I. Ý nghĩa tựa đề:
Những cánh rừng xà nu bạt ngàn ở Tây Nguyên là hình ảnh gắn bó máu thịt giữa tác giả và những kỉ niệm sâu sắc trong cuộc đời chiến đấu và viết văn tại chiến trường Tây Nguyên.
Rừng xà nu là một sáng tạo nghệ thuật dộc đáo của nhà văn. Rừng xà nu là một hình ảnh mang tính biểu tượng cho con người Tây Nguyên anh hùng, mà cụ thể trong tác phẩm là dân làng Xô Man với những người con ưu tú: cụ Mết, Tnú, Dít, Heng… Bức tranh thiên nhiên rừng xà nu thật hung vĩ với sức sống mãnh liệt, sinh sôi nảy nở không ngừng, bất chấp đạn đại bác của giặc bán phá mỗi ngày. Qua bức tranh thiên nhiên ấy, tác giả muốn khẳng định con người Tây Nguyên quyết vượt qua đau thương, quật khởi theo Đảng làm cách mạng
Nguyễn Trung Thành la nhà văn có sở trường viết truyện Tây nguyên. Vùng đất ấy đã rất quen thuộc đối với ông từ những ngày viết Đất nước đứng lên thời chống Pháp. Nay trở lại vùng đất ấy để viết về những người con Tây Nguyên chống Mĩ tác giả đã gặp lại cái màu xanh bạt ngàn của những rừng xà nu chạy dài đến chân trời. Tôi yêu say mê cây rừng xà nu từ ngày đó ông đã kể lại như vậy. Cho nên cây xà nu trở thành ấn tượng mạnh mẽ và gợi cảm hứng sáng tác cho ông; không những thế, đã gợi cả cốt truyện và bố cục: Bắt đầu đến dưới ngòi bút, gần như không hề tinh trước, là một khu rừng xà nu, những cây xà nu. (Nguyễn Ngọc-Về một truyện ngắn –rừng xà nu ). Tên truyện cũng hình thành; Rừng xà nu.
Như vậy là, từ một ấn tương manh gợi cảm hứng ban đầu, tên truyện Rừng xà nu đã mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Đây là một loại cây hung vĩ và cao thượng, man dại va trong sạch, mỗi cạy cao vút, vạm vỡ, ứa nhựa, tán lá vừa thanh nhã vừa rắn rõi mênh mông, tửong nhu đã sống tự ngàn đời, còn sống đến ngàn đời sau, từng cây, hàng vạn, hàng triệu cây vô tận. Nguyễn Trung Thành đã miêu tả cây xà nu như thế và ta hiểu vì sao ông chọn cây xà nu, rừng xà nu làm biểu tượng cho nhân dân Tây Nguyên chống Mĩ trong truyện ngắn này. Không thể có cây nào phản ánh hùng hồn và sinh động cho phong trào chống Mĩ của họ bằng rừng xà nu chạy dài vô tận. Rừng xà nu, cái tên truyện ấy đã trở thành một biểu tượng đẹp, tượng trưng cho khát vọng tự do, khát vọng giải phóng, cho phẩm chất anh hung và súc sống mãnh liệt của dân làng Xô Man, nhân dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Tên truyện đã cô đúc chủ đề của tác phẩm, mang ý nghĩa khái quát cao, lại giàu chất lãng mạn – chất thơ hùng vĩ của núi rừng Tây nguyên. Bản thân tên truyện đã là một sáng tạo nghệ thuật của nhà văn, đem đến sự hấp dẫn cho người đọc.
II. Mở bài:
Rừng xà nu, truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Trung thành và của văn học thời chống Mĩ, tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975. Chủ đề của tác phẩm gắn liền với tên truyện độc đáo và gợi nhiều hấp dẫn cho người đọc: Rừng xà nu.
Truyện kể về câu chuyện làng Xô Man đánh Mĩ nhưng vì sao Nguyễn Trung Thành lại đặt tên là rừng xà nu? Tên ấy có nguồn gốc ra sao, đã gợi gắm điều gì qua truyện ngắn chống Mĩ này?
III. Phân tích hình tượng cây xà nu:
Nguyễn Trung Thành đã chọn một loại cây rất gàn gũi với đời sống của đồng bào Tây Nguyên làm biểu tượng cho sức sống mãnh liệt và phẩm chất anh hùng của dân làng Xô Man, nhân dân Tây Nguyên trong công cuộc chống Mĩ cứu nước: cây xà nu.
A. NÉT ĐẶC SẮC CỦA TRUYỆN LÀ CÁCH TẢ “RỪNG XÀ NU” VÀ “CÂY XÀ NU”
Trong truyện, Nguyễn Trung Thành đã hai mươi làn nói đến rừng xà nu ở nhiều góc độ khác nhau: nhựa xà nu, ngọn xà nu, đồi xà nu, khói xà nu, lửa xà nu, dầu xà nu …và khái quát, bao trùm tất cả là rừng xà nu.
Cây xà nu sinh sôi nảy nở nhanh, mạnh, bạt ngàn: sinh sôi nảy nở khỏe… ham ánh sáng mặt trời, trãi dài ra đến hết tầm mắt … nối tiếp tới chân trời.
Cây xà nu có sức sống mãnh liệt: cạnh một cây mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Có những cây mới nhú khỏi mặt dất, nhọn hoắt như những mũi lê. Đạn đại bác không giết nổi chúng, nhũng vết thương của chúng chóng lành như trên thân thể cường tráng.
Chất sử thi của truyện ngắn được tạo bởi hình tượng cây xà nu. Nó được khai thác từ nhiều góc độ lăp đi lặp lại nhiều lần: đồi xà nu (bốn lần ), rừng xà nu (năm lần ) với hàng vạn cây ưỡn tấm nguc lớn của mình ra, che chở cho làng…
B. RỪNG XÀ NU BIỂU TƯỢNG CHO CON NGƯỜI – DÂN LÀNG XÔ MAN NÓI RIÊNG, ĐỒNG BÀO TÂY NGUYÊN NÓI CHUNG.
Hình tượng cây xà nu đẹp tượng trưng cho thế hệ trẻ của làng Xô man, bất khuất, gắn bó với cách mạng như Mai, Dít, Tnú …
Hình ảnh cụ Mết tiêu biểu cho sức sống quật khởi của làng Xô Man, người nuôi giữ ngọn lửa khát vọng tự do, gắn bó với Đảng, với cách mạng cũng được ví như một cây xà nu lớn.
Cả rừng Xô Man ào ào rung động và lửa cháy khắp rừng … là hình ảnh “đồng khởi” mãnh liệt của dân làng Xô Man.
Rừng cây nu và con ngườilàng Xô Man tuy hai mà một, mang ỳ nghĩa biểu tượng rất cao đẹp và sâu sắc. Phân tích nhân vật
A. Tnú:
Trước hết Tnú rất gắn bó với cách mạng. Từ nhỏ Tnú đã từng nuôi giấu cán bộ và hoàn thành xuất sắc công tác giao liên. Khi bị giặc bắt, Tnú dũng cảm chịu đựng những đòn tra tấn của giặc. Sau khi vượt ngục, anh cùng cụ Mết tiếp tục lãnh đạo dân làng Xô man mài giáo, mài rựa chiến đấu chống kẻ thù.
Tnú tha thiết thương yêu bản làng. Sau ba năm chiến dấu trở về làng, anh nhớ rõ từng hàng cây, từng con đường, từng dòng suối, bối hồi xúc động khi nghe tiếng chày chuyên cần rộn rã của những ngườiđàn bà và những cô gái Strá của mẹ anh ngày xa xưa, của Mai, của Dít, từ ngày lọt lòng anh đã nghe tiếng chày ấy rồi.
Anh thương yêu vợ con tha thiết. Chứng kiến cảnh kẻ thù man rợ dung cây sắt đập chết mẹ con Mai, nỗi đau thương của Tnú dâng lên tột đỉnh. Anh lao vào lũ giặcc với một tiếng thét dữ dội và anh dang hai cánh tay rộng lớn như hai cánh lim chắc của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai.
Càng đau thương, Tnú càng căm thù giặc. Vợ con bị giết, lòng căm hận biến đôi mắt Tnú thành hai cục lửa lớn.
Khi bi giặc bắt mười đầu ngón tay Tnú bi đốt, anh không kêu lên một tiếng nào. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi.
Yêu thương, căm thù biến thành hành động. Tnú thét len một tiếng… Chính nỗi đau xé lòng của Tnú đã khiến cho anh và đồng bào anh dứt khoát đứng lên tiêu diệt cả một tiểu đội giặc hung ác. Rieng Tnú ra đi lực lưỡng, quyết tiêu diệt mọi kẻ thù tàn ác để bảo vệ bản làng, giải phóng quê hương. Chinh trong thực tế chiến đấu mà nhân vật vươn lên nhậnn thức đó, hiểu biết sâu sắc về kẻ thù và nâng lòng căm thù cá nhân lên thành căm thù chung của cà dân tộc.
B. Cụ Mết
Cụ mết tiêu biểu cho truyền thống của làng Xô Man. Lịch sử chiến đấu của làng, qua lời kể của cụ Mết, thấm sâu vào tim óc các thế hệ. Cu là cầu nối giữa quá khứ và hiện đại, là pho sử sống của làng.
Tấm lòng cụ Mết đối với cách mạng trứơc sau như một. Cụ đã từng nói: “Cán bộ là Đảng, Đảng còn, núi nước này còn. ”. Trong những năm đen tối, cụ cùng dân làng Xô Man, từ thanh niên, ông già bà già, đến lũ trẻ đi nuôi và gác cho cán bộ: năm năm chưa hề có một cán bộ bị giặc bắt hay giết trong rừng này.
Cụ Mết là linh hồn của làng Xô Man. Chính cụ đã lãnh đạo dân làng đồng khởi. Hình ảnh ông cụ mắt sang và xếch ngược, ngực căng như một cây xà nu lớn, cất tiếng nói vang vang nhu một trang sủ thi anh hung: “thế là bắt đầu rồi. Đốt lửa lên!. . .
Từ ngày ấy, làng Xô Man trở thành làng chiến đấu. Đó là phần đóng gáp không nhỏ của cụ Mết vào công cuộc giải phóng quê hương, bản làng.
C. Dít
Dít là nhân vật tiêu biểu cho những cô gái Tây Nguyên thời chống Mĩ, trưởng thành từ những đau thương và quật khởi của dân làng. Trong thời gian dan làng Xô Man chuẩn bị chiến đấu, rồi bi địch bao vây, cụ Mết và Tnú dẫn đám thanh niên vào rừng. Chỉ có con Dít nhỏ, lanh lẹn, cứ sẩm tối lại bò theo máng nước đem gạo ra rừng cho cụ Mết, Tnú và thanh niên. Khi bị giặc bắt Dít bi chúng dọa bắn, đạn chỉ sượt qua tai, sém tóc cày đất quanh hai chân nhỏ … đôi mắt nó thí vẫn nhìn bọn giặc bình thản…
Ngày Mai bi giặc đánh chết và Tnú ra đi, trong khi mọi người, cả cụ già, đều khóc ví cái chết của Mai thì Dít vãn lầm lì, không nói gí cả, Mắt ráo hoảnh, Tất cả chi tiết trên thể hệin tính cách kien cường, sức chịu đựng phi thường của Dít, biết dồn nén đau thương để nung nấu lòng căm thù. Như những ngừoi con bất khuất của Làng Xô Man, Dít căm thù. Nhu những con ngườibất khuất của làng Xô Man, Dít căm thù trên cơ sở nhận thức rõ bản chất của kẻ thù, để quyết tâm chiến đấu tiêu diệt chúng.
Khi Tnú về thăm làng, Dít đã là bí thu chi bộ vừa là chính trị viên xã đội. Như Ngày nào, đôi mắt Dít mở to, bình thản, trong suốt khi gặp lai tnú. Dù trong lòng rất đỗi vui mừng, Dít vẫn thực hiện trách nhiệm kiểm tra giấy về phép của anh. Rồi từ chỗi gọi tnú là đồng chí, Dít chuểyn sang gọi là anh, xưng em thật tự nhiên, như người em gái nhỏ của Mai và Tnú ngày xưa và tỏ bày tình thâm thiết: “sao anh về có một đêm thôi? …Bọn em đứa nào cũng nhắc anh mãi”.
D. Bé Heng
Ngày Tnú ra đi lực lưỡng, bé Heng mới đứng đến ngan bụng anh, chưa biết mang củi, chỉ mới đeo cái xà_lét nhỏ xíu theo người lớn ra rẫy. Ngày Tnú về phép, bé Heng trưởng thành với cách ăn mặc và trang bị ra vẻ một người lính, một chiến sĩ du kích của bản làng. Làng Xô Man giờ đây trở thành làng chiến đấu, và con đường vào làng phải qua hai các dốc chằng chịt hầm chông, hố chông ngăn địch. Bé Heng đã góp phần không nhỏ vào việc thiết lập công sự này nên tỏ ra rất hãnh diện.
Nếu cụ Mết xứng đáng với hình ảnh cây xà nu đại thụ giữa rừng xà nu bạt ngàn xanh thẫm thì bé Heng tượng trưng như cây xà nu mới lớn ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời, sẽ phát triển đến đâu chưa ai biết được.
V. KẾT BÀI:
Nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Trung Thành mang những nét độc đáo riêng đượm khí vị Tây Nguyên anh hùng. Nếu xà nu tượng trưng cho các thế hệ dân tộc Tây Nguyên kiên cường thì các nhân vật cụ Mết, Tnú, Dít, bé Heng là hình ảnh những cây xà nu đại diện cho các thế hệ nối tiếp nhau của dân làng Xô Man, được khắc họa thật sinh động
Qua Rừng xà nu, ta hiểu biết và yêu mến them đất nước và con người Tây Nguyên. Họ đã đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp chiến đấu chung để giải phóng dân tộc.