Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 12

Phân tích đoạn kết truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân

Tác giả: Sach Vui
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Hướng dẫn bài:

Về ý nghĩa của kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt

– Ý nghĩa nội dung:

+ Hình ảnh “đám người đói và lá cờ đỏ” hiện lên trong tâm trí Tràng vừa gợi ra cảnh ngộ đói khát thê thảm vừa gợi ra những tín hiệu của cuộc cách mạng, cả hai đều là những nét chân thực trong bức tranh đời sống lúc bấy giờ.

+ Kết thúc truyện góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của Kim Lân: trân trọng niềm khát vọng sống ngay bên bờ vực cái chết của người lao động nghèo; niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng.

– Ý nghĩa nghệ thuật:

+ Hình ảnh dùng để kết thúc truyện là triển vọng sáng sủa của hiện thực tăm tối, đó là tương lai đang nảy sinh trong hiện tại, vì thế nó quyết định đến âm hưởng lạc quan chung của câu chuyện.

+ Đây là kiểu kết thúc mở giúp thể hiện xu hướng vận động tích cực của cuộc sống được mô tả trong toàn bộ câu chuyện; dành khoảng trống cho người đọc suy tưởng, phán đoán.

– Cuộc đời của Tràng tiêu biểu cho số phận của người dân nghèo trước cách mạng tháng Tám. Khi chưa có nạn đói thì nghèo đến nỗi không lấy nổi vợ (con trai lão Hạc trong tác phẩm cùng tên Nam Cao cũng vì nghèo không lấy vợ, phẫn chí mà bỏ đi làm mộ phu), trong nạn đói lại lấy vợ, niềm hạnh phúc đan xen với bất hạnh.

– Cuộc đời của những người như Tràng nếu không có một sự thay đổi mang tính đột biến của cả xã hội sẽ sống mãi trong sự tăm tối, đói khát. Ở Tràng, tuy chưa có được sự thay đổi đó, nhưng cuộc sống đã bắt đầu hé mở cho anh một hướng đi.

Đó là con đường đến với cách mạng một cách tự nhiên và tất yếu mà những người như Tràng sẽ đi và trong thực tế lịch sử, người nông dân Việt Nam đã đi.

 

Hướng dẫn bài:

Về ý nghĩa của kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt

– Ý nghĩa nội dung:

+ Hình ảnh “đám người đói và lá cờ đỏ” hiện lên trong tâm trí Tràng vừa gợi ra cảnh ngộ đói khát thê thảm vừa gợi ra những tín hiệu của cuộc cách mạng, cả hai đều là những nét chân thực trong bức tranh đời sống lúc bấy giờ.

+ Kết thúc truyện góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của Kim Lân: trân trọng niềm khát vọng sống ngay bên bờ vực cái chết của người lao động nghèo; niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng.

– Ý nghĩa nghệ thuật:

+ Hình ảnh dùng để kết thúc truyện là triển vọng sáng sủa của hiện thực tăm tối, đó là tương lai đang nảy sinh trong hiện tại, vì thế nó quyết định đến âm hưởng lạc quan chung của câu chuyện.

+ Đây là kiểu kết thúc mở giúp thể hiện xu hướng vận động tích cực của cuộc sống được mô tả trong toàn bộ câu chuyện; dành khoảng trống cho người đọc suy tưởng, phán đoán.

– Cuộc đời của Tràng tiêu biểu cho số phận của người dân nghèo trước cách mạng tháng Tám. Khi chưa có nạn đói thì nghèo đến nỗi không lấy nổi vợ (con trai lão Hạc trong tác phẩm cùng tên Nam Cao cũng vì nghèo không lấy vợ, phẫn chí mà bỏ đi làm mộ phu), trong nạn đói lại lấy vợ, niềm hạnh phúc đan xen với bất hạnh.

– Cuộc đời của những người như Tràng nếu không có một sự thay đổi mang tính đột biến của cả xã hội sẽ sống mãi trong sự tăm tối, đói khát. Ở Tràng, tuy chưa có được sự thay đổi đó, nhưng cuộc sống đã bắt đầu hé mở cho anh một hướng đi.

Đó là con đường đến với cách mạng một cách tự nhiên và tất yếu mà những người như Tràng sẽ đi và trong thực tế lịch sử, người nông dân Việt Nam đã đi.

 

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky