Nguyễn Minh Châu được coi là một trong nhưng cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Trước thập kỉ 80 , Nguyễn Minh Châu là 1 cây bút sử thi có thiện hướng trữ tình lãng mạng . Từ đầu thế thập kỉ 80 đến khi mất , ông chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh . Ông đi tìm và phát hiện được ” hạt ngọc ẩn ” qua những bề bộn , phức tạp của cuộc sống thường nhật . Tác phẩm ” Chiếc thuyền ngoài xa ” là một tiêu biểu cho những tìm tòi đổi mới của Nguyễn Minh Châu trong giai đoạn sáng tác thứ hai . Đặc biệt , người đọc ấn tượng bởi hình tượng nhân vật trung tâm trong tác phẩm . ” Người đàn bà hàng chài ” một ” hạt ngọc ẩn ” mà Nguyễn Minh Châu đã phát hiện ra trong cuộc sống bộn bề , phức tạp .
Người đàn bà hằng chài chẳng được nhà văn đặt cho một cái tên nhưng thực sự lại gây ấn tượng với người đọc , phải chăng tác giả đã mờ hóa tên tuổi người đàn bà đó để tô đậm một số phận , số phận của những người phụ nữ hàng chài nghèo khổ , lam lũ , nhọc nhằn đầy cam chụi và nhẫn nhục . Người đàn bà ấy xuất hiện trong 1 khung cảnh khá đặc biệt : ” Khi người nghệ sĩ Phùng đang say sưa chiêm ngưỡng vẻ đẹp đắt như trời cho mà anh đã phát hiện được trên mặt biển mù sương , đó là cảnh một chiếc thuyền lưới ẩn hiện trong biển sớm . Anh cho rằng đó là một vẻ đẹp thực , đơn giản và toàn bích , một chân lí của sự toàn thiện , để rồi khi chiêm ngưỡng nó anh cảm thấy tâm hồn mình trong ngầm . Tuy nhiên , khi ” Chiếc thuyền đâm thẳng vào bờ ” , hai vợ chồng hàng chài từ trên bước xuống , người nghệ sĩ nhiếp ảnh đã ấn tượng ngay ngay bởi vẻ đẹp bên ngoài và những hành động kì lạ của họ . Người đàn bà ấy có ngoại hình cao lớn , khuôn mặt có nhiều vết rỗ chằng chịt , tấm lưng áo bạc phếc và có nhiều vết vá . Đặc biệt đôi mắt của chị , một đôi mắt mệt mỏi vì thức kéo lưới suốt đêm . Ngoại hình đó đã gợi cho người nghệ sĩ ấn tượng về một cuộc đời lam lũ , nhọc nhằn vất vả của người đàn hàng chài . Và rồi , người nghệ sĩ nhiếp ảnh đã thực sự kinh ngạc , bất ngờ đến mức vứt chiếc máy ảnh xuống đất khi thấy người đàn ông đi cùng người phụ nữ đó rút ra trong người một chiếc thắt lưng , quật tới tấp vào người đàn bà , vừa đánh vừa chủi rủa . Nhưng tưởng chị sẽ né tránh hoặc kêu la , nhưng không , chị cam chụi , nhẫn nhục , không kêu la , không chống lại , chị chấp nhận đòn ra đó như 1 phần cuộc đời mình . Tuy nhiên , đâu ai biết được rằng , ẩn chứa đằng sau sự cam chụi đó là một nỗi đau dày vò , vừa nhục nhã , vừa tủi hổ , vừa căm phẫn vừa yêu thương . Chị không khóc khi bị chồng đánh , không van xin khi những trận đòn roi giáng xuống , vậy mà chị lại khóc khi thằng Phác , đứa con của chị , vì thương mẹ đã đánh lại cha để rồi nhận lấy 2 cái tát của cha , chị đã van xin Phác không được đánh bố nó .
Người đàn bà đó , cho dù chụi sự đánh đập tàn bạo của người chồng vũ phu , đồng thời nhận được lời đề nghị giúp đỡ của chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng , chị nhất quyết không bỏ người chồng ấy . Chị không hề cam chịu một cách vô lý , không nông nổi một cách ngờ nghệch mà thực ra chị là người rất sâu sắc , thấu hiểu lẽ đời . Qua những giãi bầy của người mẹ đáng thương mới thấy nguồn gốc của sự chụi đựng , hi sinh của bà là tình thương vô bờ bến đối với con . Bà không bỏ chồng vì :” Ở trên thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông chèo chống khi phong ba , để cùng làm ăn , nuôi nấng đặng 1 sắc con … ” phải sống cho con chứ không thể sống cho mình . Đặc biệt , khốn khổ vậy nhưng chị cũng cố chắt lọc được nhưng niềm vui nho nhỏ , giản dị trong cuộc sống gia đình :” Trên thuyền chúng tôi có những lúc vợ chồng , con cái sống hòa thuận , vui vẻ . Nhất là lúc nhìn đàn con tôi , chúng nó được ăn no ” . Ta hiểu thấu tấm lòng người mẹ chân chất , chụi đựng , giầu chất hi sinh , 1 vẻ đẹp đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam . Đâu có ai hiểu được rằng , mặc dù bị ngược đãi nhưng vợ vẫn chịu đựng , bởi trong sâu sa chị ta hiểu rằng người chồng đánh mình cũng vì lí lẽ rất riêng , rất đời . Trước đây anh ấy là 1 người hiền lành , lấy chị là 1 người đàn bà xấu xí nhưng hết sức chăm lo cho gia đình , đông con , cuộc sống nghèo khổ , túng quẫn đã khiến cho ngừoi chồng trở nên cục cằn , thô lỗ , biến vợ mình thành đối tượng của những trận đòn . Trong con mắt của người đàn bà, người chồng vũ phu kia chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh sống khắc nghiệt . Chị nhìn chồng với 1 thái độ thấu hiểu , cảm thông , chia sẻ , đau đớn mà không oán hận , thậm chí trước tòa chị còn cố sức bênh vực , bảo vệ chồng . Tất cả những điều đó , chỉ đến khi chị nó ra thì Đẩu và Phùng mới ngộ ra nghịch lý của đời sống mà con người buộc phải chấp nhận . Phùng đã đánh nhau với người chồng để bảo vệ chi ta , anh cao thượng nhưng lại bị định kiến chi phối nên lúc đầu anh phẫn nộ sau lại cảm thông và cuối cùng là sự hoang mang , Hoài nghi khi niềm tin của anh bi lung lay . Người phụ ấy quả thực có 1 tâm hồm lặng lẽ , đâu đó thấp thoáng bong dáng của người phụ nữ Viêt Nam nhân hậu , bao dung , giầu đức hi sinh và lòng vị tha .
Nguyễn Minh Châu đã tạo ra được 1 tình huống chuyện khá độc đáo , ” Tình huống nhân thức ” . Tình huống ấy đã khiến câu chuyện trở nên gần gũi , khách quan . Từ nhưng phát hiện của người nghệ sĩ Phùng đến câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện , tất cả đã được đẩy lên cao trào và ngày càng xoáy sâu hơn để từ đó phát hiện tình cách của con người những sự thật về cuộc đời , và tất cả cũng làm nên vẻ đẹp của văn xuôi Nguyễn Minh Châu .