Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 12

Phân tích những ý chính trong bài “Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt”, tác giả Lưu Quang Vũ

Tác giả: Sach Vui
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Mở bài:

Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt (1981) là 1 trong những vở kịch xuất sắc nhất của Lưu Quang vũ. Vở kịch được hình thành dựa trên 1 cốt truyện dân gian. Từ 1 hư cấu sáng tạo, ông đã đặt ra nhiều vấn đề mới có ý nghiã tư tưởng, triết lí nhân văn sâu sắc. Đoạn trích là cuộc đấu tranh giữa thể xác và tâm hồn. Qua nghịch cảnh ấy, người đọc cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của người dân lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo và dung tục , bảo vệ được sống đích thực cùng khát vọng hoàn thiện nhân cách, xứng đáng với con người

Thân bài:

Những ràng buộc mang tính tương khắc giữa thể xác và linh hồn

1. Xung đột giữa hồn Trương ba với xác Hành thịt (cảnh 7) Đây là cuộc đàm thoại 1 bên là phần hồn thanh cao, 1 bên là phần xác dung tục

+Trương ba bị chết 1 cách oan uổng do sự vô tâm, tắc trách của Nam Tào. Lại đc Bắc Đẩu “sửa sai” 1 cách vô lí, cho hồn TB nhập vào 1 xác anh hàng thịt. Đã ko sai khiến được còn bị xác thịt điều khiển, dẫn đến linh hồn bị nhiễm độc bởi cái tầm thường. Ý thức dc điều đó, hồn TB dằn vặt, đau khổ và quyết định bằng cách tách ra để sống độc lập, hướng tới sự hoàn thiện về nhân cách.

+Lúc đầu hồn Trương ba tỏ vẻ coi khinh xác anh hàng thịt :”Mày ko có tiếng nói mà chỉ là cái xác thịt âm u, đui mù” . Xác thịt đã cười nhạo , chế giễu, bác lại hồn Trương ba, khẳng định sức mạnh âm u, đui mù của mình sẽ chiến thắng. “Lắm khi át cả cái linh hồn cao khiết của ông đấy”

+ Trong cuộc đối thoại với xác Hàng thịt, Hồn Trương ba ở vào thế yếu, đuối lí bởi xác nói những điều mà dù muốn hay không muốn Hồn vẫn phải thừa nhận (cái đêm khi ông đứng cạnh vợ anh hàng thịt với “tay chân run rẩy”, “hơi thở nóng rực”, “cổ nghẹn lại” và “suýt nữa thì…”. Đó là cảm giác “xao xuyến” trước những món ăn mà trước đây Hồn cho là “phàm”. Đó là cái lần ông tát thằng con ông “tóe máu mồm máu mũi”,…).

+Xác thịt tìm cách thỏa hiệp bằng cách nêu cụ thể những nhu cầu tn mang tính bản năng của con người ( các món tiết canh cổ hũ…), khẳng định vai trò của mình :” Nhờ tôi mà ông có thể làm lụng, cuốc xới , nhìn ngắm trời đất, cây cối, người thân…”

+ Xác Hàng thịt gợi lại tất cả những sự thật ấy khiến Hồn càng cảm thấy xấu hổ, cảm thấy mình ti tiện.

+ Xác Hàng thịt còn cười nhạo vào cái lí lẽ mà ông đưa ra để ngụy biện: “Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn,…”.

+ Trong cuộc đối thoại này, xác thắng thế nên rất hể hả tuôn ra những lời thoại dài với chất giọng khi thì mỉa mai cười nhạo khi thì lên mặt dạy đời, chỉ trích, châm chọc. Hồn chỉ buông những lời thoại ngắn với giọng nhát gừng kèm theo những tiếng than, tiếng kêu.

+Trước lí lẽ ti tiện của xác thịt, hồn Trương ba nổi giận mắng mỏ, khinh bỉ xác thịt hèn hạ và cố chống lại nhưng phần nào cũng ngậm ngùi vì hắn có lí, hồn Trương ba bị dồn vào thế yếu. Thấm thía nghịch cảnh, Trương Ba trở lại xác thịt trong tuyệt vọng.

Qua màn hội thoại của hồn Trương ba và xác Hàng thịt cho thấy, Trương ba được Bắc Đẩu trả lại cuộc sống, nhưng 1 cuộc sống ko đáng sống vì cái thanh cao phải dung hòa với cái thấp hèn, dung tục, thì đó chẳng phải là bi kịch hay sao? Thể xác và linh hồn con người là 2 thực thể có mối quan hệ hữu cơ, ko thể vênh lệch, tách rời. Xác thịt có nhu cầu sự sống, nhu cầu mang tính bản năng. Hồn mang tính chất thanh cao góp phần điều chỉnh thể xác hòa hợp, vươn tới sự hoàn thiện nhân cách. Cuộc tranh cãi giữa hồn Trương ba và xác hàng thịt là bi kịch thứ nhất của Trương Ba vì xác đã thắng. Thời gian cảnh báo, khi con người phải sống trong cái tầm thường, dung tục thì tất yếu sẽ bị nhiễm độc bởi cái xấu, cái đẹp sẽ bị lấn át, tàn phá.

2 Xung đột giữa hồn Trương ba với gia đình Trương ba ngày càng dằn vặt hơn khi ông hiểu những điều tệ hại mình đã, đang và sẽ gây ra cho gia đình, mặc dù ông ko hề muốn. Ngược lại, những người thân: vợ, con dâu, cháu gái cũng đau khổ trước sự tha hóa của Trương ba

+Người vợ mà ông rất mực yêu thương giờ đây buồn bã và cứ nhất quyết đòi bỏ đi. Với bà “đi đâu cũng được… còn hơn là thế này”. Bà đã nói ra cái điều mà chính ông cũng đã cảm nhận được: “ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa”.

+ Chị con dâu là người sâu sắc, chín chắn, hiểu điều hơn lẽ thiệt. Chị cảm thấy thương bố chồng trong tình cảnh trớ trêu. Chị biết ông khổ lắm, “khổ hơn xưa nhiều lắm”. Nhưng nỗi buồn đau trước tình cảnh gia đình “như sắp tan hoang ra cả” khiến chị không thể bấm bụng mà đau, chị đã thốt thành lời cái nỗi đau đó: “Thầy bảo con: Cái bên ngoài là không đáng kể, chỉ có cái bên trong, nhưng thầy ơi, con sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy… mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nối có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa”

+ Cháu gái thì phản ứng quyết liệt, không nhận Trương ba là ông. Nó một mực khước từ tình thân :”Tôi không phải cháu nội của ông…ông nội tôi chết rồi…”. Nó không thể chấp nhận cái con người có “bàn tay giết lợn”, bàn chân “to bè như cái xẻng” đã làm “gãy tiệt cái chồi non”, “giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm” trong mảnh vườn của ông nội nó. Nó hận ông vì ông chữa cái diều cho cu Tị mà làm gãy nát khiến cu Tị trong cơn sốt mê man cứ khóc, cứ tiếc, cứ bắt đền. Với nó, “Ông nội đời nào thô lỗ, phũ phàng như vậy”. Nỗi giận dữ của cái Gái đã biến thành sự xua đuổi quyết liệt: “Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!”.

Qua màn đối thoại, tất cả mọi người thân yêu đã xa dần Trương ba vì hồn ông dần mờ khuất, chỉ còn cái xác Hàng thịt thô lỗ, hiện hữu trong nhà gây biết bao phiền toái, chướng tai gai mắt. Trương ba bị đẩy vào bi kịch đau đớn thứ 2 khiến ông phải đau đớn thốt lên “Mày đã thắng rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ “. Con người vốn nhân hậu, tài ba, yêu vợ, quí thương con cháu bị đẩy vào cảnh ngộ đau đớn, cô đơn. Xung đột kịch đến cao trào, đẩy Trương ba đến lựa chọn còn – mất. Hồn Trương ba thách thức với xác Hàng thịt 1 cách gay gắt quyết liệt :”Không cần đến cái đời sống do mày mang lại, không cần”

3, Xung đột giữa Hồn Trương ba và Đế Thích, Trương ba tự đấu tranh bản thân để thoát ra khỏi nghịch cảnh

+ Gặp Đế Thích, Trương ba thể hiện thái độ kiên quyết chối từ. Không chấp nhận cuộc sống “hồn một nơi, xác 1 nẻo”, khẳng định muốn được sống độc lập một mình.

+ Lúc đầu Đế Thích Không hiểu, sau hiểu ra, Đế Thích khuyên Trương baa nên chấp nhận vì thế giới vốn Không toàn vẹn: “Dưới đất trên trời đều thế cả”

+ Trương ba Không chấp nhận, ông thẳng thắn chỉ trích, vạch ra sai lầm của Đề Thích :” Ông chỉ nghỉ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống thế nào ông chẳng cần biết”. Trương ba vạch cho Đề Thích thấy:” Lòng tốt hời hợt thì chẳng đem lại điều gì thực sự có ý nghĩa cho ai cả, mà sự vô tâm còn tệ hại hơn, nó đẩy người ta vào nghịch cảnh, bi kịch”

+ Tiếp tục, Đề Thích sửa sai của mình bằng cách cho hồn Trương ba nhập vào xác cu Tị, nhưng Trương ba vẫn kiên quyết từ chối bởi điều đó vẫn là cs giả tạo, nực cười. Theo ông, việc đó chỉ có lợi cho đám chức sắc, lí trưởng, trương tuần, như thế còn ” khổ hơn là chết”. “Chắp vá, gượng ép chỉ càng làm sai thêm”. Mà thôi, lí lẽ duy nhất của ông : “Không thể sống với bất cứ giá nào được…cứ để tôi chết hẳn…sống thế này khổ hơn cái chết”

Đoạn trích đẩy xung đột lên tới đỉnh điểm, để hóa giải nghịch cảnh, Trương ba trả xác cho anh Hàng thịt , chấp nhận cái chết để linh hồn đc trong sạch và hóa thân vào các sự vật thân thương, tồn tại vĩnh viễn lên những người thân yêu của mình. Màn kết với chất thơ sâu lắng, tác giả đã đem lại âm hưởng lạc quan cho người đọc, đồng thời đi truyền đi bức thông điệp về sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện và cs đích thực.

Kết luận:

Qua đoạn trích, Lưu Quang Vũ muốn gửi tới người đọc thông điệp vừa trực tiếp, vừa gián tiếp, vừa mạnh mẽ, quyết liệt, vừa kín đáo, sâu sắc về thời đại của ông. Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những gtri mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên, hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh , với chính bản thân mình. Chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý. Sống cs có ý nghĩa, xứng đáng với con người. Đoạn trích vừa có ý nghĩa sâu sắc, vừa có ý nghĩa nhân văn.

Mở bài:

Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt (1981) là 1 trong những vở kịch xuất sắc nhất của Lưu Quang vũ. Vở kịch được hình thành dựa trên 1 cốt truyện dân gian. Từ 1 hư cấu sáng tạo, ông đã đặt ra nhiều vấn đề mới có ý nghiã tư tưởng, triết lí nhân văn sâu sắc. Đoạn trích là cuộc đấu tranh giữa thể xác và tâm hồn. Qua nghịch cảnh ấy, người đọc cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của người dân lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo và dung tục , bảo vệ được sống đích thực cùng khát vọng hoàn thiện nhân cách, xứng đáng với con người

Thân bài:

Những ràng buộc mang tính tương khắc giữa thể xác và linh hồn

1. Xung đột giữa hồn Trương ba với xác Hành thịt (cảnh 7) Đây là cuộc đàm thoại 1 bên là phần hồn thanh cao, 1 bên là phần xác dung tục

+Trương ba bị chết 1 cách oan uổng do sự vô tâm, tắc trách của Nam Tào. Lại đc Bắc Đẩu “sửa sai” 1 cách vô lí, cho hồn TB nhập vào 1 xác anh hàng thịt. Đã ko sai khiến được còn bị xác thịt điều khiển, dẫn đến linh hồn bị nhiễm độc bởi cái tầm thường. Ý thức dc điều đó, hồn TB dằn vặt, đau khổ và quyết định bằng cách tách ra để sống độc lập, hướng tới sự hoàn thiện về nhân cách.

+Lúc đầu hồn Trương ba tỏ vẻ coi khinh xác anh hàng thịt :”Mày ko có tiếng nói mà chỉ là cái xác thịt âm u, đui mù” . Xác thịt đã cười nhạo , chế giễu, bác lại hồn Trương ba, khẳng định sức mạnh âm u, đui mù của mình sẽ chiến thắng. “Lắm khi át cả cái linh hồn cao khiết của ông đấy”

+ Trong cuộc đối thoại với xác Hàng thịt, Hồn Trương ba ở vào thế yếu, đuối lí bởi xác nói những điều mà dù muốn hay không muốn Hồn vẫn phải thừa nhận (cái đêm khi ông đứng cạnh vợ anh hàng thịt với “tay chân run rẩy”, “hơi thở nóng rực”, “cổ nghẹn lại” và “suýt nữa thì…”. Đó là cảm giác “xao xuyến” trước những món ăn mà trước đây Hồn cho là “phàm”. Đó là cái lần ông tát thằng con ông “tóe máu mồm máu mũi”,…).

+Xác thịt tìm cách thỏa hiệp bằng cách nêu cụ thể những nhu cầu tn mang tính bản năng của con người ( các món tiết canh cổ hũ…), khẳng định vai trò của mình :” Nhờ tôi mà ông có thể làm lụng, cuốc xới , nhìn ngắm trời đất, cây cối, người thân…”

+ Xác Hàng thịt gợi lại tất cả những sự thật ấy khiến Hồn càng cảm thấy xấu hổ, cảm thấy mình ti tiện.

+ Xác Hàng thịt còn cười nhạo vào cái lí lẽ mà ông đưa ra để ngụy biện: “Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn,…”.

+ Trong cuộc đối thoại này, xác thắng thế nên rất hể hả tuôn ra những lời thoại dài với chất giọng khi thì mỉa mai cười nhạo khi thì lên mặt dạy đời, chỉ trích, châm chọc. Hồn chỉ buông những lời thoại ngắn với giọng nhát gừng kèm theo những tiếng than, tiếng kêu.

+Trước lí lẽ ti tiện của xác thịt, hồn Trương ba nổi giận mắng mỏ, khinh bỉ xác thịt hèn hạ và cố chống lại nhưng phần nào cũng ngậm ngùi vì hắn có lí, hồn Trương ba bị dồn vào thế yếu. Thấm thía nghịch cảnh, Trương Ba trở lại xác thịt trong tuyệt vọng.

Qua màn hội thoại của hồn Trương ba và xác Hàng thịt cho thấy, Trương ba được Bắc Đẩu trả lại cuộc sống, nhưng 1 cuộc sống ko đáng sống vì cái thanh cao phải dung hòa với cái thấp hèn, dung tục, thì đó chẳng phải là bi kịch hay sao? Thể xác và linh hồn con người là 2 thực thể có mối quan hệ hữu cơ, ko thể vênh lệch, tách rời. Xác thịt có nhu cầu sự sống, nhu cầu mang tính bản năng. Hồn mang tính chất thanh cao góp phần điều chỉnh thể xác hòa hợp, vươn tới sự hoàn thiện nhân cách. Cuộc tranh cãi giữa hồn Trương ba và xác hàng thịt là bi kịch thứ nhất của Trương Ba vì xác đã thắng. Thời gian cảnh báo, khi con người phải sống trong cái tầm thường, dung tục thì tất yếu sẽ bị nhiễm độc bởi cái xấu, cái đẹp sẽ bị lấn át, tàn phá.

2 Xung đột giữa hồn Trương ba với gia đình Trương ba ngày càng dằn vặt hơn khi ông hiểu những điều tệ hại mình đã, đang và sẽ gây ra cho gia đình, mặc dù ông ko hề muốn. Ngược lại, những người thân: vợ, con dâu, cháu gái cũng đau khổ trước sự tha hóa của Trương ba

+Người vợ mà ông rất mực yêu thương giờ đây buồn bã và cứ nhất quyết đòi bỏ đi. Với bà “đi đâu cũng được… còn hơn là thế này”. Bà đã nói ra cái điều mà chính ông cũng đã cảm nhận được: “ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa”.

+ Chị con dâu là người sâu sắc, chín chắn, hiểu điều hơn lẽ thiệt. Chị cảm thấy thương bố chồng trong tình cảnh trớ trêu. Chị biết ông khổ lắm, “khổ hơn xưa nhiều lắm”. Nhưng nỗi buồn đau trước tình cảnh gia đình “như sắp tan hoang ra cả” khiến chị không thể bấm bụng mà đau, chị đã thốt thành lời cái nỗi đau đó: “Thầy bảo con: Cái bên ngoài là không đáng kể, chỉ có cái bên trong, nhưng thầy ơi, con sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy… mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nối có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa”

+ Cháu gái thì phản ứng quyết liệt, không nhận Trương ba là ông. Nó một mực khước từ tình thân :”Tôi không phải cháu nội của ông…ông nội tôi chết rồi…”. Nó không thể chấp nhận cái con người có “bàn tay giết lợn”, bàn chân “to bè như cái xẻng” đã làm “gãy tiệt cái chồi non”, “giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm” trong mảnh vườn của ông nội nó. Nó hận ông vì ông chữa cái diều cho cu Tị mà làm gãy nát khiến cu Tị trong cơn sốt mê man cứ khóc, cứ tiếc, cứ bắt đền. Với nó, “Ông nội đời nào thô lỗ, phũ phàng như vậy”. Nỗi giận dữ của cái Gái đã biến thành sự xua đuổi quyết liệt: “Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!”.

Qua màn đối thoại, tất cả mọi người thân yêu đã xa dần Trương ba vì hồn ông dần mờ khuất, chỉ còn cái xác Hàng thịt thô lỗ, hiện hữu trong nhà gây biết bao phiền toái, chướng tai gai mắt. Trương ba bị đẩy vào bi kịch đau đớn thứ 2 khiến ông phải đau đớn thốt lên “Mày đã thắng rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ “. Con người vốn nhân hậu, tài ba, yêu vợ, quí thương con cháu bị đẩy vào cảnh ngộ đau đớn, cô đơn. Xung đột kịch đến cao trào, đẩy Trương ba đến lựa chọn còn – mất. Hồn Trương ba thách thức với xác Hàng thịt 1 cách gay gắt quyết liệt :”Không cần đến cái đời sống do mày mang lại, không cần”

3, Xung đột giữa Hồn Trương ba và Đế Thích, Trương ba tự đấu tranh bản thân để thoát ra khỏi nghịch cảnh

+ Gặp Đế Thích, Trương ba thể hiện thái độ kiên quyết chối từ. Không chấp nhận cuộc sống “hồn một nơi, xác 1 nẻo”, khẳng định muốn được sống độc lập một mình.

+ Lúc đầu Đế Thích Không hiểu, sau hiểu ra, Đế Thích khuyên Trương baa nên chấp nhận vì thế giới vốn Không toàn vẹn: “Dưới đất trên trời đều thế cả”

+ Trương ba Không chấp nhận, ông thẳng thắn chỉ trích, vạch ra sai lầm của Đề Thích :” Ông chỉ nghỉ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống thế nào ông chẳng cần biết”. Trương ba vạch cho Đề Thích thấy:” Lòng tốt hời hợt thì chẳng đem lại điều gì thực sự có ý nghĩa cho ai cả, mà sự vô tâm còn tệ hại hơn, nó đẩy người ta vào nghịch cảnh, bi kịch”

+ Tiếp tục, Đề Thích sửa sai của mình bằng cách cho hồn Trương ba nhập vào xác cu Tị, nhưng Trương ba vẫn kiên quyết từ chối bởi điều đó vẫn là cs giả tạo, nực cười. Theo ông, việc đó chỉ có lợi cho đám chức sắc, lí trưởng, trương tuần, như thế còn ” khổ hơn là chết”. “Chắp vá, gượng ép chỉ càng làm sai thêm”. Mà thôi, lí lẽ duy nhất của ông : “Không thể sống với bất cứ giá nào được…cứ để tôi chết hẳn…sống thế này khổ hơn cái chết”

Đoạn trích đẩy xung đột lên tới đỉnh điểm, để hóa giải nghịch cảnh, Trương ba trả xác cho anh Hàng thịt , chấp nhận cái chết để linh hồn đc trong sạch và hóa thân vào các sự vật thân thương, tồn tại vĩnh viễn lên những người thân yêu của mình. Màn kết với chất thơ sâu lắng, tác giả đã đem lại âm hưởng lạc quan cho người đọc, đồng thời đi truyền đi bức thông điệp về sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện và cs đích thực.

Kết luận:

Qua đoạn trích, Lưu Quang Vũ muốn gửi tới người đọc thông điệp vừa trực tiếp, vừa gián tiếp, vừa mạnh mẽ, quyết liệt, vừa kín đáo, sâu sắc về thời đại của ông. Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những gtri mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên, hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh , với chính bản thân mình. Chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý. Sống cs có ý nghĩa, xứng đáng với con người. Đoạn trích vừa có ý nghĩa sâu sắc, vừa có ý nghĩa nhân văn.

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky