Gợi ý:
1. Lòng yêu nước của nhân vật bà Hiền.
Thầy khẳng định rằng những chuẩn mực để có thể khẳng định vẻ đẹp của một con người là “lòng yêu nước và tinh thần nhân đạo”, điều đó là đúng và đến bây giờ vẫn được công nhận. Vậy lòng yêu nước của bà Hiền thể hiện ở đâu? Theo tôi, là ở 1 vài yếu tố sau:
– Bà Hiền ngay trong những năm tháng chiến tranh ác liệt nhất cũng không đi tản cư. Vì sao ư? Vì bà không thể gắn bó với mảnh đất nào khác ngoài mảnh đất HÀ Nội ngàn năm văn hiến chứ không chỉ là không sinh cơ lập nghiệp ở nơi khác được. Với một tình yêu của người con sinh ra ở Hà Nội, gắn bó với Hà Nội bằng tất cả tâm tồn và lối sống của mình, bà không thể rời xa nó.
– Tình yêu nước của bà Hiền còn được thể hiện trong ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Những giá trị ấy là hồn thiêng của non sông, đất nước, là chuẩn mực đạo đức, ứng xử để người đời sau soi vào, thấy bóng dáng cha ông trong đó. Nếu không có 1 tình yêu sắt son và bền chặt thử hỏi làm sao bà có thể gìn giữ nếp nhà ấy trong những năm tháng chiến tranh khói lửa? Không chỉ có tình yêu, bà còn ý thức được cái trách nhiệm ấy của mình “Xã hội nào cũng có 1 giai cấp để làm chuẩn mực” _ đó là câu nói thẻ hiện ý thức trách nhiệm của bà.
Khi mà nhân vật xưng tôi sau nhiều năm xa Hà Nội, phàn nàn về cách sống của người Hà Thành hiện nay: xô bồ, bon chen và dường như mất hết văn hóa… Ta đã tự hỏi là cái nét thanh lịch của người TRàng An xưa tới nay liệu có còn? Thì bà Hiền vẫn ở đó, với bát thủy tiên và câu chuyện về cây si đền Ngọc Sơn… Bà vẫn một lòng gìn giữ và truyền lại cho con cháu những giá trị cổ xưa của người Hà Nội, cái nét lịch thiệp, văn hóa_những chuẩn mực đạo đức mà không thể lẫn đi đâu và không thể lu mờ được. Thử hỏi, nếu không có những con người như bà Hiền lưu giữ những nếp sống và giá trị văn hóa ấy thì ngày nay liệu có còn câu ca:
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An
2. Bà Hiền có tình nhân ái?
– Thầy đã dẫn ra rằng bà không một lời kêu khóc cho con, không hề thương xót. Vậy chắc thầy không nhận ra sự đau đớn và giằng xé trong câu nói “Tao đau đớn mà bằng lòng” của bà? Người mẹ nào cũng vậy thôi, nhưng người mẹ này không biểu hiện tình yêu thương yếu đuối ra bên ngoài bằng nước mắt và sự kêu gào. BÀ mạnh mẽ, tự trọng vì thế bà cũng nuôi dạy được 2 người con trai tự trọng và sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc. Ở đây, tôi thiết nghĩ, cũng thể hiện lòng yêu nước của bà, nói bà không đóng góp gì cho kháng chiến là nhận định hoàn toàn sai lầm, cả 2 người con của bà đều đã góp sức lực và xương máu cho cuộc chiến chung của dân tộc đấy thôi. Vả chăng, có người chiến đấu ở ngoài chiến trường, thì cũng phải có người ở lại sản xuất, có người giữ gìn những nét đẹp đang dần mất đi của dân tộc.
– Thứ 2, thầy nói .” Nếu bà có lòng nhân ái thì nên từ chối các thứ quà ấy, hoặc chỉ nhận một chút có tính tượng trưng. Như thế mới là cách ứng xử lịch thiệp, có văn hoá, xuất phát từ tình yêu thương con người. Mặt khác cũng không thấy bà Hiền giúp đỡ gì gia đình người đầy tớ cũ ấy. ” Theo tôi, đây là một sự áp đặt rất gượng gạo, chẳng khác gì có một thời người ta rộ lên câu hỏi “Chí Phèo là con ai” và dựa vào cái câu xoa dịu đầy mưu mô của Bá Kiến khi Chí Phèo đến ăn vạ: “Ai chứ anh với nó còn có họ cơ đấy” người ta liền khẳng định Chí Phèo là con Bá Kiến với vợ Binh Chức??? Một sự áp đặt không thể chấp nhận được !!! Nếu BÀ Hiền không có lòng nhân ái, không đối tốt với người ở thì hà cớ gì sau khi vợ chết người ta vẫn biết ơn mà tới thăm hỏi? Nếu Bà Hiền đối xử lạnh lùng và tệ bạc thì liệu người ta có thế không?
3. Giữa nhân vật bà Hiền và nhân vật Hoàng của Đôi mắt
– Đôi mắt là tác phẩm ra đời trong thời kì kháng chiến, nó ra đời với mục đích hoàn toàn khác Một người Hà Nội. Đôi mắt là tác phẩm phục vụ kháng chiến, cổ vũ chiến đấu còn Một người HÀ Nội lại được viết khi hòa bình lập lại, người ta nhìn lại về văn hóa dân tộc, về những giá trị cần bảo tồn và phát huy. Bà Hiền không hề chống đối Cách Mạng nhưng bà có con mắt sáng suốt, thấu đáo. Ai bảo Cách Mạng là không có cái sai? Cái quá đáng? BÀ Hiền đã nhìn ra những cái đó từ rất sớm mà mãi tận sau này chúng ta mới nhận ra và sửa đổi. Điều đó chẳng có gì đáng phê phán và chỉ trích cả.
Trong Đôi mắt, nhân vật Hoàng là nhân vật sống giữa người dân, ăn cơm gạo của nhân dân mà lại luôn miệng chửi bới nhân dân là ngu ***, bần tiện… Đó là cái đáng lên án của nhân vật Hoàng. Hoàng có cách ăn uống cao sang, cầu kì… trong hoàn cảnh nhà quê, Hoàng tỏ ra là người có văn hóa nhưng thực ra là lại luôn chửi bới, coi thường người khác, ích kỉ chỉ biết nghĩ đến bản thân.
Còn trong Một người HÀ Nội, chúng ta cần biết, bà Hiền không một lần dời Hà Nội, cái nếp sống của bà là cái nếp sống giữa lòng Hà Nội chứ không phải trong hoàn cảnh tản cư. Bà ý thức được rằng mình phải giữ gìn những nét đẹp văn hóa ấy, để làm chuẩn mực đạo đức cho thế hệ sau, đó là 1 ý thức cao đẹp và có tầm nhìn. Vả lại, bà không hề xa rời cuộc kháng chiến, không lăng mạ và xúc phạm đồng bào mình. Bà biết tự trọng và tôn trọng người khác, điều ấy thể hiện ở việc cho con đi đánh giặc vì không úuốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. BÀ đã hòa vào nhịp sống chung của dân tộc ở việc gìn giữ văn hóa, nuôi dạy và đồng ý cho 2 con đi chiến đấu ấy. Khác hẳn so với Hoàng khi không hề góp chút công sức mà luôn chửi bới, lên án người khác.
Thiết nghĩ, mỗi tác phẩm văn học đối với người tiếp nhận luôn có sự khác biệt riêng. Tuy nhiên, ta nên mở lòng ra phân tích cho thấu đáo chứ không nên chỉ vì một định kiến ban đầu mà phủ nhận những giá trị tốt đẹp của nó. Đặt mình vào hoàn cảnh lịch sử của đất nước để chiêm nghiệm. Đặt mình vào cuộc sống xã hội xô bồ ngày hôm nay, khi mà những chuẩn mực đạo đức về cách sống của con người đang lung lay và chực gục ngã để suy nghĩ. Khi ấy, ta mới thấy hết được giá trị của những “hạt bụi vàng” như bà Hiền và những người cũng thế hệ bà.