Dàn ý:
A, Tìm hiểu đề:
+ Đề yêu cầu bày tỏ ý kiến đối với việc làm của thanh niên Nguyễn Hữu Ân – bằng tình thương của mình, anh đã dành trọn chiếc bánh thời gian để chăm sóc 2 người mẹ bị bệnh hiểm nghèo.
+ Một số ý chính:
– Nguyễn Hữu Ân đã nêu một tấm gương về lòng hiếu thảo, vị tha, đức hy sinh của người
thanh niên.
– Thế hệ trẻ ngày nay có nhiều tấm gương như Nguyễn Hữu Ân
– Bên cạnh đó còn có một số người có lối sống ích kỉ, đáng phê phán.
+ Dẫn chứng: lấy từ văn bản Chuyện cổ tích mang tên Nguyễn Hữu Ân, và bổ sung thêm dẫn
Chứng về những thanh niên làm việc tốt trong xã hội để biểu dương, học tập
+ Cần vận dụng những thao tác lập luận phân tích, bác bỏ, bình luận.
B, Lập dàn ý.
+ Mở bài.
– giới thiệu hiện tượng Nguyễn Hữu Ân rồi dẫn đề văn Chia chiếc bánh của mình cho ai
+ Thân bài.
– Tấm gương về lòng hiếu thảo, đức hy sinh của Nguyễn Hữu Ân.
– Thế hệ trẻ ngày nay có nhiều tấm gương như Nguyễn Hữu Ân.(nêu một số tấm gương: cứu người chết đuối, tinh thần tương thân, tương ái…)
– Bên cạnh đó còn có một số người có lối sống ích kỉ, vô tâm, đáng phê phán (chơi bời, nghiện ngập, lãng phí thời gian, ngoảnh mặt làm ngơ trước những mảnh đời bất hạnh).
* Tuổi trẻ cần dành thời gian tu dưỡng, lập nghiệp, sống vị tha, có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau, làm cho cuộc đời ngày càng đẹp hơn.
+ Kết bài.
– Đánh giá chung và nêu lên cảm nhận của người viết về người thanh niên Nguyễn Hữu Ân.
Bài làm:
Sinh ra ở vùng quê nghèo Đông Hà, Quảng Trị. Lớn lên trong cảnh ly tán của gia đình. Cuộc sống nghèo khó, không đủ nuôi năm người con ăn học. Cha mẹ phải gửi các con tứ tán mỗi đứa một nơi. Riêng út Ân được cha mẹ gửi làm công quả ở chùa trên tận miệt Đơn Dương – Bảo Lộc.
Ngày tốt nghiệp lớp 12, cũng là ngày mẹ ruột phát bệnh ung thư. Ân phải tức tốc khăn gói xuống Sài Gòn để ôn thi đại học và cũng tiện để chăm sóc mẹ. Số tiền 4 triệu mà cả nhà phải chạy đôn chạy đáo vay mượn mới hơn tháng đã hết sạch.
Tiền chỉ để mua thuốc, nên hai mẹ con phải sống qua ngày dựa nhờ vào những chén cơm từ thiện của bệnh viện. Một buổi đi học, một buổi vào viện chăm sóc mẹ. Bằng tất cả tình thương và trách nhiệm của mình, Ân đã chăm sóc mẹ ruột bị bệnh ung thư trong Bệnh viện Ung bướu suốt mất tháng trời.
Những ngày chăm sóc mẹ trong bệnh viện, Ân có dịp chứng kiến bao cảnh đời cơ cực, bất hạnh. Nằm chung phòng với mẹ, có một bệnh nhân mà hoàn cảnh cũng đáng thương tương tự, đó là bà Nguyễn Thị Phẳng quê ở Buôn Mê Thuột. Bà cũng bị bệnh ung thư nhưng ngặt nghèo hơn khi nằm đây đã sáu năm rồi mà chưa bao giờ thấy con cái, người nhà đến thăm hoặc chăm sóc.
Cũng như mẹ con Ân, ngoài chế độ chữa bệnh miễn phí cho người nghèo mà bà được hưởng, hằng ngày bà cũng phải sống dựa vào những chén cơm từ thiện của bệnh viện. Cảm thông trước hoàn cảnh trớ trêu của bà Phẳng, hằng ngày bên cạnh việc chăm sóc cho mẹ, Ân còn kết hợp chăm lo cho bà Phẳng.
Lúc đầu chỉ là những công việc phụ như mang nước, lấy cơm, nhận thuốc… sau đó em còn thay đồ, rồi giặt quần áo cho bà. Những hôm trở trời, bà Phẳng không ngủ được, Ân lại thức suốt đêm để quạt, săn sóc cho bà như con ruột.
Chăm sóc mẹ được sáu tháng thì căn bệnh hiểm nghèo đã cướp mất mẹ của Ân. Trước lúc nhắm mắt, người đàn bà bất hạnh nhân hậu đó đã trăn trối lại cậu con trai nhỏ của mình là hãy cố gắng chăm sóc bà Phẳng, và nhận bà Phẳng làm mẹ, để khi bà có vĩnh viễn ra đi thì vẫn có một người mẹ nữa để chăm sóc, để có dịp gọi tiếng mẹ thiêng liêng như bà vẫn đang ở cạnh con như ngày nào…
Ghi tạc lời mẹ dặn, Ân gạt nước mắt để chăm sóc cho người mẹ thứ hai của mình. Vừa học ôn thi đại học, vừa chăm sóc mẹ nuôi ở bệnh viện. Hai mẹ con cũng nương dựa vào những bữa cơm từ thiện để sống qua ngày. Yêu thương và chăm sóc như mẹ ruột của mình, Ân luôn làm tròn nhiệm vụ của người con.
Bà Phẳng cũng coi Ân như con ruột, đứa con mà bà không sinh ra nhưng bà quý hơn cả mạng sống của mình. Bà luôn động viên Ân cố gắng học tập. Không phụ lòng mong mỏi của những người mẹ, chính năm đó (2003) Ân đã đậu vào đại học.
Hằng ngày, sau những giờ tan học, Ân lại chạy vội vào bệnh viện để chăm sóc mẹ nuôi. Phòng bệnh của mẹ cũng là nhà trọ của Ân. Những hôm chật chội, không đủ chỗ cho bệnh nhân nằm, Ân chọn luôn nơi gầm giường trong phòng bệnh của mẹ để nằm. Vừa tiện chăm sóc mẹ, vừa là nơi học bài của Ân.
Hiện nay, Ân đã xin được việc làm thêm. Với công việc chạy bàn cho nhà hàng, mỗi tháng được gần 300 ngàn cũng tạm đủ đóng tiền học và tằn tiện góp lại cho đủ tiền để thỉnh thoảng mẹ nuôi vô được một toa hóa trị chữa bệnh.
Nói về ước mơ sau này, cậu sinh viên năm 4 ngành Du lịch, khoa Đông Nam Á, trường Đại học mở bán công TPHCM cho biết: “Nếu có điều kiện sẽ vận động cùng mọi người lập ra quỹ hỗ trợ cho những bệnh nhân ung thư, nghèo khổ và đơn độc”.