Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 12

Cảm nhận của em về khổ thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu: “Ta về mình có nhớ ta… Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.”​

Tác giả: Sach Vui
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

* Khái quát chung: Đoạn thơ ghi lại nỗi nhớ của nhà thơ và cũng là của cán bộ đối với cảnh và người Việt Bắc.

“Ta về mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đỗ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.”​

* Cảm nhận:

– Đoạn thơ trước tiên gợi lên một bức tranh tứ bình đẹp của thiên nhiên Việt Bắc. Bức tranh 4 mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông trở thành bức tranh của nỗi nhớ khôn nguôi. Đoạn thơ ngập tràn màu sắc với màu rực đỏ của hoa chuối mùa đông giữa rừng xanh mênh mông, màu trắng tinh khiết của hoa mơ mùa xuân, ánh vàng mơn mởn của rừng phách vào hè và mùa thu huyền ảo đẫm mình dưới ánh trăng soi.

Phong cảnh mà tg gợi tả ở đây là phong cảnh núi rừng qua 4 mùa trong năm. Trong vài câu thơ mà ta thấy được cả sự luân chuyển của thời gian một cách sống động: tiếng ve kêu báo mùa hè đến, cây phách đổ sang vàng. 4 mùa hiện lên trong thơ Tố Hữu, mỗi mùa một vẻ đẹp, một nét duyên riêng. Thật khó quên!

– Đan xen giữa vẻ đẹp thiên nhiên, là vẻ đẹp con người. Thiên nhiên trở thành phông nền, càng làm tôn lên vẻ đẹp con người. Xen giữa câu “lục” tả cảnh là một câu “bát” tả người trong tư thế lao động và tỏng sinh hoạt (Đèo cao nắng ánh…., nhớ người đan nón…, nhớ cô em gái…., nhớ ai tiếng hát). Sự đan xen giữa người và cảnh tạo nên sự hài hoà, quấn quýt gợi tình cảm nhớ thương da diết. 

– Bao trùm cả đoạn thơ là nỗi thương nhớ, thiết tha vang lên âm điệu man mác của ca dao. Những câu ca dao nhẹ nhàng, uyển chuyển, giàu tình cảm trào lên đầy cảm xúc qua cách xưng hô “mình – ta” thắm thiết. Nhạc điệu nhịp nhàng, trầm bổng khiến cả đoạn thơ mang một âm hưởng bâng khuâng, êm êm như một khúc hát ru. Đặc biệt từ “nhớ” trở thành một điệp từ, mỗi lần một sắc thái khác nhau và cấp độ tăng lên làm rõ nét hơn tấm lòng lưu luyến của tác giả với chiến khu, với cảnh và người Việt Bắc trong những năm tháng hoạt động Cách Mạng ở nơi đây. Đoạn thơ mở đầu bằng những câu thơ kiểu dân gian “Ta về, mình có nhớ ta” thì cuối đoạn dường như đã được trả lời. Cả ta và mình đều có chung nỗi nhớ, cùng chung “tiếng hát ân tình” ngọt ngào và mối lương duyên ấy mãi còn quyến luyến, vấn vương trong những tâm hôn thuỷ chung, son sắt.

= > Có thể nói, đoạn thơ này là một trong những đoạn đặc sắc nhất của bài thơ “Việt Bắc”. 10 câu thơ giàu tính tạo tạo hình, giàu âm hưởng ca dao, cấu trúc hài hoà, cân đối, nhịp nhàng. Cảnh và người như quyện lấy nhau, với tình cảm thắm thiết của tác giả.

* Khái quát chung: Đoạn thơ ghi lại nỗi nhớ của nhà thơ và cũng là của cán bộ đối với cảnh và người Việt Bắc.

“Ta về mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đỗ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.”​

* Cảm nhận:

– Đoạn thơ trước tiên gợi lên một bức tranh tứ bình đẹp của thiên nhiên Việt Bắc. Bức tranh 4 mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông trở thành bức tranh của nỗi nhớ khôn nguôi. Đoạn thơ ngập tràn màu sắc với màu rực đỏ của hoa chuối mùa đông giữa rừng xanh mênh mông, màu trắng tinh khiết của hoa mơ mùa xuân, ánh vàng mơn mởn của rừng phách vào hè và mùa thu huyền ảo đẫm mình dưới ánh trăng soi.

Phong cảnh mà tg gợi tả ở đây là phong cảnh núi rừng qua 4 mùa trong năm. Trong vài câu thơ mà ta thấy được cả sự luân chuyển của thời gian một cách sống động: tiếng ve kêu báo mùa hè đến, cây phách đổ sang vàng. 4 mùa hiện lên trong thơ Tố Hữu, mỗi mùa một vẻ đẹp, một nét duyên riêng. Thật khó quên!

– Đan xen giữa vẻ đẹp thiên nhiên, là vẻ đẹp con người. Thiên nhiên trở thành phông nền, càng làm tôn lên vẻ đẹp con người. Xen giữa câu “lục” tả cảnh là một câu “bát” tả người trong tư thế lao động và tỏng sinh hoạt (Đèo cao nắng ánh…., nhớ người đan nón…, nhớ cô em gái…., nhớ ai tiếng hát). Sự đan xen giữa người và cảnh tạo nên sự hài hoà, quấn quýt gợi tình cảm nhớ thương da diết. 

– Bao trùm cả đoạn thơ là nỗi thương nhớ, thiết tha vang lên âm điệu man mác của ca dao. Những câu ca dao nhẹ nhàng, uyển chuyển, giàu tình cảm trào lên đầy cảm xúc qua cách xưng hô “mình – ta” thắm thiết. Nhạc điệu nhịp nhàng, trầm bổng khiến cả đoạn thơ mang một âm hưởng bâng khuâng, êm êm như một khúc hát ru. Đặc biệt từ “nhớ” trở thành một điệp từ, mỗi lần một sắc thái khác nhau và cấp độ tăng lên làm rõ nét hơn tấm lòng lưu luyến của tác giả với chiến khu, với cảnh và người Việt Bắc trong những năm tháng hoạt động Cách Mạng ở nơi đây. Đoạn thơ mở đầu bằng những câu thơ kiểu dân gian “Ta về, mình có nhớ ta” thì cuối đoạn dường như đã được trả lời. Cả ta và mình đều có chung nỗi nhớ, cùng chung “tiếng hát ân tình” ngọt ngào và mối lương duyên ấy mãi còn quyến luyến, vấn vương trong những tâm hôn thuỷ chung, son sắt.

= > Có thể nói, đoạn thơ này là một trong những đoạn đặc sắc nhất của bài thơ “Việt Bắc”. 10 câu thơ giàu tính tạo tạo hình, giàu âm hưởng ca dao, cấu trúc hài hoà, cân đối, nhịp nhàng. Cảnh và người như quyện lấy nhau, với tình cảm thắm thiết của tác giả.

Chọn tập
Bình luận