Ý chính trong bài:
– Cây xà nu, rừng xà nu đã trở thành một phần máu thịt trong đời sống vật chất và tinh thần của dân làng Xô Man nên rừng xà nu trở thành hình tượng xuyên suốt tác phẩm, trở thành linh hồn của tác phẩm. Hình tượng cây xà nu đã khơi nguồn cho cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm, là biểu tượng cho dân làng Xô Man
– Cây xà nu tượng trưng cho số phận của người dân làng Xô Man
Những vẻ đẹp, những đặc tính mà rừng xà nu có cũng như những thương tích mà rừng phải gánh chịu trong chiến tranh … chính là hiện thân của vẻ đẹp, những mất mát, đau thương, sức sống mãnh liệt, luôn vươn tới khát vọng tự do của dân làng Xô Man nói riêng và của đồng bào Tây Nguyên – dân tộc Việt Nam nói chung.
– Rừng xà nu còn là nhân chứng lịch sử cho cuộc chiến đấu chống giặc của dân làng Xô Man, chứng kiến cảnh xác mười tên giặc phơi thây trước sân nhà ưng (nhất là hình ảnh ngọn lửa)