Đề bài:
“Nghe rõ chưa các con, nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi bay còn sống phải nói lại cho con cháu, chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. Trong truyện ngắn Rừng xa nu đã cho nhân vật cụ Mết nhắc đi nhắc lại những lời thiêng liêng đó. Hãy bình luận chân lý của thời đại đã được nhà văn nói lên qua những câu trên. Trong Rừng xà nu chân lý ấy đã được thể hiện ra sao qua kết cấu và hình tượng
Bài làm:
Thời đại năm 1954 – 1960 là thời kỳ cả dân tộc vùng đứng lên từ gian khổ và xương máu, để đi tìm đến với ánh sáng của chân lý từ vũng bùn đen nhơ nhớp của chế độ. truyện rừng xà nu đã khắc hoạ lại chân thực thời kỳ đó, trong một ngôi làng nhỏ ở Tây Nguyên nhưng lại chứa đủ mọi hạng người; có chiến sĩ cách mạng Tnú can đảm, trung thành, có cụ Mết hồn hậu nhưng dũng cảm, có người dân làng xô man hết lòng theo Đảng, nhưng lại cũng có những thằng tay sai mất dạy, thằng bán nước ác ôn. hai hình tượng đó cùng một lúc chen vào nhau trong một bức màn tranh tối tranh sáng của ánh sáng đang nhen lên và bòng tối đã giẫy nẩy lên, hấp hối, và càng hấp hối thì lại càng điên cuồng, để rồi cuối cùng giãy chết trong ánh lửa bùng lên phừng phừng trên 10 ngón tay người chiến sĩ cộng sản.
Ông già Mết là một ông già Tây Nguyên, một người già làng có bộ râu đen và khuôn ngực rắn rỏi, cũng là thế hệ người dân làng Xô Man đi trước. Ở ông thấp thoáng bóng hình của một người cách mạng tiền bối, một người luôn hiểu và đặt niềm tin vào Đảng mình vào đất nứoc mình quê hương mình, đã cầm súng đứng lên chống Pháp và bây giờ là chống mĩ. Lời cụ Mết ở lại chính là một chân lý: chống lại bạo lực phải là bạo lực. nó đánh mình thì mình khắc phải đánh trả lại nó, cây xà nu không còn đứng trơ thổ địa mà chịu nào bom nào pháp nào đạn tầm xa của máy bay không hạm pháo kích quân thù, lửa xà nu bừng lên từ thang gác, nhựa cây xà nu chảy ra ròng ròng giờ kết đặc lại, nóng rực lên mà thắp sáng ngọn lửa niềm tin, soi sáng thêm nữa ngọn lửa cách mạng trên tay người chiến sĩ cộng sản Tnú, và tạt vào những gương mặt bẩn thỉu, nhờ nhờ nhăn nhúm của kẻ thù. Lửa đã làm bừng lên nhiệt tình cách mạng và tranh đấu, máu xà nu đã đỏ ra để thắp thêm nữa những ngọn lửa. Lửa cháy rực và nhiều, lửa bừng lên một ngọn rồi mười ngọn, đánh văng đi cái màn đêm của chế độ cùng với đó những quân ăn cướp Tây tay sai ta; rồi lưủa lại bừng lên để nối liền một dải xà nu ngút xanh kéo từ Nam chí Bắc, theo suốt con đưyờng kháng chiến của dân tộc, để mà căn vặn cho quân ăn cướp nước ngaòi pahỉ biết rằng: bất chấp chúng ném bom bi bom tấn rắc thuốc độc, cây xà nu và rừng Việt Nam vẫn xanh,. và màu xanh đó có thể rực sáng lên thành lửa thiêu đốt luôn da thịt và cả ước mong xâm lược của lũ côn đồ hung hãn, bảo vệ từng tấc đất Tổ quốc thiêng liêng.
Xuyên suốt câu chuyện là cây xà nu: cây xà nu không chỉ ở trên đồi, cây xà nu mọc lan sang cả vào bản làng, mọc chi chít trong nhữung hầm chống, những bẫy xà nu sẵ sàng giăng ra để trói chặt thít chặt láy những con thú kẻ thù đang nhe nanh múa vuốt. Rừng xà nu ban đầu còn bị động, còn đứng trơ trơ trên một quả đồi mà mặc cho bom mĩ ném vào mà ngậm ngùi nhìn cho những con mình cháu mình hết cây này đến cây khác bị bom Mĩ đánh quỵ, mà nhưụa mà máu đổ ra thấm vào đất Tổ quốc. nỗi căm thù cứ thế dần dần chồng chất, lớn lên theo năm tháng, theo bước chân để lại của những người ngã xuống để rồi cháy lên sáng rực, lửa xà nu đã cháy ngay trong trái tim người làng Xô Man. Kẻ thù phải bất lực, vì không ngờ rằng loài cây thường nagỳ hiền lành kia bỗng dưng lại đổ đốn mà dữ ra mà quyết liện ra vạy. Cây xà nu lan ra đến đâu kẻ thù bị hất cẳng ra đến đấy; chúng càng tìm cách triệt mầ sống xà nu, thì xà nu càng cháy dữ, cháy ngay trong cánh tay trong bày tay trên gương mặt người dân tây Nguyên để rồi lan rộng khắp dải Bắc Nam một ngọn lửa căm hờn ngút ngát. Sau này, những năm 1968 rồi 1972,1975, lúc tây Nguyên nổi dậy hất cẳng Mĩ Nguỵ, lửa xà nu cũng cháy sáng và cũng soi đường cũng đốt bồn đốt bót giặc không thua gì một thứ xăng tốt nào. Lửa xà nu nagỳ thường che chở cho người Tây Nguyênm, đến khi có chiến tranh lại cùng với người tây Nguyên nổi dậy, để đánh bạt đi đến cùng cái thứ bóng tối mà giặc Mkĩ âm mưu trùm lên đất nước chúng ta.
Rừng xà nu trong truỵen chỉ là một trừng xà nu tật nguyền, bị bom đạn của giặc làm cho hết cây này đến cây kia gục ngã, nhưng giặc càng đánh ác thì xà nu lại càng trở dậy mạnh, địch càng tìm cách úp chụp bóng đen của bom đạn đại bác lên đầu thì xà nu càng vươn cao để hướng sáng, và cuối cùng tự xuơng máu cháy thành ngọn lưủa của thời đại. hết cây này thì sẽ lại đến cây kia, rừng xà nu cứ lan rộng và còn sẽ rất rộng thành một biển một tời mênh mông không bao giờ khô cạn. Cứ thế xà nu góp công góp sức cho Tổ quốc bằng tát cả xương máu mình bằng các thế hệ của mình, để xua tan đi bóng tối mà vươn đến ánh sáng rực rỡ của tự do.