Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 12

Trình bày suy nghĩ của anh (chị) sau khi học xong bài Chiếc Thuyền Ngoài Xa (Nguyễn Minh Châu). Từ đó rút ra những phát hiện gì trong cuộc sống

Tác giả: Sach Vui
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Dàn ý sơ lược:

– Qua truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, ta cảm nhận:

+ Số phận bất hạnh của người phụ nữ khi đất nước đã giành được độc lập nhưng vẫn còn trong giai đoạn khó khăn. Đây là câu chuyện buồn về cuộc đời của người phụ nữ làng chài, nhà đông con, suốt ngày bị chồng vũ phu hành hạ nhưng vẫn cam chịu, nhẫn nhịn vì tình yêu với các con, muốn đảm bảo cho tương lai của các con được tốt hơn. Qua đó nhà văn đã bày tỏ niềm tin yêu và trân trọng đối với vẻ đẹp tâm hồn nổi lên từ sự đau khổ ấy.

+ Nghịch lý giữa vẻ đẹp nghệ thuật mà nhân vật Phùng luôn theo đuổi với thực tế cuộc sống đầy đau đớn, nhẫn tâm. Với tư cách là nghệ sĩ săn tìm cái đẹp, Phùng đã có giây phút “hạnh phúc ngập tràn tâm hồn” bởi anh đã có được “cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh” mà anh hằng ao ước. Nhưng anh hoàn toàn bất ngờ. Vì bức ảnh chụp rất đẹp nhưng đằng sau bức ảnh đó anh nhận ra 1 sự thật trần trụi, đầy đau đớn khi con thuyền anh vừa chup cập bến và xuất hiện hình ảnh người chồng đánh đập vợ mình tàn nhẫn, bất nhân.

+ Nghịch lý trong cách nhìn nhận giải quyết vấn đề của nhân vật Đẩu với thực tế hoàn cảnh của người đàn bà hàng chài.

– Từ đó ta rút ra được bài học:

+ Cần phải đưa ra cách giải quyết vấn đề bạo lực gia đình để đảm bảo cho cuộc sống vật chất và tinh thần của người phụ nữ được đầy đủ, tốt đẹp và hạnh phúc hơn. (giải quyết tình trạng đói kém kéo dài thường xuyên, nâng cao nhận thức của người dân…)

+ Mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời – phải là hai vòng tròn đồng tâm. Nghệ thuật phải phản ánh được cuộc sống, không được tách rời mà luôn gắn chặt với cuộc sống. Nghệ thuật phải vừa tố cáo vừa phản ánh hiện thực, bắt độc giả không thể làm ngơ trước hiện thực đen tối phũ phàng của mọi kiếp người lầm than. Trong đó, người nghệ sĩ phải dũng cảm nhìn thằng vào hiện thực, phải nhìn nhận đầy đủ số phận con người.

+ Qua nhân vật Đẩu, ta rút ra 1 bài học là không thể nhìn cuộc đời đơn giản 1 chiều, phải đi sâu vào hiện thực với nhiều khía cạnh của nó để thấy rõ hiện thực chứ không chỉ dừng trên sách vở lý thuyết, là không thể nhìn cuộc đời qua mắt lưới.

Dàn ý sơ lược:

– Qua truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, ta cảm nhận:

+ Số phận bất hạnh của người phụ nữ khi đất nước đã giành được độc lập nhưng vẫn còn trong giai đoạn khó khăn. Đây là câu chuyện buồn về cuộc đời của người phụ nữ làng chài, nhà đông con, suốt ngày bị chồng vũ phu hành hạ nhưng vẫn cam chịu, nhẫn nhịn vì tình yêu với các con, muốn đảm bảo cho tương lai của các con được tốt hơn. Qua đó nhà văn đã bày tỏ niềm tin yêu và trân trọng đối với vẻ đẹp tâm hồn nổi lên từ sự đau khổ ấy.

+ Nghịch lý giữa vẻ đẹp nghệ thuật mà nhân vật Phùng luôn theo đuổi với thực tế cuộc sống đầy đau đớn, nhẫn tâm. Với tư cách là nghệ sĩ săn tìm cái đẹp, Phùng đã có giây phút “hạnh phúc ngập tràn tâm hồn” bởi anh đã có được “cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh” mà anh hằng ao ước. Nhưng anh hoàn toàn bất ngờ. Vì bức ảnh chụp rất đẹp nhưng đằng sau bức ảnh đó anh nhận ra 1 sự thật trần trụi, đầy đau đớn khi con thuyền anh vừa chup cập bến và xuất hiện hình ảnh người chồng đánh đập vợ mình tàn nhẫn, bất nhân.

+ Nghịch lý trong cách nhìn nhận giải quyết vấn đề của nhân vật Đẩu với thực tế hoàn cảnh của người đàn bà hàng chài.

– Từ đó ta rút ra được bài học:

+ Cần phải đưa ra cách giải quyết vấn đề bạo lực gia đình để đảm bảo cho cuộc sống vật chất và tinh thần của người phụ nữ được đầy đủ, tốt đẹp và hạnh phúc hơn. (giải quyết tình trạng đói kém kéo dài thường xuyên, nâng cao nhận thức của người dân…)

+ Mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời – phải là hai vòng tròn đồng tâm. Nghệ thuật phải phản ánh được cuộc sống, không được tách rời mà luôn gắn chặt với cuộc sống. Nghệ thuật phải vừa tố cáo vừa phản ánh hiện thực, bắt độc giả không thể làm ngơ trước hiện thực đen tối phũ phàng của mọi kiếp người lầm than. Trong đó, người nghệ sĩ phải dũng cảm nhìn thằng vào hiện thực, phải nhìn nhận đầy đủ số phận con người.

+ Qua nhân vật Đẩu, ta rút ra 1 bài học là không thể nhìn cuộc đời đơn giản 1 chiều, phải đi sâu vào hiện thực với nhiều khía cạnh của nó để thấy rõ hiện thực chứ không chỉ dừng trên sách vở lý thuyết, là không thể nhìn cuộc đời qua mắt lưới.

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky