Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 12

Nghị luận: Về hình ảnh bàn tay của Tnú trong tác phẩm Rừng Xà nu của Nguyễn Trung Thành

Tác giả: Sach Vui
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Tnú là nhân vật trung tâm của truyện. Cuộc đời của Tnú tiêu biểu cho số phận và con đường của các dân tộc Tây Nguyên, từ trong đau thương, phẫn uất quật khởi vùng dậy chiến đấu.

– Tnú là một nhân vật có tính cách: gan góc, táo bạo, trung thực, dũng cảm (cùng với Mai vào rừng tiếp tế cho anh Quyết). Đặc biệt, Tnú có lòng căm thù giặc sâu sắc, nhất mực trung thành với cách mạng (khi địch tra hỏi cộng sản ở đâu, Tnú đặt tay lên bụng mà nói “Ở đây này”).

– Xây dựng nhân vật Tnú, tác giả tập trung miêu tả hình ảnh đôi bàn tay. Bàn tay như một chi tiết nghệ thuật thể hiện tính cách, qua bàn tay có thể thấy được cuộc đời, số phận và tính cách nhân vật.

Khi còn lành, bàn tay Tnú cầm phấn viết chữ anh Quyết dạy cho. Khi học hay quên chữ, bàn tay đó dám cầm đá đập vào đầu mình để trừng phạt. Bàn tay đặt lên bụng mình mà nói: “Cộng sản đây này!”. Khi địch tra khảo, sẵn sàng nhận thêm những vết dao chém của kẻ thù lên lưng v.v…).

Hai bàn tay Tnú đã bị giặc quấn giẻ tẩm dầu xà nu rồi đốt. Mười ngón tay anh thành mười ngọn đuốc. Nguyễn Trung Thành đã miêu tả thật cụ thể cái cảm giác đau đớn rùng rợn ấy: “Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi”. Hai bàn tay Tnú, mỗi ngón chỉ còn hai đốt. Hai bàn tay cụt ngón đó là chứng tích đầy căm hận, là mối thù mà suốt đời anh phải trả. Mười ngọn đuốc nơi mười ngón tay Tnú đã châm bùng lên ngọn lửa đồng khởi của dân làng Xô-man. Và bàn tay của Tnu bị lửa thiêu cháy, mỗi ngón tay còn hai đốt ấy vẫn cầm chắc ngọn dáo, cây súng đi tìm giặc để trả thù. Đến cuối truyện, hình ảnh bàn tay Tnú đã bóp chết tên chỉ huy đồn giặc ngay trong hầm ngầm cố thủ của nó.

– Hình tượng Tnú, với cuộc đời và số phận đầy bi tráng đã thể hiện cụ thể mâu thuẫn không đội trời chung giữa những người dân cách mạng Tây Nguyên với lũ giặc độc ác, man rợ, đã cắt nghĩa sâu sắc lí do tại sao người Tây Nguyên (và cả đất nước Việt Nam trong thời đại chống Mĩ) lại vùng dậy như thác đổ bão lay quyết chiến đấu để bảo vệ hạnh phúc riêng tư và hạnh phúc cộng đồng.

Tnú là nhân vật trung tâm của truyện. Cuộc đời của Tnú tiêu biểu cho số phận và con đường của các dân tộc Tây Nguyên, từ trong đau thương, phẫn uất quật khởi vùng dậy chiến đấu.

– Tnú là một nhân vật có tính cách: gan góc, táo bạo, trung thực, dũng cảm (cùng với Mai vào rừng tiếp tế cho anh Quyết). Đặc biệt, Tnú có lòng căm thù giặc sâu sắc, nhất mực trung thành với cách mạng (khi địch tra hỏi cộng sản ở đâu, Tnú đặt tay lên bụng mà nói “Ở đây này”).

– Xây dựng nhân vật Tnú, tác giả tập trung miêu tả hình ảnh đôi bàn tay. Bàn tay như một chi tiết nghệ thuật thể hiện tính cách, qua bàn tay có thể thấy được cuộc đời, số phận và tính cách nhân vật.

Khi còn lành, bàn tay Tnú cầm phấn viết chữ anh Quyết dạy cho. Khi học hay quên chữ, bàn tay đó dám cầm đá đập vào đầu mình để trừng phạt. Bàn tay đặt lên bụng mình mà nói: “Cộng sản đây này!”. Khi địch tra khảo, sẵn sàng nhận thêm những vết dao chém của kẻ thù lên lưng v.v…).

Hai bàn tay Tnú đã bị giặc quấn giẻ tẩm dầu xà nu rồi đốt. Mười ngón tay anh thành mười ngọn đuốc. Nguyễn Trung Thành đã miêu tả thật cụ thể cái cảm giác đau đớn rùng rợn ấy: “Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi”. Hai bàn tay Tnú, mỗi ngón chỉ còn hai đốt. Hai bàn tay cụt ngón đó là chứng tích đầy căm hận, là mối thù mà suốt đời anh phải trả. Mười ngọn đuốc nơi mười ngón tay Tnú đã châm bùng lên ngọn lửa đồng khởi của dân làng Xô-man. Và bàn tay của Tnu bị lửa thiêu cháy, mỗi ngón tay còn hai đốt ấy vẫn cầm chắc ngọn dáo, cây súng đi tìm giặc để trả thù. Đến cuối truyện, hình ảnh bàn tay Tnú đã bóp chết tên chỉ huy đồn giặc ngay trong hầm ngầm cố thủ của nó.

– Hình tượng Tnú, với cuộc đời và số phận đầy bi tráng đã thể hiện cụ thể mâu thuẫn không đội trời chung giữa những người dân cách mạng Tây Nguyên với lũ giặc độc ác, man rợ, đã cắt nghĩa sâu sắc lí do tại sao người Tây Nguyên (và cả đất nước Việt Nam trong thời đại chống Mĩ) lại vùng dậy như thác đổ bão lay quyết chiến đấu để bảo vệ hạnh phúc riêng tư và hạnh phúc cộng đồng.

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky