Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 12

Cách mở đầu và kết thúc của Nguyễn Trung Thành có gì đặc biệt? Hãy phân tích ý nghĩa hình tượng rừng xà nu

Tác giả: Sach Vui
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

[ Đề bài: (1) Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày 2 lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây ko có cây nào ko bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như 1 trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn.

Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh 1 cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọc xanh rờn, hình nhọn mũi tên,lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người đã bị đạn đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương ko lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác ko giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên 1 thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã… Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng.,.

Đứng trên đồi xà nu ấy trong ra xa, đến hết tầm mắt cũng ko thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp đến chân trời.

(2) Tnú lại ra đi. Cụ Mết và Dít đưa anh ra đến rừng xà nu gần con nước lớn. Trận đại bác đêm qua đã đánh ngã bốn năm cây xà nu to. Nhựa ứa ra ở những vết thương đang đọng lại, lóng lánh nắng hè. Quanh đó vô số những cây con đang mọc lên. Có những cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những mũi lê.

Ba người đứng ở đấy nhìn ra xa. Đến hút tầm mắt cũng ko thấy j khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời.

Cách mở đầu và kết thúc của Nguyễn Trung Thành có gì đặc biệt? Từ 2 đoạn văn trên cùng hiểu biết về truyện ngắn này, hãy phân tích ý nghĩa hình tượng rừng xà nu. ]

Dàn ý tham khảo

a. Cây xà nu gắn bó mật thiết với cuộc sống con người Tây Nguyên

– Cây xà nu hiện lên trong tác phẩm trước hết như một loài cây đặc thù, tiêu biểu của miền đất Tây Nguyên. Mở đầu và kết thúc tác phẩm cũng bằng hình ảnh của cây xà nu, rừng xà nu như chính dân làng Xô man, như người dân Tây nguyên trên núi rừng trùng điệp: “đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời”.Qua hình tượng cây xà nu, nhà văn đã tạo dựng được một bối cảnh hùng vĩ và hoang dã đậm màu sắc Tây Nguyên cho câu chuyện.

– Cây xà nu gắn bó thân thiết với cuộc sống người dân Tây Nguyên.Cây xà nu gần gũi với đời sống của người dân Xô Man, thấm sâu vào nếp suy nghĩ và cảm xúc của họ, là chứng nhân của những sự kiện quan trọng xảy ra với họ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ trường kì. xà nu là lá chắn để bảo vệ làng Xô man trước đạn pháo của giặc: “Cứ thế hai ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho làng”.

– Cây xà nu có sức sống mãnh liệt: “trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy”. Đây là yếu tố cơ bản để xà nu vượt qua giới hạn của sự sống và cái chết. Sự tồn tại ngay trong sự hủy diệt: “Cạnh một cây xà nu mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên”

b. Cây xà nu tượng trưng cho phẩm chất và số phận con người Tây Nguyên trong chiến tranh Cách mạng.

– Thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu do đại bác của kẻ thù gợi cho ta nghĩ đến đau thương mà đồng bào ta phải trải qua trong thời kì cách mạng miền Nam bị khủng bố khốc liệt.Trong bom đạn chiến tranh thương tích đầy mình, cây xà nu vẫn hiên ngang vươn lên mạnh mẽ như người dân Tây Nguyên kiên cường bất khuất, không khuất phục trước kẻ thù.

– Cây xà nu rắn rỏi cùng đặc tính “ham ánh sáng” và khí trời của cây xà nu tựa như người Xô man chân thật, mộc mạc, phóng khoáng, yêu cuộc sống tự do.Tượng trưng cho niềm khao khát tự do, lòng tin vào lí tưởng Cách mạng của người dân Tây Nguyên, của đồng bào miền Nam.

– Cây xà nu- rừng xà nu tầng tầng lớp lớp, kế tiếp nhau lớn lên trong bom đạn với một sức sống mãnh liệt không gì ngăn cản nổi gợi cho ta nghĩ đến sự tiếp nối của nhiều thế hệ người Tây Nguyên đứng lên đấu tranh giữ gìn xứ sở và truyền thống cha ông.

– Sự tồn tại kì diệu của rừng xà nu qua những hành động hủy diệt, tàn phá của đạn đại bác thể hiện sự bất khuất, kiên cường, sự vươn lên mạnh mẽ của con người Tây Nguyên, của đồng bào miền Nam trong cuộc chiến đấu một mất một còn với kẻ thù.

[ Đề bài: (1) Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày 2 lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây ko có cây nào ko bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như 1 trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn.

Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh 1 cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọc xanh rờn, hình nhọn mũi tên,lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người đã bị đạn đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương ko lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác ko giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên 1 thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã… Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng.,.

Đứng trên đồi xà nu ấy trong ra xa, đến hết tầm mắt cũng ko thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp đến chân trời.

(2) Tnú lại ra đi. Cụ Mết và Dít đưa anh ra đến rừng xà nu gần con nước lớn. Trận đại bác đêm qua đã đánh ngã bốn năm cây xà nu to. Nhựa ứa ra ở những vết thương đang đọng lại, lóng lánh nắng hè. Quanh đó vô số những cây con đang mọc lên. Có những cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những mũi lê.

Ba người đứng ở đấy nhìn ra xa. Đến hút tầm mắt cũng ko thấy j khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời.

Cách mở đầu và kết thúc của Nguyễn Trung Thành có gì đặc biệt? Từ 2 đoạn văn trên cùng hiểu biết về truyện ngắn này, hãy phân tích ý nghĩa hình tượng rừng xà nu. ]

Dàn ý tham khảo

a. Cây xà nu gắn bó mật thiết với cuộc sống con người Tây Nguyên

– Cây xà nu hiện lên trong tác phẩm trước hết như một loài cây đặc thù, tiêu biểu của miền đất Tây Nguyên. Mở đầu và kết thúc tác phẩm cũng bằng hình ảnh của cây xà nu, rừng xà nu như chính dân làng Xô man, như người dân Tây nguyên trên núi rừng trùng điệp: “đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời”.Qua hình tượng cây xà nu, nhà văn đã tạo dựng được một bối cảnh hùng vĩ và hoang dã đậm màu sắc Tây Nguyên cho câu chuyện.

– Cây xà nu gắn bó thân thiết với cuộc sống người dân Tây Nguyên.Cây xà nu gần gũi với đời sống của người dân Xô Man, thấm sâu vào nếp suy nghĩ và cảm xúc của họ, là chứng nhân của những sự kiện quan trọng xảy ra với họ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ trường kì. xà nu là lá chắn để bảo vệ làng Xô man trước đạn pháo của giặc: “Cứ thế hai ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho làng”.

– Cây xà nu có sức sống mãnh liệt: “trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy”. Đây là yếu tố cơ bản để xà nu vượt qua giới hạn của sự sống và cái chết. Sự tồn tại ngay trong sự hủy diệt: “Cạnh một cây xà nu mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên”

b. Cây xà nu tượng trưng cho phẩm chất và số phận con người Tây Nguyên trong chiến tranh Cách mạng.

– Thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu do đại bác của kẻ thù gợi cho ta nghĩ đến đau thương mà đồng bào ta phải trải qua trong thời kì cách mạng miền Nam bị khủng bố khốc liệt.Trong bom đạn chiến tranh thương tích đầy mình, cây xà nu vẫn hiên ngang vươn lên mạnh mẽ như người dân Tây Nguyên kiên cường bất khuất, không khuất phục trước kẻ thù.

– Cây xà nu rắn rỏi cùng đặc tính “ham ánh sáng” và khí trời của cây xà nu tựa như người Xô man chân thật, mộc mạc, phóng khoáng, yêu cuộc sống tự do.Tượng trưng cho niềm khao khát tự do, lòng tin vào lí tưởng Cách mạng của người dân Tây Nguyên, của đồng bào miền Nam.

– Cây xà nu- rừng xà nu tầng tầng lớp lớp, kế tiếp nhau lớn lên trong bom đạn với một sức sống mãnh liệt không gì ngăn cản nổi gợi cho ta nghĩ đến sự tiếp nối của nhiều thế hệ người Tây Nguyên đứng lên đấu tranh giữ gìn xứ sở và truyền thống cha ông.

– Sự tồn tại kì diệu của rừng xà nu qua những hành động hủy diệt, tàn phá của đạn đại bác thể hiện sự bất khuất, kiên cường, sự vươn lên mạnh mẽ của con người Tây Nguyên, của đồng bào miền Nam trong cuộc chiến đấu một mất một còn với kẻ thù.

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky