Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 12

Trong 1 bức thư bàn luận về văn chương, Nguyễn văn Siêu viết: “Văn chương…có loại đáng thờ, có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. Phát biểu ý kiến về quan niệm đó

Tác giả: Sach Vui
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Dàn ý Giải thích câu nói của Nguyễn Văn Siêu

+ ” Loại không đáng thờ“: Văn chương không chân chính, văn chương mà tác giả không xem trọng- “chỉ chuyên chú ở Văn chương”. Đây là loại văn chương lấy nghệ thuật làm mục đích, làm động lực, chỉ chú ý chau chuốt về hình thức nghệ thuật (ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu…) mà không quan tâm tới đời sống hiện thực của con người.

+ “Loại đáng thờ“: Văn chương chân chính, văn chương mà tác giả xem trọng – ” chuyên chú ở con người”. Đây là những tác phẩm lắy con nguời và đời sống con người làm trọng tâm, mục đích, động lực sáng tác. Mọi dụng công nghệ thuật đều được chi phối bởi nội dung hướng tới đời sống con người.

Quan niệm của tác giả về văn chương:

– Coi văn chương là lĩnh vực tinh thần cao quí để “thờ”

– Văn chương chân chính là văn chương lấy con người làm trung tâm (động lực, mục đích,…). 

– Nguyễn Văn Siêu không phủ nhận tuyệt đối vai trò của nghệ thuật. Tác giả không đồng tình với thứ văn chương “chỉ” chăm chú gò đẽo ngôn từ, lấy nghệ thuật làm mục đích. Ngay khi khẳng định quan niệm về văn chương chân chính, ông không nói “chỉ chuyên chú ở con người” mà diễn đạt “chuyên chú ở con người”. 

Bình luận (Ý kiến của em)

Em có đồng tình với quan niệm của Nguyễn Văn Siêu? Vì sao?

+ Một quan niệm văn chương đúng đắn

– Cơ sở lí luận: Nguồn gốc, mục đích của nghệ thuật, mối quan hệ nhà văn- tác phẩm- hiện thực…

– Chứng minh: Phân tích 1-3 ví dụ làm sáng tỏ thế nào là “văn chương đáng thờ”. 

– Liên hệ với các nhận định tương tự như vậy trong lịch sử phê bình (cổ và kim). Ví dụ: quan niệm “nghệ thuật vị nhân sinh” (Văn học 1932-1945), văn học là nhân học (Gorki)

-> Điểm giao thoa của quan niệm về văn chương chân chính Đông- Tây, cổ – kim.

+ Phê phán quan niệm văn chương “chỉ chuyên chú ở văn chương”

– Cơ sở lí luận: Nguồn gốc, mục đích của nghệ thuật, mối quan hệ nhà văn- tác phẩm- hiện thực, mối quan hệ nội dung-hình thức…

– Liên hệ với các quan niệm nghệ thuật của các trường phái chỉ chú trọng hình thức dẫn đến bế tắc trong sáng tác.

Trình bày quan niệm của em về một tác phẩm văn chương chân chính (bổ sung, phát triển thêm ý của Nguyễn Văn Siêu)

Một tác phẩm chân chính là tác phẩm “chuyên chú ở con người” (lấy con người làm trung tâm, mục đích, động lực sáng tác) đồng thời có hình thức nghệ thuật mới lạ, độc đáo.

-Chứng minh: Lấy ví dụ các tác phẩm nổi tiếng, có sự kết hợp hài hòa giữa nội dung sau sắc hướng vào đời sống con người và hình thức nghệ thuật độc đáo (Truyện Kiều- Nguyễn Du, Chí Phèo- Nam Cao, Những nguời khốn khổ- Victo huygo, Tôi yêu em- Puskin…)

– Liên hệ, dẫn một số quan niệm tương tự.

Lưu ý:

+ Lấy dẫn chứng: cổ, kim, văn học trong nước- văn học nước ngoài, Đông – Tây… 

Dàn ý Giải thích câu nói của Nguyễn Văn Siêu

+ ” Loại không đáng thờ“: Văn chương không chân chính, văn chương mà tác giả không xem trọng- “chỉ chuyên chú ở Văn chương”. Đây là loại văn chương lấy nghệ thuật làm mục đích, làm động lực, chỉ chú ý chau chuốt về hình thức nghệ thuật (ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu…) mà không quan tâm tới đời sống hiện thực của con người.

+ “Loại đáng thờ“: Văn chương chân chính, văn chương mà tác giả xem trọng – ” chuyên chú ở con người”. Đây là những tác phẩm lắy con nguời và đời sống con người làm trọng tâm, mục đích, động lực sáng tác. Mọi dụng công nghệ thuật đều được chi phối bởi nội dung hướng tới đời sống con người.

Quan niệm của tác giả về văn chương:

– Coi văn chương là lĩnh vực tinh thần cao quí để “thờ”

– Văn chương chân chính là văn chương lấy con người làm trung tâm (động lực, mục đích,…). 

– Nguyễn Văn Siêu không phủ nhận tuyệt đối vai trò của nghệ thuật. Tác giả không đồng tình với thứ văn chương “chỉ” chăm chú gò đẽo ngôn từ, lấy nghệ thuật làm mục đích. Ngay khi khẳng định quan niệm về văn chương chân chính, ông không nói “chỉ chuyên chú ở con người” mà diễn đạt “chuyên chú ở con người”. 

Bình luận (Ý kiến của em)

Em có đồng tình với quan niệm của Nguyễn Văn Siêu? Vì sao?

+ Một quan niệm văn chương đúng đắn

– Cơ sở lí luận: Nguồn gốc, mục đích của nghệ thuật, mối quan hệ nhà văn- tác phẩm- hiện thực…

– Chứng minh: Phân tích 1-3 ví dụ làm sáng tỏ thế nào là “văn chương đáng thờ”. 

– Liên hệ với các nhận định tương tự như vậy trong lịch sử phê bình (cổ và kim). Ví dụ: quan niệm “nghệ thuật vị nhân sinh” (Văn học 1932-1945), văn học là nhân học (Gorki)

-> Điểm giao thoa của quan niệm về văn chương chân chính Đông- Tây, cổ – kim.

+ Phê phán quan niệm văn chương “chỉ chuyên chú ở văn chương”

– Cơ sở lí luận: Nguồn gốc, mục đích của nghệ thuật, mối quan hệ nhà văn- tác phẩm- hiện thực, mối quan hệ nội dung-hình thức…

– Liên hệ với các quan niệm nghệ thuật của các trường phái chỉ chú trọng hình thức dẫn đến bế tắc trong sáng tác.

Trình bày quan niệm của em về một tác phẩm văn chương chân chính (bổ sung, phát triển thêm ý của Nguyễn Văn Siêu)

Một tác phẩm chân chính là tác phẩm “chuyên chú ở con người” (lấy con người làm trung tâm, mục đích, động lực sáng tác) đồng thời có hình thức nghệ thuật mới lạ, độc đáo.

-Chứng minh: Lấy ví dụ các tác phẩm nổi tiếng, có sự kết hợp hài hòa giữa nội dung sau sắc hướng vào đời sống con người và hình thức nghệ thuật độc đáo (Truyện Kiều- Nguyễn Du, Chí Phèo- Nam Cao, Những nguời khốn khổ- Victo huygo, Tôi yêu em- Puskin…)

– Liên hệ, dẫn một số quan niệm tương tự.

Lưu ý:

+ Lấy dẫn chứng: cổ, kim, văn học trong nước- văn học nước ngoài, Đông – Tây… 

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky