1. Mở bài:
– Dẫn dắt
– Trích vấn đề nghị luận
2. Thân bài:
a. Giải thích
Nhân là lòng thương người; nhân hậu là tình thương bao la, mênh mông và sâu sắc đối với mọi người. Cảm thông với cảnh ngộ, với nỗi niềm của đồng loại là đồng cảm: biết chia ngọt, sẻ bùi, biết xót thương với những người bất hạnh là san sẻ.
b. Bàn luận
– Trên đời đầy ngang trái, bất công, thảm cảnh. Người có lòng nhân hậu tựa như ngọn lửa, như ánh sáng góp phần xua tan bóng tối, đem lại hơi ấm và hạnh phúc cho đồng loại, đem lại niềm vui và hi vọng của kẻ cô đơn, người bần cùng, bất hạnh. Một bát cơm cho người hành khất, một tấm áo cho người rét giữa mùa đông lạnh lẽo, một chén thuốc cho người ốm đau, một lời an ủi, động viên cho người hoạn nạn,… đó là những cử chỉ, hành động, những biểu hiện cụ thể trong nhân hậu, sự đồng cảm, san sẻ
– Cuộc sống cần những người có tấm lòng nhân hậu để cuộc sống tốt đẹp, xã hội được cải thiện và phát triển. Mối quan hệ giữa người và người ngày càng tốt đẹp hơn.
– Người có tấm lòng nhân hậu sẽ được mọi người yêu quý. Đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta
Dẫn chứng:
+ Tấm Cám
+ Khổng Tử đã ca ngợi cái nhân của con người; và ngài đã khẳng định: Nhân là cái gốc của đạo lí; kẻ có nhân mới có thể tích đức, tu thân, tề gia trị quốc, bình thiên hạ.
+ Lời ru, tiếng hát của bà, của mẹ, đã in sâu vào tâm hồn tuổi thơ mỗi chúng ta: “Thấy người hoạn nạn thì thương / thấy người đói rét, ta nhường áo cơm”. Một chữ ‘‘thương’’ in đậm trong lòng tuổi học trò qua những trang thơ văn của dân tộc giàu giá trị nhân đạo :
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
+ Những quỹ tình thương, những mái nhà tình nghĩa, các phong trào cứu trợ nhân đạo dân vùng bị thiên tai, vùng sâu, vùng xa
– Lật vấn đề : Bên cạnh những tấm lòng nhân ái, còn 1 số người mưu toa, tính toán. Lợi dụng việc quyên góp từ thiện để kiếm chút lời lãi cho bản thân…. hay hiện ăn bớt tư vật liệu công trường .v. v…
– Nâng cao vấn đề : Tuy nhiên lòng nhân hậu cũng cần đặt đúng chỗ. Có như thế mới phân biệt được thiện ác trong cuộc đời.
c. Bài học nhận thức và hành động
– Mỗi người cần rút ra cho bản thân một bài học:cần có tấm lòng nhân hậu trong cuộc sống..Mọi người trong gia đình, xã hội cần biêt quan tâm, đõi xử tốt với nhau, giúp đỡ nhau trong những tình huống cuộc sống.
– Cần tìm hiểu những người xung quanh mình. Có những hành động thiết thực của mình từ chính gia đình, nhà trường, xã hội.
3. Kết bài:
– Khẳng định lại vấn đề
– Liên hệ : “Có nhân hậu mới biết đồng cảm và sẻ chia”. Người nhân hậu là người đẹp nhất. Sống trong tình thương là sống hạnh phúc nhất