Mỗi người đều phải trưởng thành, dù muốn hay không. Trong quá trình đó, ta phải học hỏi thật nhiều để hoàn thiộn mình. Làm sao có thể tránh được lỗi lầm khi ai trong chúng ta cũng chưa nếm trải hết sự vô thường và vô biên của cuộc đời. Dù đang là người mang lỗi lầm hay đang là người phải bận lòng vì lỗi lầm của một ai đó, thì ta cũng nên ngẫm nghĩ với câu chuyện “Hãy học cách tha thứ”.
Câu chuyện bắt đầu bằng việc học sinh trong lớp học nọ bị thầy giáo bắt mang theo một túi khoai tây dù ở đâu – lúc nào. Những củ khoai ấy viết tên những người đã mắc lỗi mà chủ nhân của túi khoai không chịu tha thứ. Túi càng nặng thì việc mang nó theo ở khắp mọi nơi càng là một cực hình.
Thử tưởng tượng, chúng ta là một trong số những học sinh ấy, ta sẽ nghĩ gì? Trước hết là cảm giác nặng nề, khó chịu khi phải mang vác túi khoai theo tới mọi nơi. Những cú khoai cũ nhũn ra thành một thứ chất lòng nhầy nhụa trong khi những củ khoai mới không ngừng được đưa vào. Nó chính là hiện thân cho những lỗi lầm mà người khác đã gây ra cho ta. Vứt bỏ sức nặng của túi khoai cũng là ta đã trút được một gánh nặng trong lòng. Nhược bằng mang theo tức là ta đã chấp nhận gieo vào đời mình một mối ưu phiền. Ý nghĩa câu chuyện đã quá rõ ràng: tốt nhất là hãy tha thứ.
Chẳng cần bàn cãi thêm vì điều đó đã quá đúng đắn và sáng suốt! Bởi làm người ai lại không phạm sai lầm, chính bản thân ta cũng không đếm nổi mình đã làm gì sai trong quá khứ. Nếu lỗi lầm là điều tất yếu thì ta nên rộng lượng với người, để người có thể hiểu cho lỗi lầm của ta. Thử nghĩ mà xem, nếu ta phạm lỗi, ta có muốn được tha thứ và được yêu thương, tin tưởng? Điều gì mình muốn thì hãy làm điều đó cho người khác, đó là luật vàng trong cuộc đời. Nếu cứ mãi nuôi giữ những hận thù, buồn chán vì lỗi lầm của ai đó thì có đáng không? Có đáng đế ta dần mất niềm tin vào cuộc sống, đế tâm hồn ta luôn nặng nề, luôn đau đớn vì những vết thương đã cũ? Sự khó chịu khi phải mang th30 túi khoai có khác gì sự bực dọc khi ấp ủ thù hằn? Cuộc đời vẫn vậy, chỉ có nhân quan của mỗi người là thay đổi, và khi nhân quan thay đổi theo hướng liêu cực thì người và đời trong mắt ta cũng đổi thay theo chiều xấu đi. Làm sao ta tập trung vào công việc, vào những mối quan hệ thân tình lẽ ra đáng được trân trọng, khi luôn canh cánh về những tổn thương xưa, tựa như túi khoai – cái gai trong mắt? Cái ta đánh mất không chí là công danh, sự nghiệp hay những người thân yêu, mà còn là cả cuộc dời với tương lai phía trước. Ngược lại, nếu ta biết chấp nhận lỗi lầm như một lõ tất yếu thì lòng ta sẽ thanh thản, nhẹ nhàng, cuộc đời vì thế cùng tươi sáng hơn. Ta hứng thú với công việc, trái tim ta rộng cửa đón nhận những tình cảm tuyệt vời. Tha thứ, không cần biết đó có phải là sự ban ơn cho người phạm lỗi hay không, trước tiên đó là món quà cho chính minh. Nếu cuộc đời chẳng còn ai khoan dung thì mọi tinh cảm khác dều biến mất. Một bà mẹ tức giận vì con mình hất đổ chén cơm, một người thầy bỏ cuộc khi gặp phải một học sinh cá biệt, vô lễ, còn gì cái gọi là tình mẫu tử thiêng liêng, tình thầy trò cao quý? Tình bạn, tình yêu cũng sẽ lụi tàn vì còn đâu lòng khoan dung để che chở cho những yêu thương?
Nhưng có phải ta nên tha thứ cho mọi lỗi lầm? Đó là điều không thế! Nếu tha thứ mà dễ dàng và dễ dãi như vậy thì mọi ý nghĩa thiêng liêng của tha thứ sẽ không còn. Giá trị của việc tha thứ không chỉ là từ lòng bao dung của con người đối với con người, mà còn từ sự hối hận, ăn năn chân thành của người phạm lỗi. Họ đã bị lương tâm dằn vặt thì không cần thêm một cách trừng phạt nào nữa! Nhưng với kẻ có lương tâm, không thể tha thứ vậy ta phải nuôi giữ vết thương lòng sao? Chỉ cần quên đi và tự hướng mình đến những người biết thương yêu mình, như thế ta không những được thanh thản trong tâm hồn mà còn thêm vững lòng trước sóng gió cuộc đời. Hãy xem đó như một phút ta đã nhìn lầm người, hãy tự tha thứ cho mình lỗi lầm đó. Cuộc đời còn dài, không đáng cho ta mải lo buồn và đánh mất niềm vui vì những kẻ vô liêm sỉ.
Thật đáng trách cho những ai không chịu chấp nhận lỗi lầm của người khác và tha thứ! Họ phải lạc lõng giữa cuộc đời vì còn ai dám bước vào một tâm hồn sẵn sàng thù ghét mình mãi mãi chỉ vì những lỗi lầm mình trót gây ra? Họ dáng trách mà cũng đáng thương! Cuộc sống không có ý nghĩa, không có niềm vui thì thật thê thảm! Nhưng ghê tởm hơn là những kẻ không biết xấu hổ vì những sai lầm của mình và làm tổn thương người khác, có đáng để cuộc đời cho họ cơ hội được sống? Những con người rộng lượng không chỉ khiến cuộc đời thêm vui tươi, giàu ý nghĩa, mà chính họ cũng được mọi người yêu quý, kính trọng. Sai lầm là điều cần thiết để trưởng thành. Tha thứ cho những ai ăn năn, hối cải cũng là cách đưa họ vào một tâm trạng mới, vui vẻ, tự tin đế sửa chữa, bù đắp cho những sai lầm.
Ta hãy sống với lòng nhân ái, bao dung. Đó là chìa khóa cho ta có một cuộc sống hạnh phúc. Những hận thù cũng như những củ khoai, rồi sẽ có lúc tan biến. Đừng buộc mình phải nặng lòng vì những chuyện buồn đã qua. Trước tiên, hãy có trách nhiệm với lỗi lầm của mình đé nhận được sự tha thứ, và hãy trao tặng điều kì diệu Đó cho những người xứng đáng quanh ta, cho những bạn bè ta yêu quý.
Đối với nhiều người, tha thứ có thể là việc rất khó. Nhưng điều quan trọng cần nhớ: tha thứ là mang lại sự thanh thản cho tâm hồn, xa hơn là tạo cơ hội cho một người, cho một tình cảm thân ái đáng quý. Từ lúc lọt lòng cho đến ngày hôm nay, ta đã phạm bao nhiêu sai lầm, được bao nhiêu người tha thứ và tha thứ bao nhiêu lần? Chí ít là từ mẹ – người luôn tha thứ và yêu thương ta dù ta có xấu xa đến mức nào. Không phải ai cũng có được tâm lòng của một người mẹ đế đối xử với tất cả mọi người, nhưng hãy tha thứ chân thành cho người xứng đáng. Cuộc sống vốn nhiều vất vả, khổ đau. ai cũng có thể kể mãi về nỗi buồn của mình, niềm hạnh phúc thì ngược lại, dường như xa vời, khó kiếm. Nhưng chỉ bằng việc tha thứ cho người khác, niềm vui sẽ đến với ta. Ngắm nhìn những nụ cười rạng rỡ, hay có khi đó là những giọt nước mắt cảm động của người được tha thứ, ngay lúc đó tâm hồn ta cũng được đón nhận một niềm vui lớn hơn nhiều.