ ước có một gia đình hạnh phúc. Nhưng giặc Pháp lại tràn đến Phiềng Sa. Gia đình A Phủ bị cướp bóc. A Phủ bị giặc Pháp bắt hành hạ. Nhưng A Phủ vẫn chưa hiểu được vì sao anh lại bị giặc Pháp bắt, anh lại “thù cán bộ” vì thằng Tây bảo anh nuôi cán bộ nên mới bắt lợn của anh, đánh đập anh, cắt tóc anh. Được A Châu giác ngộ, vợ chồng A Phủ đã tham gia đội du kích chống Pháp ở Phiềng Sa. Vợ chồng A Phủ đã từ đấu tranh tự phát vươn lên tự giác. A Phủ trở thành đội trưởng đội du kích Phiềng Sa. Mị đã giúp việc đắc lực cho A Phủ. từ đấu tranh giải thoát áp bức phong kiến, đến tham gia kháng chiến chống Pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng, đó cũng là hiện thực sâu sắc của quá trình phát triển các dân tộc Tây Bắc dưới sự lãnh đạo của Đảng.

“Vợ chồng A Phủ” có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Tác phẩm đã phản ánh trung thực quá trình giác ngộ và vùng dậy của Mị và A Phủ, qua đó phản ánh được sự trưởng thành của các dân tộc Tây Bắc dưới ánh sáng của Đảng. Đồng thời tác phẩm cũng phản ánh được chính sách nhân đạo của Đảng đối với các dân tộc anh em là giải phóng người lao động bị áp bức, bóc lột, giải phóng mọi sức sống đang bị các thế lực thống trị kìm hãm, trói buộc. Chính vì có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc mà truyện “Vợ chồng A Phủ” có sức hấp dẫn và có giá trị bền lâu

Chọn tập
Bình luận