Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 12

Phân tích truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao

Tác giả: Sach Vui
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Mùa thu năm 1947, Nam Cao lên Việt Bắc. Ông là thư ký tòa soạn báo Cứu quốc Việt Bắc, viết Nhật ký ở rừng. Tại chiến khu, Nam Cao gia nhập Đảng. Từ đây, với cảm quan mới, Nam Cao hăng hái tham gia công tác văn hóa, văn nghệ và báo chí cứu quốc, hòa mình vào cuộc kháng hiến vĩ đại của dân tộc. Khiêm tốn, giản dị, chân thành, nhà văn không nề hà, không ngại khó, hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ được tổ chức phân công. Các tác phẩm “kịp thời” của ông bắt ngay vào việc tuyên truyền cổ vũ, động viên chiến sĩ, cán bộ đồng bào trong địch hậu, ngoài tiền tuyến, trong đó truyện ngắn Đôi mắt được xem như một tuyên ngôn nghệ thuật của nhà văn dứt khoát với cái cũ, hào hứng, tin tưởng trên con đường lớn của dân tộc, của đất nước.

“Mấy ngày nghỉ Tết, tồi dùng để viết một truyện ngắn cho đỡ nhớ. Truyện Tiên sư thằng Tào Tháo ! Nhưng sau tôi đặt cho nó một cái tên giản dị và đứng đắn: Đôi mắt”.

Đấy là tất cả những gì mà Nam cao đã viết về Đôi mắt trong cuốn nhật kí mà ông vẫn ghi khá đều đặn và kĩ lưỡng trong mấy tháng ở rừng. Chỉ vẻn vẹn chưa đầy ba dòng chữ, không hơn. Trong khi cũng ở ngày 2-3-1948 ấy, nhà văn lại dành nhiều giấy mực và rất nhiều sự thiết tha để nói về những lí do đã khiến ông phải dằn lòng gác lại ý định làm cuốn tiểu thuyết lớn mà ông vẫn thường xuyên trăn trở.

Có nghĩa rằng Nam cao đã không hề coi Đôi mắt là “ cái tác phẩm mơ ước” của đời mình. Và rất có thể chính nam Cao cũng đã không tiên lịệu được rằng cái truyện ngắn được ông viết để cho đỡ nhớ kia rồi sẽ thuộc vào số rất hiếm các tác phẩm văn xuôi thời ấy mà giá trị, như những năm sau này cho thấy, không bị nhạt phai đi với thời gian.

Nhưng thật sự lại đúng là như thế. Những trang văn Nam Cao viết trong mấy ngày Tết ấy sẽ còn mãi để cùng với bao thế hệ bạn đọc phát hịên, suy ngẫm về những ý nghĩa sâu sắc, lớn lao của nghệ thuật – mà cũng không chỉ riêng gì nghệ thuật … Những trang văn ấy còn mãi, còn là để cho chúng ta thêm dịp ngưỡng mộ một tài năng truyện ngắn bậc thầy.

Đôi mắt phê phán cách nhìn đời, nhìn người lệch lạc, khinh miệt, lối sống ích kỷ và bàng quan của một trí thức đối với kháng chiến, đồng thời biểu dương một lớp trí thức, văn nghệ sĩ có một cái tâm đẹp, gắn bó với nhân dân, tích cực tham gia sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Đôi mắt thể hiện cách nhìn và thái độ của người trí thức đối với nông dân và kháng chiến.

Nam Cao, như thường lệ, vào truyện rất nhanh. Bỏ qua bằng hết những chi tiết thừa, những điều vụn vặt, hòan toàn không cần đến lối kể đủ ngành ngọn, đủ đầu đuôi, nhà văn chỉ bằng một hai câu đã ngay lập tức đặt chúng ta trước ngôi nhà của nhân vật chính – văn sĩ Hoàng. Rồi cũng chỉ qua một hai câu nữa, ấn tượng đầu tiên về nhân vật đó đà nổi hẳn lên, qua một chi tiết đầy sức phát hiện: Đã đến nước phải rời Hà Nội tản cư về nông thôn sống nhờ dân mà một thói quen không hợp cảnh, không hợp thời đến như nuôi chó Tây trong nhà, anh ta cũng không sao bỏ được. Một con người vẫn cứ hệt như cũ, trong một hòan cảnh đã hòan tòan khác cũ.

Nhưng đó mới là khúc dạo đầu tiên, làm nên , làm nền để cho Hoàng xúât hiện. Và tác giả đã cho nhân vật bước ra: một con người mới thạot trông đã thấy ứ đầy sự no nê, nhàn hạ, sự múp míp, phong lưu, nó khiến anh trở nên rất chướng trong hòan cảnh cả một dân tộc đang gian lao chiến đấu. Và cái cảm giác ấy đã được Nam Cao diễn tả một cách sắc sảo đến tinh quái, trong những lời văn thật giàu sức tạo khối tạo hình:

“Anh Hoàng đi ra. Anh vẫn bước khệnh khạng, thong thả bởi vì người khí to béo quá, vừa bước vừa bơi cánh tay kềnh kệnh ra hai bên, những khối thịt ở hai bên dưới nách kềnh ra và trông tủn ngủn như ngắn quá”.

Xin hãy nhớ rằng những lời có khả năng làm người ta phải phát ngấy lên này, Nam Cao đã viết vào lúc đang sống với những bữa cơm rất nhiều khi chỉ có muối không, trên rừng, bên những người Tày, người Dao vất vả và đói rách…

Có thể nói, trên suốt chiều dài thiên truyện, Nam Cao không ngớt đưa ra những chi tiết rất đắt để miêu tả ngọai hình Hoàng và đời sống vào lúc ấy đang là quá ư dư giả của nhà Hoàng: nào là “một cái vành móng ngựa ria” đặc chất thị thành được Hoàng chăm nuôi đúng lúc anh ta đã rời thành thị, nào là cái thú ăn mía ướp hoa bưởi và ngủ trong những tấm chăn thoang thỏang nước hoa…

Có lẽ ở đây nên tránh một sự hiểu lầm. Một người như Nam Cao, tôi chắc không bao giờ lại thù nghịch với một nhu cầu chính đáng của con người – nhu cầu được sống trong sung sướng. Trong trường hợp này, nhà văn, theo tôi, chỉ muốn lí giải cái nguyên nhân đã sinh ra đôi mắt nhìn đời, nhìn người một phía của Hoàng. Hãy nhớ đến cái ý của F.Coppée mà Nam Cao từ lâu đã tâm đắc: Người chỉ xấu xa trước đôi mắt của phường ích kỉ. 

Phải chăng, Nam Cao đã đặt vào trung tâm truyện Đôi mắt này hình tượng của một kẻ xét cho cùng cũng thuộc vào phường ích kỉ, một kẻ mà sự ích kỉ đã cho phép anh ta yên tâm thỏa thuê sung sướng no đủ một mình giữa những tháng ngày gian khổ nhất củ cuộc kháng chiến toàn dân. Và đấy là một lí do, là một trong những lí do đã khiến dưới đôi mắt anh ta, con người hiện lên với chỉ tòan cái xấu.

Không khó khăn gì để thấy, quả thật, dưới đôi mắt và qua cửa miệng Hoàng, đã hiện lên, và chỉ hiện lên, cả một danh sách dài những tật xấu của người dân kháng chiến: ngu độn, tham lam, bần tiện, thóc mách, rởm đời, và tệ nhất là đã ngố lại còn nhặng xị (đánh vần chưa xong mà lại thích đòi xét giấy, viết còn sai chữ quốc ngữ mà lại sính làm con vẹt lặp lại những từ chính trị cao siêu).Người dân chỉ có thể là như thế dưới mắt Hoàng: và đấy là một định kiếng mà cho đến cuối cùng, không một nhân vật nào dám nghĩ đến việc làm thay đổi.

Nhưng xin đừng vội đơn gảin hóa Nam Cao. Nhà văn xây dựng nhân vật Hoàng như một người chỉ nhìn được một phía của sự thật chứ không phải một kẻ cố ý nói sai sự thật. Có thể tin rằng Hoàng chân thực trong việc kể lại những gì mình quan sát được. Anh ta cam đoan tới hai lần:” Tôi có bịa một tí nào, tôi chết”. Và cũng xin để ý điều này: không một nhân vật nào, ngay cả Độ – người có thể coi như một hóa thân của chính Nam Cao – thấy ngờ vực về những điều Hoàng kể. Độ có thể không đồng tình với thái độ không đồng tình của Hoàng, có thể cắt nghĩa khác đi về những hiện tượng mà Hoàngđã nêu ra, nhưng Độ chưa hề một lần Hoài nghi rằng những hiện tượng như Hoàng đã thấy là không thể có. Đấy là chưa nói rằng, có lúc Độ còn góp thêm vào câu chuyện của Hoàng những hiện tượng tương tự thế về những nhược điểm của quần chúng, với một giọng điệu không phải hòan tòan xa lạ so với giọng điệu của Hoàng:” Vô số anh răng đen, mắt tóet, gọi lựu đạn là “nựu đạn”, hát Tiến quân ca như người buồn ngủ cầu kinh…”. Nếu không có thêm những lời giải thích ở phía sau, thì một lối nói thế này, riêng nó thôi, kể cũng dễ bị lầm cho là của chính nhân vật Hoàng.

Hoàng nhìn đời, nhìn người theo một phía. Nhưng ở riêng cái phía ấy thì Hoàng lại rất biết nhìn, và càng rất biết diễn tả một cách sắc sảo những gì nhìn thấy. Hầu như không bao giờ anh ta chịu dừng ở những nhận xét chung chung. Ngược lại, nhà văn ấy – không phải tình cờ mà Nam Cao đã xây dựng nhân vật Hoàng là một nhà văn – luôn luôn biết làm sống động những nhận xét của mình bằng những câu chuyện kể đầy ý vị. Xin thử lấy ra đây một trong rất nhiều ví dụ. Hoàng phàn nàn với Độ về việc người dân quê, theo Hoàng, cứ hay nấp nom chú ý một cách vô lối tới những người ở xung quanh. Một nhận xét như thế chắc sẽ không có gì đặc biệt hấp dẫn nếu không có những câu tiếp theo sau:

“Này, anh mới đến chơi thế mà lúc nãy tôi đã thấy có người nấp nom rồi. Ngày mai thế nào chuyện anh đến chơi tôi cũng đã chạy khắp làng. Họ sẽ kể rất rạch ròi tên anh, tuổi anh, anh gầy béo thế nào, có bao nhiêu nốt ruồi ở mặt, có mấy lỗ rách ở ống quần bên trái”.

Cái đáo để của Hoàng, mà cũng là cái ghê gớm ở ngòi bút văn xuôi của Nam Cao lại chính là cái khả năng biết nhìn ra cái không mấy ai nhìn thấy. Khả năng nhận thấy cái bản chất nó bộc lộ ra tận kẽ tóc chân tơ ở chính những chỗ tưởng như chẳng đáng kể gì hết cả: những nốt ruồi, mấy cái lỗ rách, mà lại cụ thể đến mức là lỗ rách ở ống quần bên trái ! Chẳng khác nào M.Gocki và I.Bunin trước kia đã từng phát hiện ra đúng thực chất của một kẻ lạ trong quán rượu nhờ không chỉ vào vẻ mặt xanh xám, mà còn từ lọai cà vạt và chiếc cổ áo nhàu…

Mà những chi tiết như thế, và hơn thế, đâu có hiếm trong Đôi mắt? Chính nó đã góp phần đáng kể trong việc làm nên cái duyên riêng của truyện ngắn này. Bởi Nam Cao đã để Hoàng nói rất nhiều. Hoàng nói, nói, rồi lại nói. Một phần lớn tác phẩm như bị tràn ngập bởi lời Hoàng. Tìm đến một cách viết như thế này chỉ có thể hoặc là một người viết nghèo thủ pháp, hoặc ngược lại, một tay nghề điêu luyện. Là vì, với cách viết ấy, trừ phi là một bậc cực giỏi về xây dựng ngôn ngữ nhân vật thì không còn cách gì cứu được tác phẩm khỏi rơi vào tình trạng chán ngán, nhạt nhẽo về mặt văn chương. Nam cao thuộc vào số người tài giỏi ấy. Một phần không nhỏ trong Đôi mắt chỉ là lời của một nhân vật, vậy mà thiên truyện vẫn có một sức thu hút thật quái lạ với mọi người. Mà như thế là bởi tài đặt chi tiết vào trong lời kể, như bên trên đã nói. Và bởi tài tạo ra một ngữ điệu nói chân thực, phong phú, biến ảo, khiến người đọc như nghe thấy từng chỗ đổi giọng, và như trông thấy từng sự thay đổi trên vẻ mặt của người nói. Chúng ta có thể thấy rõ việc đó một lần nữa qua lời kể chuyện của Hoàng về anh thanh niên vác bó tre đọc thuộc lòng bài “ba giai đọan”, hay là lời thọai dưới đây, xuất hiện sau chi tiết trên một chút:

“Nhưng anh vẫn không thể chối được rằng họ có nhiều cái ngố không chịu được. Tôi thấy nhiều ông tự vệ, hay cả vệ quốc quân nữa, táy máy nghịch súng hay lựu đạn làm chết người như bỡn. Nhiều ông cầm đến một khẩu súng kiểu lạ, không biết bắn thế nào. Như vậy thì hăng hái cũng vất đi. Nhưng mà thôi! Nước mình như vậy, suốt đời không được mó đến khẩu súng thì làm gì biết bắn, họ đánh mãi rồi cũng biết. thì cứ để cho họ đánh tây đi! Nhưng tai hại là người ta lại cứ muốn cho họ làm ủy ban nọ, ủy ban kia nữa, thế mới chết người ta chứ! Nói ví dụ ngay như cái thằng chủ tịch ủy ban khu phố ở Hà Nội lúc chưa đánh nhau. Nó là một anh hàng cháo lòng. Bán cháo lòng thì nó biết đánh tiết canh, chứ biết làm ủy ban thế nào mà bắt nó làm ủy ban? Ông chủ tịch làng này, xem giấy của nhà tôi, thấy đề Nguyễn Thục Hiền, cứ nhất định bảo là giấy mượn của đàn ông. Theo ông ấy thì đàn bà ai cũng phải là thị này thị nọ”…

Như vậy, trong cách diễn đạt của Nam Cao, Hoàng là một phản đề. Nhưng Nam Cao muốn đó phải là một phản đề đặc sắc . Nhà văn đã để cho Hoàng thỏa sức vẫy vùng, át giọng tất cả, lấn lướt tất cả; trong khi nhân vật chính diện – nhà văn Độ – chỉ đóng vai trò người đối thọai khiêm nhường, thỉnh thỏang mới rụt rè đưa ra vài lời phản bác. Đấy lại là một chỗ cao tay khác nữa của nhà văn. Đâu dễ có người như Nam Cao: dám chọn cho mình một cách viết mà nếu thiếu đi một chút bản lĩng thôi cũng đủ làm tan tành sức thuyết phục nghệ thuật của chủ đề. Nhưng những lúc thật đúng là chính mình, Nam Cao vẫn là như thế: không chịu quan niệm một cái gì đơn giản, một chiều

Chỉ với nửa đầu thiên truyện, “Đôi mắt” của Hoàng đã hiện lên thật rõ. “Đôi mắt”, đầu tiên là cách nhìn đối với người dân. Hoàng mang đôi mắt của một sống giữa dân mà chỉ một mực miệt thị sự hèn kém của dân. Và vì thế, dù sống trong vùng kháng chiến, anh ta nhất quyết không làm gì cho kháng chiến. Bởi lẽ: ”Công tác với những người như vậy thì anh bảo công tác làm soa được?”.

Nhưng nếu thế thì hình như truyện ngắn đã có thề khép lại mà không cần đến nửa sau. Còn phải kể về buổi chiều đi chơi không thành và buổi tối thưởng thức Tam quốc để làm gì, một khi luận đề coi như đã hòan tòan sáng tỏ? Tuy vậy không nên quên Đôi mắt là một tác phẩm nghệ thuật thực thụ, nghĩa là một công trình khám phá thế giới của con người. Nó không dừng lại ở sự trình bày một nội dung tư tưởng. Nó còn cần và còn hăm hở muốn đi tiếp đến tận cùng một tính cách, thậm chí “ lộn trái” tính cách đó ra. Và dĩ nhiên nó làm việc đó không phải bằng lời văn nghị luận, mà thông qua chi tiết sống.

Đúng Vũ Bằng là nguyên mẫu của nhân vật Hoàng, đúng trăm phần trăm. Khi viết truyện ngắn này, Nam Cao cũng từng kể với tôi trong một lần đi công tác, Nam Cao có tạt xuống ghé thăm vợ chồng Vũ Bằng tản cư ở gần đó. Nam Cao ở chỗ Vũ Bằng thuê trọ cả tuần, phát hiện vợ chồng bạn mình thường đọc Tam Quốc trước khi ngủ. Thế là Nam Cao viết. Vũ Bằng hay Hoàng của Nam Cao là điển hình cho thân phận và tâm tư, suy nghĩ chông chênh của một bộ phận tầng lớp trí thức tiểu tư sản thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp. Sau giải phóng miền Nam năm 1975, Vũ Bằng có gặp lại tôi bảo rằng rất thích nhân vật Hoàng. Biết là Nam Cao viết có ý giễu mình, nhưng vẫn thích.”

Hoặc một lời nhận xét của Tô Hoài: “Trong cái tâm trạng trụy lạc của người bạn bấy giờ, có một phần tâm trạng Nam Cao lúc trước. Nam Cao phỉ báng nó, ruồng rẫy nó, khước từ nó, cũng là phỉ báng, ruồng rẫy khước từ những cái gì lẫn lộn của mình xưa kia…”

Thế nghĩa là, trong Hoàng có Vũ Bằng, nhưng theo Tô Hoài, trong Hoàng ít nhiều còn có cả Nam Cao. Cuộc trò chuyện giữa Độ và Hoàng là sự đối thọai giữa hai con người khác hẳn nhau, nhưng trên một ý nghĩa nhất định, cũng là sự đối thọai giữa hai phân thân của một con người duy nhất là Nam Cao. Một nhận xét như thế này rất dễ bị Hoài nghi vì Hoàng rõ ràng tương phản hẳn với Nam Cao từ ngọai hình tới hòan cảnh sống và con mắt nhìn đời. Nhưng tôi vẫn cho là Tô Hoài có lí. Không phải chỉ vì Nam Cao đã trao cho Hoàng còn nhiều hơn cho Độ tài quan sát, nhận xét và nhất là cái kiểu biện bác rất độc đáo của mình. Còn có một lẽ khác, chủ yếu hơn là từ thơi còn viết Chí Phèo, Lão Hạc, Một đám cưới v.v…, ta vẫn luôn luôn nhận ra một Nam Cao mà trái tim giàu ưu tư cứ phải chia sẻ thường xuyên cho hai tình cảm khá đối nghịch nhau: xa cách, cợt nhạo, mỉa mai và thông cảm, yêu thương, quí mến.

Tóm lại, Hoàng là một văn sĩ lạc hậu, kém nhân cách, lệch lạc trong nhìn người và nhìn đời, vô trách nhiệm đối với sự nghiệp kháng chiến của dân tộc. Với Hoàng “vẫn giữ đôi mắt ấy để nhìn đời thì càng đi nhiều, càng quan sát lắm, chỉ càng thêm chua chát và chán nản”.

Nam Cao hướng sự khẳng định của mình vào một con người không có gì nổi bật là anh văn sĩ Độ hiền hậu, rụt rè. Hóa ra lại chíng Độ, cái người không biết tự tán thưởng mình, cái người không hề một lần tỏ ra thông minh sắc sảo, mới là người biết nhìn nhận đúng đắn về cuộc sống. Độ thấy những bản chất mà Hoàng – vốn hòan tòan tự thỏa mãn trong đáy giếng của mình – đã không thể nhận ra. Không chối cãi rằng có anh thanh niên đọc bài “ba giai đọan” như con vẹt bếit nói, nhưng Độ còn thấy bó tre anh ta vui vẻ vác đi để chống quân thù. Độ biết những anh bộ đội mắt tóet, răng đen, không gọi cho đúng nổi từ “lựu đạn”, không biết hát cho ra hồn bài Tíên quân ca. Nhưng Độ cũng biết họ chống giặc can đảm, hăng hái lắm. Và khi Hoàng ru rú trong một cuộc sống không ra sống, không có cái gì có thể gọi là sức sống, thì Độ đã tìm ra lí tưởng cho đời văn, và đời người: hãy đến với nhân dân, hãy “mê mải đi sâu vào quần chúng để học và dạy họ”; và trên hết hãy làm tròn bổn phận của một người dân kháng chiến trước khi nghĩ đến chuyện làm văn…

Độ nghĩ thế, và dĩ nhiên Nam Cao cũng nghĩ thế, vì Độ chính là cái phần ít phức tạp nhất và được coi là đúng đắn nhất của Nam Cao. Độ là một nhà văn, một trí thức tiến bộ, giàu nhân cách, tích cực tham gia kháng chiến. Khẳng định một tam thế: “Sống đã rồi hãy viết” và Độ đã hăng hái tham gia và phục vụ kháng chiến.

Vấn đề “đôi mắt” là thái độ, là cách nhìn người, nhìn đời, là cách ứng xử với thời cuộc, với cuộc kháng chiến của dân tộc. Cũng là nhà văn nhưng Hoàng và Độ sống rất khác nhau “đôi mắt” của họ không giống nhau ở cách nhìn đời, nhìn người và cách sống…

Với nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, cách xây dựng nhân vật tương phản đối lập, bằng những chi tiết cụ thể, cá thể hóa, Nam Cao đã ghi nhận một thành công đầu tiên của văn xuôi kháng chiến, làm cho truyện “Đôi mắt” trở thành một tuyên ngôn nghệ thuật của một thế hệ nhà văn sau Cách mạng buổi nhận đường”

Mùa thu năm 1947, Nam Cao lên Việt Bắc. Ông là thư ký tòa soạn báo Cứu quốc Việt Bắc, viết Nhật ký ở rừng. Tại chiến khu, Nam Cao gia nhập Đảng. Từ đây, với cảm quan mới, Nam Cao hăng hái tham gia công tác văn hóa, văn nghệ và báo chí cứu quốc, hòa mình vào cuộc kháng hiến vĩ đại của dân tộc. Khiêm tốn, giản dị, chân thành, nhà văn không nề hà, không ngại khó, hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ được tổ chức phân công. Các tác phẩm “kịp thời” của ông bắt ngay vào việc tuyên truyền cổ vũ, động viên chiến sĩ, cán bộ đồng bào trong địch hậu, ngoài tiền tuyến, trong đó truyện ngắn Đôi mắt được xem như một tuyên ngôn nghệ thuật của nhà văn dứt khoát với cái cũ, hào hứng, tin tưởng trên con đường lớn của dân tộc, của đất nước.

“Mấy ngày nghỉ Tết, tồi dùng để viết một truyện ngắn cho đỡ nhớ. Truyện Tiên sư thằng Tào Tháo ! Nhưng sau tôi đặt cho nó một cái tên giản dị và đứng đắn: Đôi mắt”.

Đấy là tất cả những gì mà Nam cao đã viết về Đôi mắt trong cuốn nhật kí mà ông vẫn ghi khá đều đặn và kĩ lưỡng trong mấy tháng ở rừng. Chỉ vẻn vẹn chưa đầy ba dòng chữ, không hơn. Trong khi cũng ở ngày 2-3-1948 ấy, nhà văn lại dành nhiều giấy mực và rất nhiều sự thiết tha để nói về những lí do đã khiến ông phải dằn lòng gác lại ý định làm cuốn tiểu thuyết lớn mà ông vẫn thường xuyên trăn trở.

Có nghĩa rằng Nam cao đã không hề coi Đôi mắt là “ cái tác phẩm mơ ước” của đời mình. Và rất có thể chính nam Cao cũng đã không tiên lịệu được rằng cái truyện ngắn được ông viết để cho đỡ nhớ kia rồi sẽ thuộc vào số rất hiếm các tác phẩm văn xuôi thời ấy mà giá trị, như những năm sau này cho thấy, không bị nhạt phai đi với thời gian.

Nhưng thật sự lại đúng là như thế. Những trang văn Nam Cao viết trong mấy ngày Tết ấy sẽ còn mãi để cùng với bao thế hệ bạn đọc phát hịên, suy ngẫm về những ý nghĩa sâu sắc, lớn lao của nghệ thuật – mà cũng không chỉ riêng gì nghệ thuật … Những trang văn ấy còn mãi, còn là để cho chúng ta thêm dịp ngưỡng mộ một tài năng truyện ngắn bậc thầy.

Đôi mắt phê phán cách nhìn đời, nhìn người lệch lạc, khinh miệt, lối sống ích kỷ và bàng quan của một trí thức đối với kháng chiến, đồng thời biểu dương một lớp trí thức, văn nghệ sĩ có một cái tâm đẹp, gắn bó với nhân dân, tích cực tham gia sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Đôi mắt thể hiện cách nhìn và thái độ của người trí thức đối với nông dân và kháng chiến.

Nam Cao, như thường lệ, vào truyện rất nhanh. Bỏ qua bằng hết những chi tiết thừa, những điều vụn vặt, hòan toàn không cần đến lối kể đủ ngành ngọn, đủ đầu đuôi, nhà văn chỉ bằng một hai câu đã ngay lập tức đặt chúng ta trước ngôi nhà của nhân vật chính – văn sĩ Hoàng. Rồi cũng chỉ qua một hai câu nữa, ấn tượng đầu tiên về nhân vật đó đà nổi hẳn lên, qua một chi tiết đầy sức phát hiện: Đã đến nước phải rời Hà Nội tản cư về nông thôn sống nhờ dân mà một thói quen không hợp cảnh, không hợp thời đến như nuôi chó Tây trong nhà, anh ta cũng không sao bỏ được. Một con người vẫn cứ hệt như cũ, trong một hòan cảnh đã hòan tòan khác cũ.

Nhưng đó mới là khúc dạo đầu tiên, làm nên , làm nền để cho Hoàng xúât hiện. Và tác giả đã cho nhân vật bước ra: một con người mới thạot trông đã thấy ứ đầy sự no nê, nhàn hạ, sự múp míp, phong lưu, nó khiến anh trở nên rất chướng trong hòan cảnh cả một dân tộc đang gian lao chiến đấu. Và cái cảm giác ấy đã được Nam Cao diễn tả một cách sắc sảo đến tinh quái, trong những lời văn thật giàu sức tạo khối tạo hình:

“Anh Hoàng đi ra. Anh vẫn bước khệnh khạng, thong thả bởi vì người khí to béo quá, vừa bước vừa bơi cánh tay kềnh kệnh ra hai bên, những khối thịt ở hai bên dưới nách kềnh ra và trông tủn ngủn như ngắn quá”.

Xin hãy nhớ rằng những lời có khả năng làm người ta phải phát ngấy lên này, Nam Cao đã viết vào lúc đang sống với những bữa cơm rất nhiều khi chỉ có muối không, trên rừng, bên những người Tày, người Dao vất vả và đói rách…

Có thể nói, trên suốt chiều dài thiên truyện, Nam Cao không ngớt đưa ra những chi tiết rất đắt để miêu tả ngọai hình Hoàng và đời sống vào lúc ấy đang là quá ư dư giả của nhà Hoàng: nào là “một cái vành móng ngựa ria” đặc chất thị thành được Hoàng chăm nuôi đúng lúc anh ta đã rời thành thị, nào là cái thú ăn mía ướp hoa bưởi và ngủ trong những tấm chăn thoang thỏang nước hoa…

Có lẽ ở đây nên tránh một sự hiểu lầm. Một người như Nam Cao, tôi chắc không bao giờ lại thù nghịch với một nhu cầu chính đáng của con người – nhu cầu được sống trong sung sướng. Trong trường hợp này, nhà văn, theo tôi, chỉ muốn lí giải cái nguyên nhân đã sinh ra đôi mắt nhìn đời, nhìn người một phía của Hoàng. Hãy nhớ đến cái ý của F.Coppée mà Nam Cao từ lâu đã tâm đắc: Người chỉ xấu xa trước đôi mắt của phường ích kỉ. 

Phải chăng, Nam Cao đã đặt vào trung tâm truyện Đôi mắt này hình tượng của một kẻ xét cho cùng cũng thuộc vào phường ích kỉ, một kẻ mà sự ích kỉ đã cho phép anh ta yên tâm thỏa thuê sung sướng no đủ một mình giữa những tháng ngày gian khổ nhất củ cuộc kháng chiến toàn dân. Và đấy là một lí do, là một trong những lí do đã khiến dưới đôi mắt anh ta, con người hiện lên với chỉ tòan cái xấu.

Không khó khăn gì để thấy, quả thật, dưới đôi mắt và qua cửa miệng Hoàng, đã hiện lên, và chỉ hiện lên, cả một danh sách dài những tật xấu của người dân kháng chiến: ngu độn, tham lam, bần tiện, thóc mách, rởm đời, và tệ nhất là đã ngố lại còn nhặng xị (đánh vần chưa xong mà lại thích đòi xét giấy, viết còn sai chữ quốc ngữ mà lại sính làm con vẹt lặp lại những từ chính trị cao siêu).Người dân chỉ có thể là như thế dưới mắt Hoàng: và đấy là một định kiếng mà cho đến cuối cùng, không một nhân vật nào dám nghĩ đến việc làm thay đổi.

Nhưng xin đừng vội đơn gảin hóa Nam Cao. Nhà văn xây dựng nhân vật Hoàng như một người chỉ nhìn được một phía của sự thật chứ không phải một kẻ cố ý nói sai sự thật. Có thể tin rằng Hoàng chân thực trong việc kể lại những gì mình quan sát được. Anh ta cam đoan tới hai lần:” Tôi có bịa một tí nào, tôi chết”. Và cũng xin để ý điều này: không một nhân vật nào, ngay cả Độ – người có thể coi như một hóa thân của chính Nam Cao – thấy ngờ vực về những điều Hoàng kể. Độ có thể không đồng tình với thái độ không đồng tình của Hoàng, có thể cắt nghĩa khác đi về những hiện tượng mà Hoàngđã nêu ra, nhưng Độ chưa hề một lần Hoài nghi rằng những hiện tượng như Hoàng đã thấy là không thể có. Đấy là chưa nói rằng, có lúc Độ còn góp thêm vào câu chuyện của Hoàng những hiện tượng tương tự thế về những nhược điểm của quần chúng, với một giọng điệu không phải hòan tòan xa lạ so với giọng điệu của Hoàng:” Vô số anh răng đen, mắt tóet, gọi lựu đạn là “nựu đạn”, hát Tiến quân ca như người buồn ngủ cầu kinh…”. Nếu không có thêm những lời giải thích ở phía sau, thì một lối nói thế này, riêng nó thôi, kể cũng dễ bị lầm cho là của chính nhân vật Hoàng.

Hoàng nhìn đời, nhìn người theo một phía. Nhưng ở riêng cái phía ấy thì Hoàng lại rất biết nhìn, và càng rất biết diễn tả một cách sắc sảo những gì nhìn thấy. Hầu như không bao giờ anh ta chịu dừng ở những nhận xét chung chung. Ngược lại, nhà văn ấy – không phải tình cờ mà Nam Cao đã xây dựng nhân vật Hoàng là một nhà văn – luôn luôn biết làm sống động những nhận xét của mình bằng những câu chuyện kể đầy ý vị. Xin thử lấy ra đây một trong rất nhiều ví dụ. Hoàng phàn nàn với Độ về việc người dân quê, theo Hoàng, cứ hay nấp nom chú ý một cách vô lối tới những người ở xung quanh. Một nhận xét như thế chắc sẽ không có gì đặc biệt hấp dẫn nếu không có những câu tiếp theo sau:

“Này, anh mới đến chơi thế mà lúc nãy tôi đã thấy có người nấp nom rồi. Ngày mai thế nào chuyện anh đến chơi tôi cũng đã chạy khắp làng. Họ sẽ kể rất rạch ròi tên anh, tuổi anh, anh gầy béo thế nào, có bao nhiêu nốt ruồi ở mặt, có mấy lỗ rách ở ống quần bên trái”.

Cái đáo để của Hoàng, mà cũng là cái ghê gớm ở ngòi bút văn xuôi của Nam Cao lại chính là cái khả năng biết nhìn ra cái không mấy ai nhìn thấy. Khả năng nhận thấy cái bản chất nó bộc lộ ra tận kẽ tóc chân tơ ở chính những chỗ tưởng như chẳng đáng kể gì hết cả: những nốt ruồi, mấy cái lỗ rách, mà lại cụ thể đến mức là lỗ rách ở ống quần bên trái ! Chẳng khác nào M.Gocki và I.Bunin trước kia đã từng phát hiện ra đúng thực chất của một kẻ lạ trong quán rượu nhờ không chỉ vào vẻ mặt xanh xám, mà còn từ lọai cà vạt và chiếc cổ áo nhàu…

Mà những chi tiết như thế, và hơn thế, đâu có hiếm trong Đôi mắt? Chính nó đã góp phần đáng kể trong việc làm nên cái duyên riêng của truyện ngắn này. Bởi Nam Cao đã để Hoàng nói rất nhiều. Hoàng nói, nói, rồi lại nói. Một phần lớn tác phẩm như bị tràn ngập bởi lời Hoàng. Tìm đến một cách viết như thế này chỉ có thể hoặc là một người viết nghèo thủ pháp, hoặc ngược lại, một tay nghề điêu luyện. Là vì, với cách viết ấy, trừ phi là một bậc cực giỏi về xây dựng ngôn ngữ nhân vật thì không còn cách gì cứu được tác phẩm khỏi rơi vào tình trạng chán ngán, nhạt nhẽo về mặt văn chương. Nam cao thuộc vào số người tài giỏi ấy. Một phần không nhỏ trong Đôi mắt chỉ là lời của một nhân vật, vậy mà thiên truyện vẫn có một sức thu hút thật quái lạ với mọi người. Mà như thế là bởi tài đặt chi tiết vào trong lời kể, như bên trên đã nói. Và bởi tài tạo ra một ngữ điệu nói chân thực, phong phú, biến ảo, khiến người đọc như nghe thấy từng chỗ đổi giọng, và như trông thấy từng sự thay đổi trên vẻ mặt của người nói. Chúng ta có thể thấy rõ việc đó một lần nữa qua lời kể chuyện của Hoàng về anh thanh niên vác bó tre đọc thuộc lòng bài “ba giai đọan”, hay là lời thọai dưới đây, xuất hiện sau chi tiết trên một chút:

“Nhưng anh vẫn không thể chối được rằng họ có nhiều cái ngố không chịu được. Tôi thấy nhiều ông tự vệ, hay cả vệ quốc quân nữa, táy máy nghịch súng hay lựu đạn làm chết người như bỡn. Nhiều ông cầm đến một khẩu súng kiểu lạ, không biết bắn thế nào. Như vậy thì hăng hái cũng vất đi. Nhưng mà thôi! Nước mình như vậy, suốt đời không được mó đến khẩu súng thì làm gì biết bắn, họ đánh mãi rồi cũng biết. thì cứ để cho họ đánh tây đi! Nhưng tai hại là người ta lại cứ muốn cho họ làm ủy ban nọ, ủy ban kia nữa, thế mới chết người ta chứ! Nói ví dụ ngay như cái thằng chủ tịch ủy ban khu phố ở Hà Nội lúc chưa đánh nhau. Nó là một anh hàng cháo lòng. Bán cháo lòng thì nó biết đánh tiết canh, chứ biết làm ủy ban thế nào mà bắt nó làm ủy ban? Ông chủ tịch làng này, xem giấy của nhà tôi, thấy đề Nguyễn Thục Hiền, cứ nhất định bảo là giấy mượn của đàn ông. Theo ông ấy thì đàn bà ai cũng phải là thị này thị nọ”…

Như vậy, trong cách diễn đạt của Nam Cao, Hoàng là một phản đề. Nhưng Nam Cao muốn đó phải là một phản đề đặc sắc . Nhà văn đã để cho Hoàng thỏa sức vẫy vùng, át giọng tất cả, lấn lướt tất cả; trong khi nhân vật chính diện – nhà văn Độ – chỉ đóng vai trò người đối thọai khiêm nhường, thỉnh thỏang mới rụt rè đưa ra vài lời phản bác. Đấy lại là một chỗ cao tay khác nữa của nhà văn. Đâu dễ có người như Nam Cao: dám chọn cho mình một cách viết mà nếu thiếu đi một chút bản lĩng thôi cũng đủ làm tan tành sức thuyết phục nghệ thuật của chủ đề. Nhưng những lúc thật đúng là chính mình, Nam Cao vẫn là như thế: không chịu quan niệm một cái gì đơn giản, một chiều

Chỉ với nửa đầu thiên truyện, “Đôi mắt” của Hoàng đã hiện lên thật rõ. “Đôi mắt”, đầu tiên là cách nhìn đối với người dân. Hoàng mang đôi mắt của một sống giữa dân mà chỉ một mực miệt thị sự hèn kém của dân. Và vì thế, dù sống trong vùng kháng chiến, anh ta nhất quyết không làm gì cho kháng chiến. Bởi lẽ: ”Công tác với những người như vậy thì anh bảo công tác làm soa được?”.

Nhưng nếu thế thì hình như truyện ngắn đã có thề khép lại mà không cần đến nửa sau. Còn phải kể về buổi chiều đi chơi không thành và buổi tối thưởng thức Tam quốc để làm gì, một khi luận đề coi như đã hòan tòan sáng tỏ? Tuy vậy không nên quên Đôi mắt là một tác phẩm nghệ thuật thực thụ, nghĩa là một công trình khám phá thế giới của con người. Nó không dừng lại ở sự trình bày một nội dung tư tưởng. Nó còn cần và còn hăm hở muốn đi tiếp đến tận cùng một tính cách, thậm chí “ lộn trái” tính cách đó ra. Và dĩ nhiên nó làm việc đó không phải bằng lời văn nghị luận, mà thông qua chi tiết sống.

Đúng Vũ Bằng là nguyên mẫu của nhân vật Hoàng, đúng trăm phần trăm. Khi viết truyện ngắn này, Nam Cao cũng từng kể với tôi trong một lần đi công tác, Nam Cao có tạt xuống ghé thăm vợ chồng Vũ Bằng tản cư ở gần đó. Nam Cao ở chỗ Vũ Bằng thuê trọ cả tuần, phát hiện vợ chồng bạn mình thường đọc Tam Quốc trước khi ngủ. Thế là Nam Cao viết. Vũ Bằng hay Hoàng của Nam Cao là điển hình cho thân phận và tâm tư, suy nghĩ chông chênh của một bộ phận tầng lớp trí thức tiểu tư sản thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp. Sau giải phóng miền Nam năm 1975, Vũ Bằng có gặp lại tôi bảo rằng rất thích nhân vật Hoàng. Biết là Nam Cao viết có ý giễu mình, nhưng vẫn thích.”

Hoặc một lời nhận xét của Tô Hoài: “Trong cái tâm trạng trụy lạc của người bạn bấy giờ, có một phần tâm trạng Nam Cao lúc trước. Nam Cao phỉ báng nó, ruồng rẫy nó, khước từ nó, cũng là phỉ báng, ruồng rẫy khước từ những cái gì lẫn lộn của mình xưa kia…”

Thế nghĩa là, trong Hoàng có Vũ Bằng, nhưng theo Tô Hoài, trong Hoàng ít nhiều còn có cả Nam Cao. Cuộc trò chuyện giữa Độ và Hoàng là sự đối thọai giữa hai con người khác hẳn nhau, nhưng trên một ý nghĩa nhất định, cũng là sự đối thọai giữa hai phân thân của một con người duy nhất là Nam Cao. Một nhận xét như thế này rất dễ bị Hoài nghi vì Hoàng rõ ràng tương phản hẳn với Nam Cao từ ngọai hình tới hòan cảnh sống và con mắt nhìn đời. Nhưng tôi vẫn cho là Tô Hoài có lí. Không phải chỉ vì Nam Cao đã trao cho Hoàng còn nhiều hơn cho Độ tài quan sát, nhận xét và nhất là cái kiểu biện bác rất độc đáo của mình. Còn có một lẽ khác, chủ yếu hơn là từ thơi còn viết Chí Phèo, Lão Hạc, Một đám cưới v.v…, ta vẫn luôn luôn nhận ra một Nam Cao mà trái tim giàu ưu tư cứ phải chia sẻ thường xuyên cho hai tình cảm khá đối nghịch nhau: xa cách, cợt nhạo, mỉa mai và thông cảm, yêu thương, quí mến.

Tóm lại, Hoàng là một văn sĩ lạc hậu, kém nhân cách, lệch lạc trong nhìn người và nhìn đời, vô trách nhiệm đối với sự nghiệp kháng chiến của dân tộc. Với Hoàng “vẫn giữ đôi mắt ấy để nhìn đời thì càng đi nhiều, càng quan sát lắm, chỉ càng thêm chua chát và chán nản”.

Nam Cao hướng sự khẳng định của mình vào một con người không có gì nổi bật là anh văn sĩ Độ hiền hậu, rụt rè. Hóa ra lại chíng Độ, cái người không biết tự tán thưởng mình, cái người không hề một lần tỏ ra thông minh sắc sảo, mới là người biết nhìn nhận đúng đắn về cuộc sống. Độ thấy những bản chất mà Hoàng – vốn hòan tòan tự thỏa mãn trong đáy giếng của mình – đã không thể nhận ra. Không chối cãi rằng có anh thanh niên đọc bài “ba giai đọan” như con vẹt bếit nói, nhưng Độ còn thấy bó tre anh ta vui vẻ vác đi để chống quân thù. Độ biết những anh bộ đội mắt tóet, răng đen, không gọi cho đúng nổi từ “lựu đạn”, không biết hát cho ra hồn bài Tíên quân ca. Nhưng Độ cũng biết họ chống giặc can đảm, hăng hái lắm. Và khi Hoàng ru rú trong một cuộc sống không ra sống, không có cái gì có thể gọi là sức sống, thì Độ đã tìm ra lí tưởng cho đời văn, và đời người: hãy đến với nhân dân, hãy “mê mải đi sâu vào quần chúng để học và dạy họ”; và trên hết hãy làm tròn bổn phận của một người dân kháng chiến trước khi nghĩ đến chuyện làm văn…

Độ nghĩ thế, và dĩ nhiên Nam Cao cũng nghĩ thế, vì Độ chính là cái phần ít phức tạp nhất và được coi là đúng đắn nhất của Nam Cao. Độ là một nhà văn, một trí thức tiến bộ, giàu nhân cách, tích cực tham gia kháng chiến. Khẳng định một tam thế: “Sống đã rồi hãy viết” và Độ đã hăng hái tham gia và phục vụ kháng chiến.

Vấn đề “đôi mắt” là thái độ, là cách nhìn người, nhìn đời, là cách ứng xử với thời cuộc, với cuộc kháng chiến của dân tộc. Cũng là nhà văn nhưng Hoàng và Độ sống rất khác nhau “đôi mắt” của họ không giống nhau ở cách nhìn đời, nhìn người và cách sống…

Với nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, cách xây dựng nhân vật tương phản đối lập, bằng những chi tiết cụ thể, cá thể hóa, Nam Cao đã ghi nhận một thành công đầu tiên của văn xuôi kháng chiến, làm cho truyện “Đôi mắt” trở thành một tuyên ngôn nghệ thuật của một thế hệ nhà văn sau Cách mạng buổi nhận đường”

Chọn tập
Bình luận