Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 12

Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến: “Doang trại bừng lên hội đuốc hoa… Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

Tác giả: Sach Vui
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa 

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp 

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ 

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy 

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ 

Có nhớ dáng người trên độc mộc 

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

Khổ này hướng tới vẻ đẹp con người. Vẻ đẹp con người Tây Bắc với những đêm liên hoan thắm thiết tình quân dân trong ánh sáng lễ hội giữa nơi núi rừng. Hình ảnh những người con gái Lào, Thái dịu dàng e ấp trong những xiêm áo dân tộc. Từ để trỏ “kìa” – sự ngạc nhiên, bất ngờ thú vị trước hình ảnh lạ mắt và tuyệt đẹp: “em xiêm áo tự bao giờ”.

“Man điệu”, âm thanh của một điệu nhạc xứ lạ. Người con gái uyển chuyển múa trong những điệu nhạc dưới những ngọn đuốc hoa giữa doanh trại làm cho cảnh vật trở nên sinh động, rực rỡ, ấm áp và thấm đượm tình người, tưởng chừng như không còn sự khốc liệt của chiến tranh vẫn đang tồn tại hiện diện ở đây. Đó là những kỉ niệm tuyệt đẹp, để “nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ” -> Giọng thơ nhẹ, ngân vang như tâm hồn người lính đang bay bổng về kí ức ở miền Viên chăn xa xôi với vẻ đẹp văn hoá Lào. 

=> Nét đẹp lãng mạn, hào hoa trong tâm hồn anh lính Tây Tiến có xuất thân từ nguồn gốc học sinh Hà Nội.

Nét đẹp nữa được gưỉu vào 4 câu thơ khổ cuối:

Câu thơ gợi nhớ trong tâm khảm anh lính về người đi qua Châu Mộc trong chiều sương năm ấy. Vẻ đẹp đi vào kí ức không thể quên thể hiện qua điệp từ “có thấy”, có nhớ”-> tạo cảm giác trùng điệp, nao nao, bâng khuâng… 

“Bến bờ” – cảnh bờ bãi trong một buổi chiều sương giăng mắc nơi rừng núi, “hồn lau” – ẩn dụ cho cái đẹp gần gũi, hồn hậu của người Tây Bắc, những người lao động trên sông nước mênh mông. 

Hình ảnh “dáng người trên độc mộc”, “Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa” giàu chất hội hoạ – “mình dây thắt đuôi én” (Nguyễn Tuân) đầy chất tạo hình.

Hình ảnh hoa đong đưa: lạ hoá, thổi hồn vào vật vô tri vô giác bởi từ “đong đưa” -> cái lúng liếng, tình tứ. Đó là một bông hoa đẹp nới núi rừng Tây Bắc hay là đôi mắt người con gái Thái trẻ trung, xinh đẹp đầy duyên dáng chèo đò trên sông Mã.

=> Cách nhìn của nhà thơ thật mới lạ, đầy lãng mạn, thi vị, hào hoa. Ta hiểu hơn nỗi nhớ da diết của nhà thơ về một thời Tây Tiến.

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa 

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp 

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ 

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy 

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ 

Có nhớ dáng người trên độc mộc 

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

Khổ này hướng tới vẻ đẹp con người. Vẻ đẹp con người Tây Bắc với những đêm liên hoan thắm thiết tình quân dân trong ánh sáng lễ hội giữa nơi núi rừng. Hình ảnh những người con gái Lào, Thái dịu dàng e ấp trong những xiêm áo dân tộc. Từ để trỏ “kìa” – sự ngạc nhiên, bất ngờ thú vị trước hình ảnh lạ mắt và tuyệt đẹp: “em xiêm áo tự bao giờ”.

“Man điệu”, âm thanh của một điệu nhạc xứ lạ. Người con gái uyển chuyển múa trong những điệu nhạc dưới những ngọn đuốc hoa giữa doanh trại làm cho cảnh vật trở nên sinh động, rực rỡ, ấm áp và thấm đượm tình người, tưởng chừng như không còn sự khốc liệt của chiến tranh vẫn đang tồn tại hiện diện ở đây. Đó là những kỉ niệm tuyệt đẹp, để “nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ” -> Giọng thơ nhẹ, ngân vang như tâm hồn người lính đang bay bổng về kí ức ở miền Viên chăn xa xôi với vẻ đẹp văn hoá Lào. 

=> Nét đẹp lãng mạn, hào hoa trong tâm hồn anh lính Tây Tiến có xuất thân từ nguồn gốc học sinh Hà Nội.

Nét đẹp nữa được gưỉu vào 4 câu thơ khổ cuối:

Câu thơ gợi nhớ trong tâm khảm anh lính về người đi qua Châu Mộc trong chiều sương năm ấy. Vẻ đẹp đi vào kí ức không thể quên thể hiện qua điệp từ “có thấy”, có nhớ”-> tạo cảm giác trùng điệp, nao nao, bâng khuâng… 

“Bến bờ” – cảnh bờ bãi trong một buổi chiều sương giăng mắc nơi rừng núi, “hồn lau” – ẩn dụ cho cái đẹp gần gũi, hồn hậu của người Tây Bắc, những người lao động trên sông nước mênh mông. 

Hình ảnh “dáng người trên độc mộc”, “Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa” giàu chất hội hoạ – “mình dây thắt đuôi én” (Nguyễn Tuân) đầy chất tạo hình.

Hình ảnh hoa đong đưa: lạ hoá, thổi hồn vào vật vô tri vô giác bởi từ “đong đưa” -> cái lúng liếng, tình tứ. Đó là một bông hoa đẹp nới núi rừng Tây Bắc hay là đôi mắt người con gái Thái trẻ trung, xinh đẹp đầy duyên dáng chèo đò trên sông Mã.

=> Cách nhìn của nhà thơ thật mới lạ, đầy lãng mạn, thi vị, hào hoa. Ta hiểu hơn nỗi nhớ da diết của nhà thơ về một thời Tây Tiến.

Chọn tập
Bình luận