I/ MỞ BÀI:
Xếp hàng được xem là thước đo ý thức công dân về văn hoá ứng xử của các nước nhưng hiện nay đã bị nhiều người xem thường, bỏ quên, dặc biệt việc xếp hàng của đại đa số người dân Việt Nam đang là bài toán nan gian giải…
II/ THÂN BÀI:
1/ Biểu hiện – thực trạng:
Chen lấn, xô đẩy, gây mất trật tự, đứng không đúng vị trí ở những nơi công cộng, chen lấn khi mua vé tàu xe, vé xem phim, thủ tục hành chính, dân sự…
2/ Nguyên nhân:
– Ý thức cá nhân kém, ai cũng muốn hơn thua, muốn đấu đá, cạnh tranh để giành phần hơn từ những việc nhỏ nhất hòng tìm một một “vị trí’ đẹp, thuận lợi cho công việc của mình.
– Tư tưởng ăn thua cay cú, muốn mình được ưu tiên trước mà không mất thời gian chờ đợi.
– Các cấp quản lí chưa có những biện pháp và hình thức xử lí cụ thể, thường xem nhẹ và bỏ quên việc xếp hàng…
3/ Hậu quả:
– Gây ùn tắc, hỗn loạn và phát sinh nhiều vấn đề tệ nạn: móc túi, trộm cắp, thậm chí gây thương vong.
– Dẫn chứng:
+ Cảnh tượng chen lấn giành giật chỉ để giành những chai nước, phần thức ăn miễn phí đã trở thành một tì vết trong văn hoá ứng xử của người việt.
+ Cảnh chen lấn, giành giật áo mưa tại UBND quận Ba Đình, Hà Nội khi đại sứ quán Hà Lan phát 3000 áo mưa miễn phí cho người Việt , người người xô đẩy, hỗn loạn cốt chỉ để lấy một cái áo mưa, đáng buồn hơn là những khuân mặt đầy thanh tú cũng “tích cực giành những chiến lợi phẩm”
– Một cảnh tượng xấu xí mà có lẽ không một người Việt có ý thức nào muốn nhìn thấy.
+ Hình ảnh xấu nhất và trở thành một đề tài được bàn án sôi nổi trong năm 2015, một vết “nhơ” về văn hoá ứng xử của người Việt là cảnh tượng hàng ngàn người chen lấn, xô đẩy, thậm chí giẫm đạp lên nhau , trèo rào để được vào công viên Hồ Tây tắm miễn phí. Thật đáng buồn trước những cảnh tượng đó!
– Số người Việt kém ý thức và văn hoá “lùn” không nhiều, vẫn còn đâu đó những ý thức xếp hàng. Thiết nghĩ người Việt nên học hỏi văn hoá xếp hàng từ láng giềng Nhật Bản, một điểm sang đáng tự hào của con người xứ sở Phù Tang. Thế giới đã thấy rõ điều này khi hội chợ thương mại Expo quốc tế Nagoya kết thúc tại Aichi, Nhật Bản. Người ta thống kê được rằng trong 185 ngày hội chợ có tới 22 triệu lượt khách tham quan trong số đó 95% là người Nhật. Trong khi. Những người nước ngoài chẳng hề quan tâm thì người Nhật lại xếp hàng dài để xem người ta nói về các con thú trên gian hàng của Hitachi.
– Tạo ấn tượng xấu trong mắt bạn bè quốc tế, những du khách nước ngoài khi sang Việt Nam ấn tượng đầu tiên của họ là “Người Việt thật hiếu khách và thân thiện!”, “Cảnh sắc đẹp tuyệt vời!”, “Một nền văn hiến đáng tự hào”,…thì than ôi chỉ bởi cái văn hoá xếp hàng mà vô hình chung họ sẽ có những cái nhìn không mấy thiện cảm.
– “Xếp hàng” không đơn thuần là đúng hàng lối, ngay thẳng, trật tự, đúng vị trí mà còn mang ý nghĩa nội hàm là sự bất công, thiếu công bằng và minh bạch. Đơn cử là vấn đề xin việc trong một cơ quan, tổ chức nào đó. Nếu họ có tiền, có mối quan hệ tốt thì chỉ cần một cú điện thoại, một cuộc hẹn “xã giao” và nghiễm nhiên họ sẽ “xen ngang” và cướp mất di cơ hội của những người đường đường chính chính, có năng lực đang chờ đợi mòn mỏi những mong được một vị trí trong công việc. Thế mới thấy văn hoá xếp hàng đã tồn tại và ăn sâu vào tư duy của nhiều người ngay từ những việc cỏn con để rồi len lõi vào trong mọi ngõ ngách cuộc sống.
4/ Biện pháp: Để xây phục hồi lại văn hoá xếp hàng vốn đã trở thành một nếp cũ xưa đẹp của người Việt Nam những năm sau giải phóng 1975, thời mà mua bất cứ hàng hoá nào cũng phải đợi đúng số, đúng tên quả thật không khó.
– Các nhà quản lí các cấp cần tạo cho công dân chỗ xếp hàng
– Những nơi thường tụ tập đông đúc – Đối với các hành vi chen lấn, vượt rào ban đầu có thể nhắc nhở, cảnh cáo, thậm chí buộc phải lùi về vị trí sau cùng. Có thế mới thấy được cái thiệt rước vào thân cũng chỉ bởi một chút hơn thua, lần sau cũng phải suy xét trước khi hành động.
– Thiết lập một xã hội công bằng trong tất cả các lĩnh vực, thực hiện đồng bộ thì có lẽ văn hoá việt sẽ có được một diện mạo mới, một cái nhìn thiện cảm từ bạn bè quốc tế.
5/ Bài học nhận thưc
– Hành động
– Nhận thức: Xếp hàng là một nét văn hoá ứng xử tốt đẹp cần phải được coi trọng và phát huy.
– Hành động:
+ Xếp hành nơi công cộng, đông người
+ Ưu tiên vị trí cho những người thật sự cần, trong những tình huấn khẩn cấp …
III/ KẾT BÀI:
Xếp hàng đôi khi mất nhiều thời gian, tạo cảm giác chờ đợi mệt mỏi nhưng hãy thử kiên nhẫn để tạo một hình ảnh tốt đẹp, thiện cảm, đặc biệt là sự công bằng cho mỗi người. Nhưng với một thói quen cố hữu và ăn sâu để thay đổi có lẽ phải mất nhiều thời gian…