Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 12

Nét mới lạ của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Tác giả: Sach Vui
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

1. Vài nét về hình tượng người lính trong thơ ca Việt Nam.

+ Dân tộc Việt Nam – một dân tộc luôn phải đương đầu với các cuộc chiến tranh xâm lược. Lịch 4000 năm của dân tộc, về cơ bản là lịch sử chiến tranh vệ quốc. Vì vậy, hình tượng người lính luôn là hình tượng trung tâm trong đời sống xã hội cũng như trong văn học nghệ thuật.

+ Hình tượng người lính đã từng xuất hiện trong ca dao, cổ tích, trong văn học Trung đại ( thơ văn Nguyễn Trãi, trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc…

+ Từ sau cách mạng Tháng Tám, hình tượng người lính đã trở thành hình tượng trung tâm của văn học cách mạng. (…)

2. Hoàn cảnh ra đời và cảm hứng sáng tạo bài thơ Tây Tiến

– Bài thơ Tây Tiến ra đời năm 1948, sau một thời gian, Quang Dũng ũng xa Tây Tiến…vì vậy cảm xúc bao trùm trong bài thơ là cảm xúc hoài niệm. Đây là điểm khác biệt so với hoàn cảnh ra đời của các bài thơ viết vê người lính trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp như: Đồng chí của Chính Hữu, Nhớ của Hồng Nguyên…

– Cảm hứng bao trùm của bài thơ là nỗi nhớ: nhớ thiên nhiên Tây Bắc hoang sơ kỳ vĩ và thơ mộng; nhớ về tình quân dân ấm áp và bao trùm lên cả là nỗi nhớ về những đồng đội, những người đã cùng Quang Dũng trải qua những ngày tháng gian khổ ở Tây Tiến.

– Khắc hoạ hình tượng người lính, Quang Dũng không nhằm khắc hoạ, thể hiện một con người cụ thể, riêng biệt, mà tạo dựng hình ảnh người lính Tây Tiến được hun đúc từ những phẩm chất tinh thần đẹp đẽ của muôn ngàn người lính nơi miền Tây. Với Quang Dũng, người lính Tây Tiến trở thành niềm kiêu hãnh. Quang Dũng như tìm thấy bóng dáng của mình trong chân dung của đồng đội.

3. Những nét mới trong cách cảm nhận và khắc hoạ hình tượng người lính của Quang Dũng trong bài thơ Tây Tiến.

a. Nét mới trong cách cảm nhận về vẻ đẹp người lính:

+ Vẻ đẹp hào hoa

– Nếu người lính trong Đồng chí (Chính Hữu), Nhớ (Hồng Nguyên)Cá nước, Tố Hữu; Đồng chí, Chính Hữu mang dáng dấp của những người nông dân ra trận, chất phác, hồn nhiên, ra đi từ mái tranh gốc rạ, bến nước cây đa (…), thì người lính của binh đoàn Tây Tiến hầu hết là các chàng trai Hà thành thuở ấy. Họ là những thanh niên trí thức mang trong mình sự sôi nổi, lãng mạn và một bầu nhiệt huyết đối với quê hương đất nước. Họ khao khát được khẳng định mình trong môi trường khốc liệt của chiến tranh (thực chất đây là một sự ý thức sâu sắc về mình…).

– Sự khác biệt ấy còn xuất phát từ chất tâm hồn của chính Quang Dũng. Cái chơi vơi, thăm thẳm, xa khơi, oai linh thác gầm thét, oai hùm,… của cảnh và người trong Tây Tiến cũng là những giai điệu, những sắc màu của thế giới tâm hồn Quang Dũng. Chính vì thế, nhà thơ đặc biệt đồng điệu đồng cảm với chất lính Tây Tiến hào hoa, phóng khoáng, nên thơ.

+ Vẻ đẹp giản dị mà kiêu hùng

– Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp hào hùng, lẫm liệt – có bóng dáng của các tráng sĩ xưa – coi cái chết nhẹ nhàng, thanh thản: Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh/áo bào thay chiếu anh về đất/Sông Mã gầm lên khúc độc hành… nhưng cũng rất thời đại, rất mới mẻ.

-Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên một cách chân thực, gần gũi trong nét hồn nhiên, tinh nghịch (Người lính trong Đồng chí của Chính Hữu không có dáng dấp tráng sĩ mà gần với Văn tế NSCG ). Họ là những người chiến sĩ của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, bước vào cuộc chiến khốc liệt với tư thế ngang tàng, bất chấp hiện thực nghiệt ngã: “Heo hút cồn mây súng ngửi trời”… “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc – Quân xanh mâu lá dữ oai hùm”; “Chiến trường đi chằng tiếc đời xanh”. Nhưng điều làm nên sức mạnh thực sự của người lính Tây Tiến là nguồn lực tinh thần. Ý chí chiến đấu quên mình, tình yêu mãnh liệt với quê hương đất nước mà biểu hiện cụ thể trong bài thơ là tình yêu với thiên nhiên miền Tây, với núi rừng, làng bản. Tình yêu cuộc sống làm bừng sáng vẻ đẹp của cuộc đời chiến đấu gian khổ: “nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói – Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa – Kìa em xiêm áo tự bao giờ”….

– Viết về người lính trong những năm thăng kháng chiến gian khổ, Quang Dũng không né tránh sự mất mát, đau thương. Vẻ đẹp của người lính không tách rời nỗi đau của chiến tranh ác liệt. Sự hi sinh của những người lính đã được biểu hiện bằng những hình ảnh bi thương, nhưng không bi luỵ. Cái chết đồng hành với mỗi bước chân trên con đường chiến trận. Người lính có thể gục xuống, ngã xuống vì bom đạn vì sốt rét, vì đói khổ, nhưng đó không phải là sự gục ngã: Trong cái bi (nỗi đau mất mát, chiến tranh tàn khốc) vẫn tiềm tàng một sức mạnh bất khuất: “Anh bạn dãi dầu không bưởi nữa – Gục lên súng mũ bỏ quên đời”…; “Rải rác biên cương mỏ viễn xứ – Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh – áo bào thay chiếu anh về đất – Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

+ Tâm hồn lạc quan, lãng mạn

– Tâm hồn lạc quan, lãng mạn vốn là phẩm chất tinh thần nổi bật của người lính. Nhiều tác giả đã viết về điều đó, song ở Tây Tiến, tâm hồn lạc quan, mơ mộng của những chàng trai Hà Nội không giống với cái hồn nhiên chân chất của những người lính xuất thân từ từ gốc rạ bờ tre, từ cây đa, giếng nước. (Giếng nước gốc đa…Đằng nớ vợ chưa đằng nớ…Lũ chúng tôi…). Đã có một thời người ta phê phán câu thơ Đêm mơ Hà Nộ dáng Kiều thơm- cho rằng Quang Dũng mộng mơ quá, nhưng suy cho cùng, điều đó lại rất cần thiết. Đặc biệt, đối với những người lính phải chiến đấu trong một hoàn cảnh khắc nghiệt, nếu không có niềm lạc quan, mộng mơ thì họ sẽ chết vì nỗi buồn trước khi chết vì bom đạn của kẻ thù (nhất lại là đối với những chàng trai Hà Nội…). Từng là một người lính nên Quang Dũng hiểu rõ điều đó.

-Vẻ đẹp lãng mạn của người lính Tây Tiến được bộc lộ không phải chỉ ở dáng vẻ oai hùm, phóng túng, mà luôn thăng hoa trong chất tâm hồn, trong từng giai điệu cảm xúc của người lính giữa cảnh tàn khốc của chiến tranh. Cái nhìn của nhà thơ cũng là cái nhìn từ đôi mắt mộng mơ của người lính. Đôi mắt ấy đã cảm nhận được về đẹp đầy chất thơ của thiên nhiên, con người, cuộc sống miền Tây Tổ quốc: “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy – Có thấy hồn lau nẻo bến bờ – Có nhớ dáng người trên độc mộc – Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”. Cũng từ cái nhìn ấy, thế giới của cái đẹp, của thi ca, nhạc hoạ, của tình yêu và tình người luôn hiện hữu, bất chấp thực tại đầy gian nan, khắc nghiệt, bất chấp cái chết luôn đồng hành: “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa – Kìa em xiêm áo tự bao giờ – Khèn lên man điệu nàng e ấp – Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”; “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới – Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”…. Cũng bằng cảm quan đầy chất lãng mạn, lí tưởng hoá, sự hi sinh của những người lính vô danh đã được biểu hiện bằng hình tượng thơ mang vẻ đẹp thiêng liêng, kì vĩ: “Áo bào thay chiếu anh về đất -Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.

b. Nét mới trong cách thể hiện:

Đóng góp của Quang Dũng trong cách biểu hiện hình tượng người lính trong thơ ca kháng chiến:

– Đặt người lính trong một nền không gian có thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ, khắc nghiệt mà mỹ lệ (…). Sử dụng nghệ thuật tương phản, đối lập (hiện thực khốc liệt dữ dội… > < những phẩm chất tinh thần của người lính...): Chất lãng mạn và chất anh hùng trong hình tượng người lính không tách rời, không mâu thuẫn với nhau mà thẩm thấu, hoà nhập làng một để tạo nên vê đẹp vừa lí tưởng, vừa hiện thực của hình tượng thơ.

– Ngôn ngữ thơ giàu tính tạo hình ( không chỉ bằng hình ảnh mà còn bằng cả thanh điệu)

1. Vài nét về hình tượng người lính trong thơ ca Việt Nam.

+ Dân tộc Việt Nam – một dân tộc luôn phải đương đầu với các cuộc chiến tranh xâm lược. Lịch 4000 năm của dân tộc, về cơ bản là lịch sử chiến tranh vệ quốc. Vì vậy, hình tượng người lính luôn là hình tượng trung tâm trong đời sống xã hội cũng như trong văn học nghệ thuật.

+ Hình tượng người lính đã từng xuất hiện trong ca dao, cổ tích, trong văn học Trung đại ( thơ văn Nguyễn Trãi, trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc…

+ Từ sau cách mạng Tháng Tám, hình tượng người lính đã trở thành hình tượng trung tâm của văn học cách mạng. (…)

2. Hoàn cảnh ra đời và cảm hứng sáng tạo bài thơ Tây Tiến

– Bài thơ Tây Tiến ra đời năm 1948, sau một thời gian, Quang Dũng ũng xa Tây Tiến…vì vậy cảm xúc bao trùm trong bài thơ là cảm xúc hoài niệm. Đây là điểm khác biệt so với hoàn cảnh ra đời của các bài thơ viết vê người lính trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp như: Đồng chí của Chính Hữu, Nhớ của Hồng Nguyên…

– Cảm hứng bao trùm của bài thơ là nỗi nhớ: nhớ thiên nhiên Tây Bắc hoang sơ kỳ vĩ và thơ mộng; nhớ về tình quân dân ấm áp và bao trùm lên cả là nỗi nhớ về những đồng đội, những người đã cùng Quang Dũng trải qua những ngày tháng gian khổ ở Tây Tiến.

– Khắc hoạ hình tượng người lính, Quang Dũng không nhằm khắc hoạ, thể hiện một con người cụ thể, riêng biệt, mà tạo dựng hình ảnh người lính Tây Tiến được hun đúc từ những phẩm chất tinh thần đẹp đẽ của muôn ngàn người lính nơi miền Tây. Với Quang Dũng, người lính Tây Tiến trở thành niềm kiêu hãnh. Quang Dũng như tìm thấy bóng dáng của mình trong chân dung của đồng đội.

3. Những nét mới trong cách cảm nhận và khắc hoạ hình tượng người lính của Quang Dũng trong bài thơ Tây Tiến.

a. Nét mới trong cách cảm nhận về vẻ đẹp người lính:

+ Vẻ đẹp hào hoa

– Nếu người lính trong Đồng chí (Chính Hữu), Nhớ (Hồng Nguyên)Cá nước, Tố Hữu; Đồng chí, Chính Hữu mang dáng dấp của những người nông dân ra trận, chất phác, hồn nhiên, ra đi từ mái tranh gốc rạ, bến nước cây đa (…), thì người lính của binh đoàn Tây Tiến hầu hết là các chàng trai Hà thành thuở ấy. Họ là những thanh niên trí thức mang trong mình sự sôi nổi, lãng mạn và một bầu nhiệt huyết đối với quê hương đất nước. Họ khao khát được khẳng định mình trong môi trường khốc liệt của chiến tranh (thực chất đây là một sự ý thức sâu sắc về mình…).

– Sự khác biệt ấy còn xuất phát từ chất tâm hồn của chính Quang Dũng. Cái chơi vơi, thăm thẳm, xa khơi, oai linh thác gầm thét, oai hùm,… của cảnh và người trong Tây Tiến cũng là những giai điệu, những sắc màu của thế giới tâm hồn Quang Dũng. Chính vì thế, nhà thơ đặc biệt đồng điệu đồng cảm với chất lính Tây Tiến hào hoa, phóng khoáng, nên thơ.

+ Vẻ đẹp giản dị mà kiêu hùng

– Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp hào hùng, lẫm liệt – có bóng dáng của các tráng sĩ xưa – coi cái chết nhẹ nhàng, thanh thản: Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh/áo bào thay chiếu anh về đất/Sông Mã gầm lên khúc độc hành… nhưng cũng rất thời đại, rất mới mẻ.

-Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên một cách chân thực, gần gũi trong nét hồn nhiên, tinh nghịch (Người lính trong Đồng chí của Chính Hữu không có dáng dấp tráng sĩ mà gần với Văn tế NSCG ). Họ là những người chiến sĩ của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, bước vào cuộc chiến khốc liệt với tư thế ngang tàng, bất chấp hiện thực nghiệt ngã: “Heo hút cồn mây súng ngửi trời”… “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc – Quân xanh mâu lá dữ oai hùm”; “Chiến trường đi chằng tiếc đời xanh”. Nhưng điều làm nên sức mạnh thực sự của người lính Tây Tiến là nguồn lực tinh thần. Ý chí chiến đấu quên mình, tình yêu mãnh liệt với quê hương đất nước mà biểu hiện cụ thể trong bài thơ là tình yêu với thiên nhiên miền Tây, với núi rừng, làng bản. Tình yêu cuộc sống làm bừng sáng vẻ đẹp của cuộc đời chiến đấu gian khổ: “nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói – Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa – Kìa em xiêm áo tự bao giờ”….

– Viết về người lính trong những năm thăng kháng chiến gian khổ, Quang Dũng không né tránh sự mất mát, đau thương. Vẻ đẹp của người lính không tách rời nỗi đau của chiến tranh ác liệt. Sự hi sinh của những người lính đã được biểu hiện bằng những hình ảnh bi thương, nhưng không bi luỵ. Cái chết đồng hành với mỗi bước chân trên con đường chiến trận. Người lính có thể gục xuống, ngã xuống vì bom đạn vì sốt rét, vì đói khổ, nhưng đó không phải là sự gục ngã: Trong cái bi (nỗi đau mất mát, chiến tranh tàn khốc) vẫn tiềm tàng một sức mạnh bất khuất: “Anh bạn dãi dầu không bưởi nữa – Gục lên súng mũ bỏ quên đời”…; “Rải rác biên cương mỏ viễn xứ – Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh – áo bào thay chiếu anh về đất – Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

+ Tâm hồn lạc quan, lãng mạn

– Tâm hồn lạc quan, lãng mạn vốn là phẩm chất tinh thần nổi bật của người lính. Nhiều tác giả đã viết về điều đó, song ở Tây Tiến, tâm hồn lạc quan, mơ mộng của những chàng trai Hà Nội không giống với cái hồn nhiên chân chất của những người lính xuất thân từ từ gốc rạ bờ tre, từ cây đa, giếng nước. (Giếng nước gốc đa…Đằng nớ vợ chưa đằng nớ…Lũ chúng tôi…). Đã có một thời người ta phê phán câu thơ Đêm mơ Hà Nộ dáng Kiều thơm- cho rằng Quang Dũng mộng mơ quá, nhưng suy cho cùng, điều đó lại rất cần thiết. Đặc biệt, đối với những người lính phải chiến đấu trong một hoàn cảnh khắc nghiệt, nếu không có niềm lạc quan, mộng mơ thì họ sẽ chết vì nỗi buồn trước khi chết vì bom đạn của kẻ thù (nhất lại là đối với những chàng trai Hà Nội…). Từng là một người lính nên Quang Dũng hiểu rõ điều đó.

-Vẻ đẹp lãng mạn của người lính Tây Tiến được bộc lộ không phải chỉ ở dáng vẻ oai hùm, phóng túng, mà luôn thăng hoa trong chất tâm hồn, trong từng giai điệu cảm xúc của người lính giữa cảnh tàn khốc của chiến tranh. Cái nhìn của nhà thơ cũng là cái nhìn từ đôi mắt mộng mơ của người lính. Đôi mắt ấy đã cảm nhận được về đẹp đầy chất thơ của thiên nhiên, con người, cuộc sống miền Tây Tổ quốc: “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy – Có thấy hồn lau nẻo bến bờ – Có nhớ dáng người trên độc mộc – Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”. Cũng từ cái nhìn ấy, thế giới của cái đẹp, của thi ca, nhạc hoạ, của tình yêu và tình người luôn hiện hữu, bất chấp thực tại đầy gian nan, khắc nghiệt, bất chấp cái chết luôn đồng hành: “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa – Kìa em xiêm áo tự bao giờ – Khèn lên man điệu nàng e ấp – Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”; “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới – Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”…. Cũng bằng cảm quan đầy chất lãng mạn, lí tưởng hoá, sự hi sinh của những người lính vô danh đã được biểu hiện bằng hình tượng thơ mang vẻ đẹp thiêng liêng, kì vĩ: “Áo bào thay chiếu anh về đất -Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.

b. Nét mới trong cách thể hiện:

Đóng góp của Quang Dũng trong cách biểu hiện hình tượng người lính trong thơ ca kháng chiến:

– Đặt người lính trong một nền không gian có thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ, khắc nghiệt mà mỹ lệ (…). Sử dụng nghệ thuật tương phản, đối lập (hiện thực khốc liệt dữ dội… > < những phẩm chất tinh thần của người lính...): Chất lãng mạn và chất anh hùng trong hình tượng người lính không tách rời, không mâu thuẫn với nhau mà thẩm thấu, hoà nhập làng một để tạo nên vê đẹp vừa lí tưởng, vừa hiện thực của hình tượng thơ.

– Ngôn ngữ thơ giàu tính tạo hình ( không chỉ bằng hình ảnh mà còn bằng cả thanh điệu)

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky