Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 12

Cảm nhận của anh chị về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc… Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Tác giả: Sach Vui
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Đã bao mùa thu đi qua kể từ mùa thu cách mạng tháng Tám thành công cho đên bây giờ đã hơn sáu mươi năm. Sáu mươi năm đã trôi qua với bao thăng trầm của lịch sử,có những người lính may mắn trở về với cuộc sống trở về với gia đình mảnh đất thân yêu của mình. Cũng có những người đã vĩnh viễn ra đi. Họ đã trrở về với đất mẹ thân yêu. Họ đã hoá thân vào non sông đất nước Việt Nam này, cùng đất mẹ sinh tồn mãi mãi. đối với Quang Dũng cũng vậy, hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên qua trang văn của nhà thơ mang đậm chất bi tráng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc, bởi lẽ một điều rằng Quang Dũng có trong trang văn đó, là một trong những người lính may mắn trở về với đất mẹ vì thế ông mới có thể viết lên trang thơ sâu đậm đến thế
và một trong những đoạn thơ hay nhất của bài là:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.​”

Mở đầu đoạn thơ ông viết:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm”

trên nền thiên nhiên hoành tráng ấy nổi bật bức tượng đài nghệ thuật bất tử với vẻ đẹp lãng mạn và bi tráng của đoàn quân Tây Tiến.Những hình ảnh “không mọc tóc, quân xanh màu lá” được nhìn qua cái nhìn đầy thiện cảm và lãng mạn là kết quả của những tháng ngày phải đối mặt với đói rét bệnh tật và hiểm nguy vì thế người lính trở nên xơ xác tiều tuỵ da xanh như lá. Ở giữa cái “non thiêng nước độc ấy” dù không chết bởi chiến tranh cũng chết bởi bênh tật và đói rét dường như lúc này cái thiếu thốn về vật chất mới làm các anh như thế. Đấy không pahỉ là đoàn binh của những người lính Tây Tiến không mọc tócmà đây là hiện thân khắc nghiệt của chiến tranh. Dù hiện lên có xơ xác, tiều tuỵ nhưng các anh vẫn hiện lên với vẻ kiêu hùng dữ dội khiến kẻ thù phải khiếp sợ và hơn như thế nữa các anh đã chiến thắng được sự ghê gớm của núi rừng Tây Bắc. Dường như hai câu thơ xuất hiện chất bi mà ta chẳng hề thấy chất bi chút nào mà cái hùng cái lãng mạn đã lấn át cái bi.

“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Rét run người vầng trán đẫm mồ hôi”

đối với Chính Hữu thì cái rét làm cho các anh run người trán ướt đẫm mồ hôi còn với Quang Dũng thì “không mọc tóc, quân xanh màu lá” dường như hai nhà thơ bắt gặp nhau trong hoàn cảnh ấy, cùng chung cảnh ngộ, cùng chung số phận cái ghê gớm của chiến tranh, nhưng không hề bị luỵ.

Dù có đau thương đến đâu nhưng người lính Tây Tiến vẫn không nguôi nhớ về quê nhà nhớ về Hà Nội dáng kiều thơm:

“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

Với nghệ thuật điêu luyện “mắt trừng” gửi mộng ở nơi đây các anh nhớ về quê nhà với biết bao tình cảm. ở mảnh đất Hà Thành phồn hoa ấy có thấp thoáng bóng hình gia đình, có bóng dáng cha mẹ và đặc biệt hơn có bóng dáng của những người mà các anh yêu thương. Như vậy dú ở xa nhưng các anh vẫn không nguôi nhớ về quê nhà với một tình yêu sâu lặng thầm kín nhất.

Đã từng có thời người ta căn cứ vào hai câu thơ này mà để gạt bỏ cả bài thơ gạt bỏ nhà thơ Quang Dũng để nó mãi mãi vùi sâu trong quá khứ, vào quên lãng, để không ai còn biết bài thơ nhà thơ nữa. Bởi người ta cho rằng hai câu thơ này là mộng rớt làm mất đi vẻ đẹp, sự hùng hồn của bài thơ, khi ra chiến trường không được bị luỵ không được tưởng nhớ đến quê nhà phải dốc toàn tâm, toàn lực cho sự đấu tranh dành độc lập cho dân tộc. Nhà thơ Nguyễn đình Thi từng viết:

“Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”

Người lính của Nguyễn Đình Thi ra đi không mang một chút vương vấn bụi trần nào, dẫu biết rằng ra đi có thể một đi không trở lại nhưng vẫn hiên ngângnh dũng không bao giờ từ bỏ ý chí của mình. Bởi nếu ngoảnh lại sẽ chẳng bao giờ đi được. Còn với người lính của quang Dũng họ ra đi chiến trường vẫn mang một tình yêu quê hương đất nước một thứ tình yêu mãnh liệt nhất. Biết đâu đấy nó lại là nơi tiếp thêm ý chí, sức mạnh cho những người lính kia thì sao, và làm cho họ bớt đi cái nỗi nhớ quê nhà”.

Người ta thường nói cái gì vĩnh cửu thì sẽ vĩnh cửu mãi mãi, cái gì sự thật thì mãi mãi là sự thật, cái gì xứng đáng thì sẽ mãi mãi xứng đáng, và quả thật thời gian đã trả lại vị trí cho bài thơ, cho nhà thơ, cho những người yêu thích bài thơ Tây Tiến.

Ra đi là thế, chiến đấu là thế họ biết rằng khi mình ra đi sẽ có ngày một đi không trở lại nhưng họ vẫn ra đi chiến đấu hết mình cho sự độc lập của dân tộc bởi thế cho nên ta mới bắt gặp những hình ảnh

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc trời xanh”

Đọc câu thơ ta thấy thấp thoáng bóng hình của thơ cổ với những con người quyết gạt tình riêng ra đi vì nghĩa lớn yêu đời nhưng rất yêu nước vì dù có hi sinh nhưng vẫn phải hi sinh một cách anh hùng “sống đánh giặc , chết cũng đánh giặc” Nguyễn Đình Chiểu-văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”

Lí tưởng cách mạng đã truyền cho người lính và cả chất ngang tàng đôi khi pha sắc màu anh hùng hảo hán thời xưa”coi cái chết nhẹ tựa lông hồng” ra đi không vướng thê nhi, không tiếc đời xanh. Dù ta biết có chiến thắng nào mà khồn phải trả giá bằng máu và nước mắt.

“Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Cả bài thơ ta không hề thấy Quang Dũng nói về trận đánh nào. Vậy mà ở đây ta lại bắt gặp sự hi sinh của những người lính. Sự hi sinh ấy đầy ngang tàng và anh dũng, các anh hi sinh bằng những chiếc áo màu xanh chính các anh đang mặc hàng ngày. Hiện thực đau lòng đến nỗi ” con sông Mã phải gầm lên tiếng khóc đau thương tiễn đưa các anh .

“Ở đây không manh ván

Chôn anh bằng tấm chăn”

Viếng anh – Hoàng Lộc

Cảm hứng lãng mạn như bao trùm hào quang lên cái chết của người lính Tây Tiến. Tác giả đã sử dụng biện pháp nói giảm làm vơi đi nỗi đau từ đó vĩnh viễn hoá sự hi sinh của người lính Tây Tiến. Cái chết là sự trở về với đất mẹ vĩnh hằng nơi mà các anh đã sinh ra mà thôi. Các anh đã làm nên dáng đứng Việt Nam của một đất nước kiên cường bất khuất:

“Ôi đất nước bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hoá núi sông ta”

Dù biết ra đi sẽ có ngày một đi không trở lại nhưng họ vẫn đi theo tiếng gọi của tổ quốc vì nền độc lập của dân tộc. Và họ tin rằng ngày mai đây thôi nước nhà sẽ độc lập, sẽ tự do.

Các anh ra đi và đã hoá vào non sông đất nước Việt Nam này”

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn”

Tiếng hát con tàu- Chế Lan Viên

Sáu mươi mùa xuân đã đi qua kể từ ngày bài thơ Tây Tiến ra đời vượt qua sức cản phá của thời gian những người lính Tây Tiến vẫn còn dư âm của một thì chiến đấu kiên cườnh anh dũng bất khuất của dân tộc ta. Nhà thơ Quang Dũng đã dựng lên bức tượng đài nghệ thuật bất tử bằng ngôn từ về người lính vô danh mà ông đã dựng lên bằng cả tâm hồn mình, sự ra đi chiến đấu và ngã xuống” .Những người lính mãi mãi sống trong lòng của mọi người dân đất Việt hôm qua hôm nay và mai sau. Và đặc biệt hơn các anh là tấm gương để những lớp thanh niên Việt Nam ngày nay phấn đâú tu dưỡng bản thân:

“Đâu cần thanh niên có

Đâu khó có thanh niên

Lớp cha trước, lớp con sau

Đã thành đồng chí, chung quân anh hùng”

Tố Hữu.

Đã bao mùa thu đi qua kể từ mùa thu cách mạng tháng Tám thành công cho đên bây giờ đã hơn sáu mươi năm. Sáu mươi năm đã trôi qua với bao thăng trầm của lịch sử,có những người lính may mắn trở về với cuộc sống trở về với gia đình mảnh đất thân yêu của mình. Cũng có những người đã vĩnh viễn ra đi. Họ đã trrở về với đất mẹ thân yêu. Họ đã hoá thân vào non sông đất nước Việt Nam này, cùng đất mẹ sinh tồn mãi mãi. đối với Quang Dũng cũng vậy, hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên qua trang văn của nhà thơ mang đậm chất bi tráng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc, bởi lẽ một điều rằng Quang Dũng có trong trang văn đó, là một trong những người lính may mắn trở về với đất mẹ vì thế ông mới có thể viết lên trang thơ sâu đậm đến thế
và một trong những đoạn thơ hay nhất của bài là:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.​”

Mở đầu đoạn thơ ông viết:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm”

trên nền thiên nhiên hoành tráng ấy nổi bật bức tượng đài nghệ thuật bất tử với vẻ đẹp lãng mạn và bi tráng của đoàn quân Tây Tiến.Những hình ảnh “không mọc tóc, quân xanh màu lá” được nhìn qua cái nhìn đầy thiện cảm và lãng mạn là kết quả của những tháng ngày phải đối mặt với đói rét bệnh tật và hiểm nguy vì thế người lính trở nên xơ xác tiều tuỵ da xanh như lá. Ở giữa cái “non thiêng nước độc ấy” dù không chết bởi chiến tranh cũng chết bởi bênh tật và đói rét dường như lúc này cái thiếu thốn về vật chất mới làm các anh như thế. Đấy không pahỉ là đoàn binh của những người lính Tây Tiến không mọc tócmà đây là hiện thân khắc nghiệt của chiến tranh. Dù hiện lên có xơ xác, tiều tuỵ nhưng các anh vẫn hiện lên với vẻ kiêu hùng dữ dội khiến kẻ thù phải khiếp sợ và hơn như thế nữa các anh đã chiến thắng được sự ghê gớm của núi rừng Tây Bắc. Dường như hai câu thơ xuất hiện chất bi mà ta chẳng hề thấy chất bi chút nào mà cái hùng cái lãng mạn đã lấn át cái bi.

“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Rét run người vầng trán đẫm mồ hôi”

đối với Chính Hữu thì cái rét làm cho các anh run người trán ướt đẫm mồ hôi còn với Quang Dũng thì “không mọc tóc, quân xanh màu lá” dường như hai nhà thơ bắt gặp nhau trong hoàn cảnh ấy, cùng chung cảnh ngộ, cùng chung số phận cái ghê gớm của chiến tranh, nhưng không hề bị luỵ.

Dù có đau thương đến đâu nhưng người lính Tây Tiến vẫn không nguôi nhớ về quê nhà nhớ về Hà Nội dáng kiều thơm:

“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

Với nghệ thuật điêu luyện “mắt trừng” gửi mộng ở nơi đây các anh nhớ về quê nhà với biết bao tình cảm. ở mảnh đất Hà Thành phồn hoa ấy có thấp thoáng bóng hình gia đình, có bóng dáng cha mẹ và đặc biệt hơn có bóng dáng của những người mà các anh yêu thương. Như vậy dú ở xa nhưng các anh vẫn không nguôi nhớ về quê nhà với một tình yêu sâu lặng thầm kín nhất.

Đã từng có thời người ta căn cứ vào hai câu thơ này mà để gạt bỏ cả bài thơ gạt bỏ nhà thơ Quang Dũng để nó mãi mãi vùi sâu trong quá khứ, vào quên lãng, để không ai còn biết bài thơ nhà thơ nữa. Bởi người ta cho rằng hai câu thơ này là mộng rớt làm mất đi vẻ đẹp, sự hùng hồn của bài thơ, khi ra chiến trường không được bị luỵ không được tưởng nhớ đến quê nhà phải dốc toàn tâm, toàn lực cho sự đấu tranh dành độc lập cho dân tộc. Nhà thơ Nguyễn đình Thi từng viết:

“Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”

Người lính của Nguyễn Đình Thi ra đi không mang một chút vương vấn bụi trần nào, dẫu biết rằng ra đi có thể một đi không trở lại nhưng vẫn hiên ngângnh dũng không bao giờ từ bỏ ý chí của mình. Bởi nếu ngoảnh lại sẽ chẳng bao giờ đi được. Còn với người lính của quang Dũng họ ra đi chiến trường vẫn mang một tình yêu quê hương đất nước một thứ tình yêu mãnh liệt nhất. Biết đâu đấy nó lại là nơi tiếp thêm ý chí, sức mạnh cho những người lính kia thì sao, và làm cho họ bớt đi cái nỗi nhớ quê nhà”.

Người ta thường nói cái gì vĩnh cửu thì sẽ vĩnh cửu mãi mãi, cái gì sự thật thì mãi mãi là sự thật, cái gì xứng đáng thì sẽ mãi mãi xứng đáng, và quả thật thời gian đã trả lại vị trí cho bài thơ, cho nhà thơ, cho những người yêu thích bài thơ Tây Tiến.

Ra đi là thế, chiến đấu là thế họ biết rằng khi mình ra đi sẽ có ngày một đi không trở lại nhưng họ vẫn ra đi chiến đấu hết mình cho sự độc lập của dân tộc bởi thế cho nên ta mới bắt gặp những hình ảnh

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc trời xanh”

Đọc câu thơ ta thấy thấp thoáng bóng hình của thơ cổ với những con người quyết gạt tình riêng ra đi vì nghĩa lớn yêu đời nhưng rất yêu nước vì dù có hi sinh nhưng vẫn phải hi sinh một cách anh hùng “sống đánh giặc , chết cũng đánh giặc” Nguyễn Đình Chiểu-văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”

Lí tưởng cách mạng đã truyền cho người lính và cả chất ngang tàng đôi khi pha sắc màu anh hùng hảo hán thời xưa”coi cái chết nhẹ tựa lông hồng” ra đi không vướng thê nhi, không tiếc đời xanh. Dù ta biết có chiến thắng nào mà khồn phải trả giá bằng máu và nước mắt.

“Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Cả bài thơ ta không hề thấy Quang Dũng nói về trận đánh nào. Vậy mà ở đây ta lại bắt gặp sự hi sinh của những người lính. Sự hi sinh ấy đầy ngang tàng và anh dũng, các anh hi sinh bằng những chiếc áo màu xanh chính các anh đang mặc hàng ngày. Hiện thực đau lòng đến nỗi ” con sông Mã phải gầm lên tiếng khóc đau thương tiễn đưa các anh .

“Ở đây không manh ván

Chôn anh bằng tấm chăn”

Viếng anh – Hoàng Lộc

Cảm hứng lãng mạn như bao trùm hào quang lên cái chết của người lính Tây Tiến. Tác giả đã sử dụng biện pháp nói giảm làm vơi đi nỗi đau từ đó vĩnh viễn hoá sự hi sinh của người lính Tây Tiến. Cái chết là sự trở về với đất mẹ vĩnh hằng nơi mà các anh đã sinh ra mà thôi. Các anh đã làm nên dáng đứng Việt Nam của một đất nước kiên cường bất khuất:

“Ôi đất nước bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hoá núi sông ta”

Dù biết ra đi sẽ có ngày một đi không trở lại nhưng họ vẫn đi theo tiếng gọi của tổ quốc vì nền độc lập của dân tộc. Và họ tin rằng ngày mai đây thôi nước nhà sẽ độc lập, sẽ tự do.

Các anh ra đi và đã hoá vào non sông đất nước Việt Nam này”

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn”

Tiếng hát con tàu- Chế Lan Viên

Sáu mươi mùa xuân đã đi qua kể từ ngày bài thơ Tây Tiến ra đời vượt qua sức cản phá của thời gian những người lính Tây Tiến vẫn còn dư âm của một thì chiến đấu kiên cườnh anh dũng bất khuất của dân tộc ta. Nhà thơ Quang Dũng đã dựng lên bức tượng đài nghệ thuật bất tử bằng ngôn từ về người lính vô danh mà ông đã dựng lên bằng cả tâm hồn mình, sự ra đi chiến đấu và ngã xuống” .Những người lính mãi mãi sống trong lòng của mọi người dân đất Việt hôm qua hôm nay và mai sau. Và đặc biệt hơn các anh là tấm gương để những lớp thanh niên Việt Nam ngày nay phấn đâú tu dưỡng bản thân:

“Đâu cần thanh niên có

Đâu khó có thanh niên

Lớp cha trước, lớp con sau

Đã thành đồng chí, chung quân anh hùng”

Tố Hữu.

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky