Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 12

“Học văn có hại hay có lợi”. Anh (chị) hãy nghị luận về vấn đề đó

Tác giả: Sach Vui
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Từ lâu, những luận bàn về văn học luôn nhiều hơn thực chất của nó. Đó là điều tất yếu. Bởi lẽ, văn học là một phạm trù mở. Cũng giống như đường thẳng. Không có nguyên tắc hay định nghĩa cụ thể nào hết. Chỉ có tiền đề. Tiền đề cho đường thẳng dường như cũng gợi cho người ta thấy tiền đề của văn học.

Theo tôi, tiền đề cho một tác phẩm văn học hay là sự kết hợp nhuần nhuyễn hài hòa hai điểm bổ ích và hấp dẫn. Văn học là sản phẩm do con người tạo ra để phục vụ cho đời sống xã hội và đời sống con người. Sản phẩm ấy không thể là thứ độc hại gây bệnh tật chết chóc đời sống tinh thần con người, xã hội. Sản phẩm ấy phải mang lại lợi ích, hay nói cho rõ hơn, phải có sự bổ ích cho người đọc. Và, để cho sự bổ ích đạt mức giá trị sử dụng phải có được sự hấp dẫn nhất định. Thực ra, sự phân chia giữa bổ ích và hấp dẫn chỉ là một cách phân định tương đối để thấy rõ hơn vai trò của sự hấp dẫn (tất nhiên phải là sự hấp dẫn lành mạnh bổ ích). Vì thực chất, trong một tác phẩm văn học sức hấp dẫn chính là sự bổ ích và sự bổ ích cũng chính là hấp dẫn

Một tác phẩm văn học luôn là một tổng thể kết cấu hoàn chỉnh, không có sự phân chia cái này hấp dẫn, cái kia bổ ích. Cho dù có thể giống nhau về hình thức nhưng sự ra đời của tác phẩm văn học có giá trị không phải là một phản ứng hóa học cứ có 2 hydro và 1 oxy sẽ tạo thành nước (H2O).

Xin được nêu một số ý kiến về sự bổ ích và hấp dẫn trong tác phẩm văn học. Trước hết, phải nói ngay, người xưa cũng như người nay đều có chung một quan niệm cái gì có lợi cho đời sống con người cái đó là bổ ích. Những sản phẩm vật chất nuôi dưỡng con người phát triển hoàn thiện, chữa con người khỏi bệnh tật, ốm đau là sản phẩm bổ ích. Không ai quan niệm tác phẩm văn học là một thứ bột dinh dưỡng hay một thứ thuốc chữa bệnh. Song, nội hàm bổ ích của văn học có những nét tương đồng với sự bổ ích của sản phẩm vật chất. Người ta đọc sách văn học tăng thêm sự hiểu biết và hiểu biết đúng đắn, chân thực về đời sống xã hội, đời sống nội tâm và sinh học con người. Như vậy có nghĩa là đã nạp thêm dinh dưỡng để phát triển, là bổ ích. Người ta đọc sách để giải trí, để thư giãn. Vậy cũng bổ ích.

Thực ra, những điều trình bày ở trên là những chuyện “xưa như trái đất”. Không bổ ích, không hấp dẫn văn học sẽ không tồn tại, không phát triển. Lý do để văn học tồn tại là bổ ích và để phát triển là hấp dẫn.

Một thời gian dài, sản phẩm văn học hầu như chiếm ưu thế tuyệt đối phục vụ nhu cầu đời sống tinh thần con người. Ngày nay, với sự bành trướng của công nghệ giải trí, sự tồn tại và phát triển của văn học đã và đang bị khủng hoảng nặng nề. Đã xuất hiện quan niệm bi quan về số phận của những sản phẩm văn học. Tuy nhiên, nếu tỉnh táo nhìn cho kỹ, sẽ thấy cuộc khủng hoảng này là sự tất yếu theo quy luật phát triển. Bởi lẽ, mỗi thời kỳ, tùy theo tình hình kinh tế, xã hội, nhu cầu văn học cũng theo đó tương ứng. Hiện nay, đời sống người dân ở nước ta được nâng cao. Kinh tế xã hội phát triển nhanh. Hết thảy mọi người đều dành thời gian cho công việc. Số người có nhiều thời gian dành cho việc đọc sách văn học không nhiều. Và, sẽ là sự hoang tưởng nếu cho rằng văn học có thể cạnh tranh với công nghệ giải trí bằng năng lực “sát thủ giết thời gian”. Văn học chỉ có thể tồn tại và phát triển từ những gì thuộc về nó và đặc trưng của nó.

Giá trị bổ ích và hấp dẫn của văn học, cũng vì thế phải luôn có sự điều chỉnh tương tác phù hợp với từng thời kỳ. Trong thế giới đa cực và sức mạnh của “quyền lực mềm” ngày một tăng lên, có khả năng chi phối sự phát triển, giá trị bổ ích và hấp dẫn của văn học có lẽ tùy thuộc ở hàm lượng, chất lượng thông tin. Văn học không phải là báo chí. Nhưng sự tồn tại của nó sẽ rất vô duyên nếu đứng nhởn nhơ bên lề cuộc sống. Cho dù viết trong vô thức, nhà văn biết rất rõ mình đang sống ở đâu, thời kỳ nào và viết ra để làm gì? Cho dù cách nói có khác nhau, song người viết nào cũng có ý thức về lợi ích trong tác phẩm của mình.

Với bạn đọc vấn đề lợi ích, bổ ích không chỉ là ý thức. Đó còn là yêu cầu, nhu cầu. Người đọc rất cần những thông tin về cuộc sống, về xã hội, về những vấn đề liên quan tới con người từ hiện tại cho tới quá khứ và tương lai. Tất nhiên, những thông tin ấy phải có chất lượng cao được chuyển tải bằng ngôn ngữ văn học. Chuẩn mực thông tin trong văn học không giống như chuẩn thông tin trong báo chí. Tuy nhiên, giá trị thông tin trong văn học cũng phải đạt mức chuẩn về sự thật về sự phong phú đa dạng và yếu tố quyết định cho giá trị chính là sự khám phá phát triển những điều mới mẻ trong đời sống xã hội, đời sống con người. Có thể nói giá trị bổ ích và hấp dẫn của văn học cũng giống như giá trị bổ ích, hấp dẫn trong báo chí. Nó giúp cho người đọc thấy được cái khác thường trong bình thường, cái bình thường trong khác thường, cái mới trong cái cũ, cái cũ trong cái mới… Nó giúp cho người đọc có thêm được kinh nghiệm sống, vốn kiến thức xã hội, ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử, địa lý…

Do vậy, mối quan hệ giữa văn học với báo chí là sự tương tác hỗ trợ. Văn học không “ăn theo” báo chí. Báo chí cũng chưa bao giờ “ăn theo” văn học. Tuy nhiên, nếu đi vào chiều sâu của vấn đề này, có thể thấy văn học là một cái gốc, một nền tảng cho báo chí. Những sản phẩm báo chí sẽ có giá trị bổ ích và hấp dẫn hơn nếu có sự hỗ trợ của ngôn ngữ văn học. Và văn học cũng sẽ bổ ích, hấp dẫn hơn nếu có được “độ nóng” từ những vấn đề nóng, những điểm nóng trong đời sống xã hội mà báo chí thường xuyên đề cập tới…

Từ lâu, những luận bàn về văn học luôn nhiều hơn thực chất của nó. Đó là điều tất yếu. Bởi lẽ, văn học là một phạm trù mở. Cũng giống như đường thẳng. Không có nguyên tắc hay định nghĩa cụ thể nào hết. Chỉ có tiền đề. Tiền đề cho đường thẳng dường như cũng gợi cho người ta thấy tiền đề của văn học.

Theo tôi, tiền đề cho một tác phẩm văn học hay là sự kết hợp nhuần nhuyễn hài hòa hai điểm bổ ích và hấp dẫn. Văn học là sản phẩm do con người tạo ra để phục vụ cho đời sống xã hội và đời sống con người. Sản phẩm ấy không thể là thứ độc hại gây bệnh tật chết chóc đời sống tinh thần con người, xã hội. Sản phẩm ấy phải mang lại lợi ích, hay nói cho rõ hơn, phải có sự bổ ích cho người đọc. Và, để cho sự bổ ích đạt mức giá trị sử dụng phải có được sự hấp dẫn nhất định. Thực ra, sự phân chia giữa bổ ích và hấp dẫn chỉ là một cách phân định tương đối để thấy rõ hơn vai trò của sự hấp dẫn (tất nhiên phải là sự hấp dẫn lành mạnh bổ ích). Vì thực chất, trong một tác phẩm văn học sức hấp dẫn chính là sự bổ ích và sự bổ ích cũng chính là hấp dẫn

Một tác phẩm văn học luôn là một tổng thể kết cấu hoàn chỉnh, không có sự phân chia cái này hấp dẫn, cái kia bổ ích. Cho dù có thể giống nhau về hình thức nhưng sự ra đời của tác phẩm văn học có giá trị không phải là một phản ứng hóa học cứ có 2 hydro và 1 oxy sẽ tạo thành nước (H2O).

Xin được nêu một số ý kiến về sự bổ ích và hấp dẫn trong tác phẩm văn học. Trước hết, phải nói ngay, người xưa cũng như người nay đều có chung một quan niệm cái gì có lợi cho đời sống con người cái đó là bổ ích. Những sản phẩm vật chất nuôi dưỡng con người phát triển hoàn thiện, chữa con người khỏi bệnh tật, ốm đau là sản phẩm bổ ích. Không ai quan niệm tác phẩm văn học là một thứ bột dinh dưỡng hay một thứ thuốc chữa bệnh. Song, nội hàm bổ ích của văn học có những nét tương đồng với sự bổ ích của sản phẩm vật chất. Người ta đọc sách văn học tăng thêm sự hiểu biết và hiểu biết đúng đắn, chân thực về đời sống xã hội, đời sống nội tâm và sinh học con người. Như vậy có nghĩa là đã nạp thêm dinh dưỡng để phát triển, là bổ ích. Người ta đọc sách để giải trí, để thư giãn. Vậy cũng bổ ích.

Thực ra, những điều trình bày ở trên là những chuyện “xưa như trái đất”. Không bổ ích, không hấp dẫn văn học sẽ không tồn tại, không phát triển. Lý do để văn học tồn tại là bổ ích và để phát triển là hấp dẫn.

Một thời gian dài, sản phẩm văn học hầu như chiếm ưu thế tuyệt đối phục vụ nhu cầu đời sống tinh thần con người. Ngày nay, với sự bành trướng của công nghệ giải trí, sự tồn tại và phát triển của văn học đã và đang bị khủng hoảng nặng nề. Đã xuất hiện quan niệm bi quan về số phận của những sản phẩm văn học. Tuy nhiên, nếu tỉnh táo nhìn cho kỹ, sẽ thấy cuộc khủng hoảng này là sự tất yếu theo quy luật phát triển. Bởi lẽ, mỗi thời kỳ, tùy theo tình hình kinh tế, xã hội, nhu cầu văn học cũng theo đó tương ứng. Hiện nay, đời sống người dân ở nước ta được nâng cao. Kinh tế xã hội phát triển nhanh. Hết thảy mọi người đều dành thời gian cho công việc. Số người có nhiều thời gian dành cho việc đọc sách văn học không nhiều. Và, sẽ là sự hoang tưởng nếu cho rằng văn học có thể cạnh tranh với công nghệ giải trí bằng năng lực “sát thủ giết thời gian”. Văn học chỉ có thể tồn tại và phát triển từ những gì thuộc về nó và đặc trưng của nó.

Giá trị bổ ích và hấp dẫn của văn học, cũng vì thế phải luôn có sự điều chỉnh tương tác phù hợp với từng thời kỳ. Trong thế giới đa cực và sức mạnh của “quyền lực mềm” ngày một tăng lên, có khả năng chi phối sự phát triển, giá trị bổ ích và hấp dẫn của văn học có lẽ tùy thuộc ở hàm lượng, chất lượng thông tin. Văn học không phải là báo chí. Nhưng sự tồn tại của nó sẽ rất vô duyên nếu đứng nhởn nhơ bên lề cuộc sống. Cho dù viết trong vô thức, nhà văn biết rất rõ mình đang sống ở đâu, thời kỳ nào và viết ra để làm gì? Cho dù cách nói có khác nhau, song người viết nào cũng có ý thức về lợi ích trong tác phẩm của mình.

Với bạn đọc vấn đề lợi ích, bổ ích không chỉ là ý thức. Đó còn là yêu cầu, nhu cầu. Người đọc rất cần những thông tin về cuộc sống, về xã hội, về những vấn đề liên quan tới con người từ hiện tại cho tới quá khứ và tương lai. Tất nhiên, những thông tin ấy phải có chất lượng cao được chuyển tải bằng ngôn ngữ văn học. Chuẩn mực thông tin trong văn học không giống như chuẩn thông tin trong báo chí. Tuy nhiên, giá trị thông tin trong văn học cũng phải đạt mức chuẩn về sự thật về sự phong phú đa dạng và yếu tố quyết định cho giá trị chính là sự khám phá phát triển những điều mới mẻ trong đời sống xã hội, đời sống con người. Có thể nói giá trị bổ ích và hấp dẫn của văn học cũng giống như giá trị bổ ích, hấp dẫn trong báo chí. Nó giúp cho người đọc thấy được cái khác thường trong bình thường, cái bình thường trong khác thường, cái mới trong cái cũ, cái cũ trong cái mới… Nó giúp cho người đọc có thêm được kinh nghiệm sống, vốn kiến thức xã hội, ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử, địa lý…

Do vậy, mối quan hệ giữa văn học với báo chí là sự tương tác hỗ trợ. Văn học không “ăn theo” báo chí. Báo chí cũng chưa bao giờ “ăn theo” văn học. Tuy nhiên, nếu đi vào chiều sâu của vấn đề này, có thể thấy văn học là một cái gốc, một nền tảng cho báo chí. Những sản phẩm báo chí sẽ có giá trị bổ ích và hấp dẫn hơn nếu có sự hỗ trợ của ngôn ngữ văn học. Và văn học cũng sẽ bổ ích, hấp dẫn hơn nếu có được “độ nóng” từ những vấn đề nóng, những điểm nóng trong đời sống xã hội mà báo chí thường xuyên đề cập tới…

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky