Gợi ý bài:
Bàn tay T’nu là 1 chi tiết đẹp trong toàn tác phẩm.
Với hình tượng này, ta có thể chia ra làm 2 chặng: khi còn lành lặn, khi đã thương tích.
*Đôi tay khi lành lặn:
– Đôi bàn tay lúc còn nhỏ: cần cù học hỏi , cầm phấn viết bảng để tiếp nhận ánh sánh của Đảng dù với T’nu học chữ hơi khó khăn. Đôi bàn tay quả cảm tự đập đá vào đầu khi ko học được chữ. Đôi bàn tay khéo léo giúp T’nu cưỡi sóng, vượt thác tránh vòng vây của địch –> đôi bàn tay của người thông minh dũng cảm.
+ Đôi bàn tay lúc trưởng thành: đôi tay tình cảm nắm lấy bàn tay Mai đầy yêu thương trìu mến. Đó là đôi bàn tay che chở, dũng mãnh của 1 người chồng yêu vợ, 1 người cha thương con khi vợ con trong lòng địch.
Đó là đôi tay khéo léo biết mài giáo mác, cầm vũ khí -> đấu tranh vũ trang => Đôi bàn tay của lòng trung thành với Cách Mạng.
*Đôi tay bị thương tích:
Đây là lúc hình ảnh đôi bàn tay trở thành hình tượng đẹp rực rỡ nhất -> biểu tượng cho khí phách, sự bất khuất của của người anh hùng Cách Mạng.
Ta đi sâu hơn ở hình ảnh “10 ngọn đuốc”
Em cần xem xét thân thế của chủ nhân đôi bàn tay đó – người anh hùng làng Xôman: T’nu.
Anh là lớp thế hệ thứ 2 của làng Xôman, sau cụ Mết, người sẽ tiếp đuốc cụ Mết. Từ nhỏ, anh vốn đã thế hiện được bản lĩnh, sự gan góc của mình trong “dầu sôi lửa bỏng” (dẫn chứng) => điều đó hứa hẹn T’nu khi lớn lên sẽ trở thành 1 người lãnh đạo, 1 chiến sĩ Cách mạng có chí khí, là cột trụ, linh hồn của cuộc kháng chiến.
Tính cách ấy, số phận ấy được bộc lộ rõ nét nhất, chói lọi nhất qua cảnh T’nu bị giặc tra tấn, đốt “10 ngón tay ” thành “10 ngọn đuốc”.
T’nu bị bắt vì anh xông ra cứu vợ con với đôi bàn tay không.
Sở hữu được 1 người cộng sản xưa nay luôn là mối hiểm hoạ là niềm sung sướng của thành Dục. Hắn thể hiện dã tâm của mình muốn T’nu từ bỏ mộng cầm giáo, nên đầu tiên, nó muốn đốt đôi bàn tay của anh, đôi bàn tay đã làm nên bao kì tích. Hắn muốn anh không thể còn cầm giáo mà chiến đấu: “1 ngón tay T’nu bốc cháy. Hai ngón, ba ngón, không gì đượm bằng lửa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã trở thành 10 ngọn đuốc.”
Hình ảnh đó khiến người đọc xót xa, qua đó nhà văn Nguyên Ngọc muốn tố cáo tội ác của kẻ thù khi tra tấn người chiến sĩ cộng sản. Và cũng qua đó, nhà văn đã phát hiện ra 1 quy luật khắc nghiệt: T’nu chỉ với bàn tay không thì ngay cả thứ nhựa xà nu vốn gắn bó với anh từ thưở nhỏ cũng có thể trở thành ngọn lửa huỷ diệt chính những bàn tay vẫn hàng ngày chăm sóc chúng. Quy luật ấy là 1 thực tế cần phải biết với người làm cách mạng như kinh nghiệm xương máu của cụ Mết: không thể đối đầu với giặc bằng 2 bàn tay không, bằng sự nóng vội tự phát, mà phải: “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”
Tuy nhiên, bên cạnh đó, sự sáng chói và nổi bật nhất ở hình ảnh “10 ngọn đuốc” chính là tính biểu tượng của nó, điều này tạo nên vẻ đẹp rực rỡ ở hình tượng đôi bàn tay T’nu.
Cách so sánh của Nguyên Ngọc thật thú vị: 10 ngón tay bốc cháy như “10 ngọn đuốc”. Tại sao lại so sánh như vậy?
Bởi đuốc là biểu tượng cho ngọn lửa truyền thống, sức mạnh tinh thần, ý chí quật cường. 10 ngón tay cháy sáng chính là biểu tượng cho sức mạnh và ý chí ấy của chiến sĩ cộng sản.
Ngọn lửa ấy thắp lên ko chỉ cháy trong nơi 10 đầu ngón tay mà nó đã lan vào cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng”, anh ko còn cảm thấy lửa ở ngón tay nữa, ngọn lửa cháy nơi ngón tay đã chuyển hoá thành ngọn lửa tinh thần, ngọn lửa của lòng căm thù sục sôi.
Chính ngọn lửa aasy đã truyền sang cho dân làng Xôman để họ cùng đứng lên cẩm giáo chiến đấu giết giặc – và thằng Dục đã nằm dưới ngọn giáo cụ Mết…
Sau này, dù ngón tay T’nu chỉ còn 2 đốt, nhưng anh vẫn ko từ bỏ giáo mác, mà ngọn lửa của ngọn đuốc xưa kia giờ đã cháy trong anh, hun đúc con người anh để anh với “bàn tay cụt ngón” tiếp tục cầm giáo, cầm súng và chiến đấu. Bàn tay ấy giờ đã trở thành bàn tay quả báo, bàn tay trừng phạt tất cả những thằng Dục.