Đề bài:
Nhà thơ Chế Lan Viên có viết: “Đóng bài thơ như cái cọc vào đời để chống nước trôi xuôi. Làm cho mọi người nghe được cái vô hình này: thời gian họ sống. Anh phải làm cho thời đại đến sớm hơn là nó đến. Anh phải là gió đưa hương, nhưng chính ra anh lại là hương” (Trích Nghĩ về thơ, in trong tập thơ “Đối thoại mới”) Qua những câu thơ trên anh/ chị có suy nghĩ gì về vai trò của văn học và nhà văn đối với cuộc sống?
Những luận điểm chính của bài:
– Đây là một dạng đề bàn về vấn đề lí luận văn học xuất phát từ một đoạn thơ
– Thơ Chế Lan Viên thường có tính triết lí sâu sắc, nhiều vấn đề nên tảng của văn học và cuộc sống đc nhà thơ thể hiện bằng 1 thứ ngôn ngữ sinh động, đầy hình tượng
– Đoạn thơ rất ngắn gọn nhưng đề cập đến 2 vấn đề lớn trong lí luận văn học: chức năng của văn học và vai trò của nhà thơ trước cuộc sống
– Văn học có chức năng nhận thức giúp con người tự nhận xét bản thân khi tiếp xúc tác phẩm. Tác phẩm hay phải gây ấn tượng mạnh mẽ (đóng bài thơ như cái cọc) với cuộc sống, làm cho người đọc ý thức về bản thân, không cho nó trôi đi quên lãng (chống nước trôi xuôi)
– Tác phẩm có giá trị cao phải khơi sâu được xúc cảm thẩm mỹ nơi người đọc để họ có thể thấu hiểu (nghe đc cái vô hình) được giá trị của cuộc sống
– Người nghệ sĩ phải có khả năng trực cảm, thấu nhìn trước thời đại. Nhà thơ không chỉ miêu tả quan sát cuộc sống bằng tài năng tâm hồn, cảm xúc mà còn phải nghiền ngẫm dự đoán cuộc sống bằng sự thông minh lòng trắc ẩn để có cái nhìn định hướng cho xã hội (phải làm cho thời đại đến sớm hơn là nó đến)
– Nhà văn thường là những người mang đến xúc cảm thẩm mĩ cho người đọc, là người mang lại vẻ đẹp cho cuộc sống (là gió đưa hương). Anh ta không chỉ đau nỗi đau của mình mà còn đau nỗi đau của người khác để diễn đạt nỗi đau chung của nhân loại. Từ người thường đến nghệ sĩ là 1 khoảng cách mong manh nhưng không thể vượt qua. Nhưng không vì thế mà người nghệ sĩ có quyền sống khác người thường. Anh ta phải là 1 người sống đẹp (là hương) mới có thể dùng hương làm đẹp cho cuộc sống (gió đưa hương)