Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 12

Viết một đoạn văn khoảng 50 dòng về giọt nước mắt của bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân

Tác giả: Sach Vui
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

* Khi hiểu ra bà tủi phận.

– Khi nghe Tràng phân trần, cắt nghĩa: “Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ”, bà cụ mới hiểu. “Bà lão cúi đầu nín lặng”. Một sự im lặng chất chứa biết bao suy nghĩ. “Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình”. Một nỗi tủi hờn, xót thương trào lên trong lòng bà cụ Tứ “Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc ăn nên làm nổi những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này…Còn mình thì…”. Đằng sau lời độc thoại bỏ lửng đó người đọc có thể thấy được nỗi cay đắng của bà đang dâng lên tột đỉnh và người mẹ nghèo khổ ấy đã khóc ” Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt…”.

* Bà lo lắng: Thương con nên lo lắng cho con: “Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không”. Suy nghĩ này của bà cụ Tứ chứng tỏ bà đang rất lo lắng cho tương lai của hai con. Cũng chứng tỏ sự ám ảnh về nạn đói ấy thật khủng khiếp.

*Từ tủi phận và lo lắng bà lão chuyển sang tâm trạng vừa vui mừng vừa thương xót anh con trai và người vợ nhặt. Vui mừng vì con có hạnh phúc, xót thương vì sự thật quá phũ phàng. Bà thở dài nhìn người đàn bà đang vân vê tà áo đã rách bợt nay đã là dâu con của bà. Càng nhìn bà càng thương thị lại càng thương con mình “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ người ta mới lấy đến con mình, mà con mình mới có được vợ. May ra mà qua được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó”.

– Sau khi khẽ dặng hắng một tiếng, bà lão ôn tồn, “nhẹ nhàng” nói với nàng dâu: “Ừ thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…” . Ngôn ngữ của bà lão nhẹ nhàng, cái nhìn của bà với nàng dâu đầy cảm thông. Tất cả xuất phát từ tình yêu thương con người của bà lão. Lời nói ấy làm anh Tràng nhẹ nhõm và cũng đã trả lại danh dự cho người đàn bà là mang tiếng “theo trai”.

* Bà lão chợt nhớ ra cái bổn phận mẹ chồng. Thế là bà lão bắt đầu nói với 2 vợ chồng, bà dặn dò các con “Nhà ta thì nghèo con ạ! Vợ chồng liệu bảo nhau mà làm ăn”. Bà ấp ủ và hướng hai con vào niềm tin tưởng ở tương lai phía trước với triết lí dân gian gần gũi “Rồi may ra ông giời cho khá…Biết thế nào hở con, ai giầu ba họ, ai khó ba đời”. Điều này chứng tỏ bà là một bà mẹ chu toàn. Đây chính là niềm lạc quan hy vọng đổi đời.

* Vì thương con bà lại ám ảnh chuyện cũ: “Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão , nghĩ đến đứa con gái út, nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?”.

* Song nổi bật hơn cả vẫn là tấm lòng thương yêu của bà cụ Tứ: Bà lão, nhìn người đàn bà, lòng đầy xót thương. Và cũng như biết bao bà mẹ nhân từ khác, bà cụ Tứ những mong con dâu mình hoà thuận. Bà an ủi đôi vợ chống son “Kể có được dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo cũng chẳng ai người ta chấp nhặt chi lúc này. Cốt làm sao hoà thuận là u mừng rồi. Năm nay thì đói to đấy, lấy nhau lúc này u thương quá”. Bà cụ Tứ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ cháy xuống ròng ròng. Những giọt nước mắt xót xa, tủi nhục ấy, người vô tâm như Tràng làm sao có thể hiểu nổi.

* Khi hiểu ra bà tủi phận.

– Khi nghe Tràng phân trần, cắt nghĩa: “Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ”, bà cụ mới hiểu. “Bà lão cúi đầu nín lặng”. Một sự im lặng chất chứa biết bao suy nghĩ. “Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình”. Một nỗi tủi hờn, xót thương trào lên trong lòng bà cụ Tứ “Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc ăn nên làm nổi những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này…Còn mình thì…”. Đằng sau lời độc thoại bỏ lửng đó người đọc có thể thấy được nỗi cay đắng của bà đang dâng lên tột đỉnh và người mẹ nghèo khổ ấy đã khóc ” Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt…”.

* Bà lo lắng: Thương con nên lo lắng cho con: “Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không”. Suy nghĩ này của bà cụ Tứ chứng tỏ bà đang rất lo lắng cho tương lai của hai con. Cũng chứng tỏ sự ám ảnh về nạn đói ấy thật khủng khiếp.

*Từ tủi phận và lo lắng bà lão chuyển sang tâm trạng vừa vui mừng vừa thương xót anh con trai và người vợ nhặt. Vui mừng vì con có hạnh phúc, xót thương vì sự thật quá phũ phàng. Bà thở dài nhìn người đàn bà đang vân vê tà áo đã rách bợt nay đã là dâu con của bà. Càng nhìn bà càng thương thị lại càng thương con mình “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ người ta mới lấy đến con mình, mà con mình mới có được vợ. May ra mà qua được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó”.

– Sau khi khẽ dặng hắng một tiếng, bà lão ôn tồn, “nhẹ nhàng” nói với nàng dâu: “Ừ thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…” . Ngôn ngữ của bà lão nhẹ nhàng, cái nhìn của bà với nàng dâu đầy cảm thông. Tất cả xuất phát từ tình yêu thương con người của bà lão. Lời nói ấy làm anh Tràng nhẹ nhõm và cũng đã trả lại danh dự cho người đàn bà là mang tiếng “theo trai”.

* Bà lão chợt nhớ ra cái bổn phận mẹ chồng. Thế là bà lão bắt đầu nói với 2 vợ chồng, bà dặn dò các con “Nhà ta thì nghèo con ạ! Vợ chồng liệu bảo nhau mà làm ăn”. Bà ấp ủ và hướng hai con vào niềm tin tưởng ở tương lai phía trước với triết lí dân gian gần gũi “Rồi may ra ông giời cho khá…Biết thế nào hở con, ai giầu ba họ, ai khó ba đời”. Điều này chứng tỏ bà là một bà mẹ chu toàn. Đây chính là niềm lạc quan hy vọng đổi đời.

* Vì thương con bà lại ám ảnh chuyện cũ: “Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão , nghĩ đến đứa con gái út, nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?”.

* Song nổi bật hơn cả vẫn là tấm lòng thương yêu của bà cụ Tứ: Bà lão, nhìn người đàn bà, lòng đầy xót thương. Và cũng như biết bao bà mẹ nhân từ khác, bà cụ Tứ những mong con dâu mình hoà thuận. Bà an ủi đôi vợ chống son “Kể có được dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo cũng chẳng ai người ta chấp nhặt chi lúc này. Cốt làm sao hoà thuận là u mừng rồi. Năm nay thì đói to đấy, lấy nhau lúc này u thương quá”. Bà cụ Tứ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ cháy xuống ròng ròng. Những giọt nước mắt xót xa, tủi nhục ấy, người vô tâm như Tràng làm sao có thể hiểu nổi.

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky