Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 12

Phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội

Tác giả: Sach Vui
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Khi bắt gặp 1 đề nghị luận xã hội, các em phải tự đặt ra cho mình 2 câu hỏi và phải tự trả lời 2 câu hỏi ấy:

1/ Đề yêu cầu nội dung nghị luận về chủ đề gì?

2/ Thao tác nghị luận chính dùng để nghị luận trong quá trình viết để đáp ứng yêu cầu của đề là gì?

* Các chủ đề quen thuộc của văn nghị luận XH:

– Đạo dức – nhân sinh.

– Tư tưởng văn hoá.

– Lịch sử.

– Kinh tế.

– Chính trị.

– Địa lý, môi trường.

* Các thao tác chính hay dùng: Chứng minh, Giải thích, Bình luận.

=> Đề ra thường vừa yêu cầu về kiến thức (nằm ở các chủ đề khác nhau), vừa yêu cầu về kĩ năng (nằm ở các thao tác yêu cầu cần thực hiện). Nên các em vừa phải chịu học để bổ sung kiến thức cho phong phú, vừa phải rèn luyện các kĩ năng để thực hiện thao tác nghị luận cho đúng phương pháp.

– Về mặt kiến thức, buộc các em phải tự trang bị, vì không có 1 loại biện pháp vạn năng giúp nhét kiến thức vào đầu các em, mà đó phải là 1 quá trình tích luỹ dần dần, đồng thời phải có ý thức học kiến thức trên nhà trường 1 cách đầy đủ. Ở đây, chúng ta chỉ có thể bàn về yêu cầu phương pháp.

Đề bài thường yêu cầu các em phải làm theo 1 thao tác chủ yếu: giải thích, chứng minh hay bình luận.

1/ Giải thích:

+ Yêu cầu đặt ra:

Đi sâu vào những phát ngôn rất súc tích để tìm hiểu và lý giải nội dung ý nghĩa bên trong. Tức là ta phải làm sáng tỏ, giảng giải, bóc tách vấn đề cho người đọc hiểu được thấu đáo cái đang được đề cập khi chúng còn đang mơ hồ.

+ Công việc cụ thể:

Để làm sáng tỏ vấn đề, ta phải đi vào lý giải từ ngữ, điển tích, khái niệm, đi vào nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hẹp, nghĩa mở rộng, đi vào những cách nói tế nhị bóng bẩy để hiểu được đến nơi đến chốn điều người ta muốn và cái lẽ khiến người ta nói như vậy.

Trong thao tác giải thích, ta vừa dùng lý lẽ để phân tích, lý giải là chủ yếu; vừa dùng dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề, xác lập 1 cách hiểu đúng đắn, sâu sắc có tính biện chứng nhằm chống lại cách hiểu sai, hiểu không đầy đủ, ko hết ý.

Bước kết thúc của thao tác giải thích là rút ra điều chúng ta cần vận dụng khi đã tìm hiểu được chân lý. Phương hướng để vận dụng những chân lý này vào cuộc sống hàng ngày, tuỳ theo cho cá thể hay cho cộng đồng mà có hướng vận dụng phù hợp, và mỗi chúng ta phải như thế nào?

=> Từ những điều nói trên, ta rút ra 1 sơ đồ tổng quát theo 3 bước:

– Làm sáng tỏ điều mà người ta muốn nói.(giải thích)

– Trả lời vì sao người ta đã nói như vậy? (tại sao?)

– Từ chân lý được nói lên, rút ra bài học gì trong thực tiễn?(để làm gì)

2/Chứng minh:

+ Yêu cầu đặt ra:

Làm sáng tỏ chân lý bằng các dẫn chứng và lý lẽ. Khi ta đã chấp nhận cái chân lý thể hiện trong 1 phát ngôn nào đó, nhiệm vụ là ta sẽ phải thuyết phục người khác cũng chấp nhận như mình = những dẫn chứng rút ra từ thực tế cuộc sống xưa và nay, từ lịch sử, từ văn học (nếu đề yêu cầu) và kèm theo dẫn chứng là những lý lẽ dẫn dắt, phân tích tạo ra lập luận vững chắc, mang đến niềm tin cho người đọc.

+ Công việc cụ thể:

Bước đầu tiên là phải tìm hiểu điều cần phải chứng minh , không những chỉ bản thân mình hiểu, mà còn phải làm cho người khác thống nhất, đồng tình với mình cách hiểu đúng nhất.

Tiếp theo là việc lựa chọn dẫn chứng. Từ thực tế cuộc sống rộng lớn, tư liệu lịch sử rất phong phú, ta phải tìm & lựa chọn từ trong đó những dẫn chứng xác đáng nhất, tiêu biểu, toàn diện nhất (nên chỉ cần vài ba cái để làm sáng tỏ điều cần CM). Dẫn chứng phải thật sát với điều đang muốn làm sáng tỏ và kèm theo dẫn chứng phải có lý lẽ phân tích – chỉ ra những nét, những điểm ta cần làm nổi bật trong các dẫn chứng kia. Để dẫn chứng và lý lẽ có sức thuyết phục cao, ta phải sắp xếp chúng -> 1 hệ thống mạc lạc và chặt chẽ: theo trình tự thời gian, không gian, từ xưa đến nay, từ xa đến gần, từ ngoài vào trong hoặc ngược lại…miễn sao hợp logic.

Bước kết thúc vẫn là bc vận dụng, đặt vấn đề vào thực tiễn cuộc sống hôm nay để đề xuất phương hướng nỗ lực. Chân lý chỉ giá trị khi soi rọi cho ta sống, làm việc tốt hơn. Ta cần tránh công thức và rút ra kết luận cho thoả đáng, thích hợp với từng người, hoàn cảnh, sự việc.

=> Từ những điều nói trên, ta rút ra 1 sơ đồ tổng quát theo 3 bước:

– Làm rõ điều cần chứng minh trong luận đề được nêu lên.

– Lần lượt đưa ra các dẫn chứng và lý lẽ để làm sáng tỏ điều cần chứng minh.

– Rút ra kết luận về phương hướng nỗ lực.

3/ Bình luận:Đây là thao tác có tính tổng hợp vì nó bao hàm cả công việc giải thích lẫn chứng minh. Nên những yêu cầu của giải thích và chứng minh cũng là yêu cầu đối với văn bình luận, nhưng giải thích và chứng minh sẽ được viết cô đọng, ngắn gọn hơn so với chỉ 1 thao tác chứng minh hoặc giải thích để tập trung cho phần việc quan trọng nhất là bình luận – phần mở rộng vấn đề.

Trước khi bình luận, ta thường phải bày tỏ thái độ, để khách quan và tránh phiến diện, ta phải xem xét kĩ luận đề để từ đó có thái độ đúng đắn, có 3 khả năng:

– Hoàn toàn nhất trí.

– Chỉ nhất trí 1 phần. (có giới hạn, có đk)

– Không chấp nhận. (bác bỏ)

Sau đó, ta bình luận – mở rộng lời bàn để vấn đề được nhìn nhận sâu hơn, toàn diện hơn, triệt để hơn.

Cuối cùng, ta lại chỉ ra phương hướng vận dụng để đưa lý luận vào áp dụng thực tế cuộc sống.

=> Bố cục của một bài văn bình luận gồm:

– Mở bài:

Dẫn dắt, giới thiệu luận đề.

– Thân bài:

+ Xác định ý nghĩa cơ bản của luận đề. (ý nghĩa)

+ Bày tỏ thái độ của chúng ta trên những nét bao quát nhất. (đánh giá)

+ Trình bày nội dung cơ bản: bình luận. (mở rộng, bổ sung lời bàn)

– Kết bài:

Kết thúc luận đề (rút ra kết luận thực tiễn).

—> Khi làm bài bình luận, chúng ta phải rất linh hoạt, tránh cái nhìn phiến diện 1 chiều, và không bị sa bẫy vào những câu nói nghe có vẻ tưởng chừng đúng nhưng lại còn tồn tại những cách hiểu lệch lạc, chưa đúng đắn. Bằng vốn tri thức, vốn sống của bản thân ta tìm ra cách hiểu đúng đắn nhất, rồi từ đó bằng lập luận, lý lẽ và dẫn chứng, ta lôi cuốn mọi người đồng ý, đồng tình với cách đánh giá, lời bàn của ta 1 cách bị chinh phục.

Khi bắt gặp 1 đề nghị luận xã hội, các em phải tự đặt ra cho mình 2 câu hỏi và phải tự trả lời 2 câu hỏi ấy:

1/ Đề yêu cầu nội dung nghị luận về chủ đề gì?

2/ Thao tác nghị luận chính dùng để nghị luận trong quá trình viết để đáp ứng yêu cầu của đề là gì?

* Các chủ đề quen thuộc của văn nghị luận XH:

– Đạo dức – nhân sinh.

– Tư tưởng văn hoá.

– Lịch sử.

– Kinh tế.

– Chính trị.

– Địa lý, môi trường.

* Các thao tác chính hay dùng: Chứng minh, Giải thích, Bình luận.

=> Đề ra thường vừa yêu cầu về kiến thức (nằm ở các chủ đề khác nhau), vừa yêu cầu về kĩ năng (nằm ở các thao tác yêu cầu cần thực hiện). Nên các em vừa phải chịu học để bổ sung kiến thức cho phong phú, vừa phải rèn luyện các kĩ năng để thực hiện thao tác nghị luận cho đúng phương pháp.

– Về mặt kiến thức, buộc các em phải tự trang bị, vì không có 1 loại biện pháp vạn năng giúp nhét kiến thức vào đầu các em, mà đó phải là 1 quá trình tích luỹ dần dần, đồng thời phải có ý thức học kiến thức trên nhà trường 1 cách đầy đủ. Ở đây, chúng ta chỉ có thể bàn về yêu cầu phương pháp.

Đề bài thường yêu cầu các em phải làm theo 1 thao tác chủ yếu: giải thích, chứng minh hay bình luận.

1/ Giải thích:

+ Yêu cầu đặt ra:

Đi sâu vào những phát ngôn rất súc tích để tìm hiểu và lý giải nội dung ý nghĩa bên trong. Tức là ta phải làm sáng tỏ, giảng giải, bóc tách vấn đề cho người đọc hiểu được thấu đáo cái đang được đề cập khi chúng còn đang mơ hồ.

+ Công việc cụ thể:

Để làm sáng tỏ vấn đề, ta phải đi vào lý giải từ ngữ, điển tích, khái niệm, đi vào nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hẹp, nghĩa mở rộng, đi vào những cách nói tế nhị bóng bẩy để hiểu được đến nơi đến chốn điều người ta muốn và cái lẽ khiến người ta nói như vậy.

Trong thao tác giải thích, ta vừa dùng lý lẽ để phân tích, lý giải là chủ yếu; vừa dùng dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề, xác lập 1 cách hiểu đúng đắn, sâu sắc có tính biện chứng nhằm chống lại cách hiểu sai, hiểu không đầy đủ, ko hết ý.

Bước kết thúc của thao tác giải thích là rút ra điều chúng ta cần vận dụng khi đã tìm hiểu được chân lý. Phương hướng để vận dụng những chân lý này vào cuộc sống hàng ngày, tuỳ theo cho cá thể hay cho cộng đồng mà có hướng vận dụng phù hợp, và mỗi chúng ta phải như thế nào?

=> Từ những điều nói trên, ta rút ra 1 sơ đồ tổng quát theo 3 bước:

– Làm sáng tỏ điều mà người ta muốn nói.(giải thích)

– Trả lời vì sao người ta đã nói như vậy? (tại sao?)

– Từ chân lý được nói lên, rút ra bài học gì trong thực tiễn?(để làm gì)

2/Chứng minh:

+ Yêu cầu đặt ra:

Làm sáng tỏ chân lý bằng các dẫn chứng và lý lẽ. Khi ta đã chấp nhận cái chân lý thể hiện trong 1 phát ngôn nào đó, nhiệm vụ là ta sẽ phải thuyết phục người khác cũng chấp nhận như mình = những dẫn chứng rút ra từ thực tế cuộc sống xưa và nay, từ lịch sử, từ văn học (nếu đề yêu cầu) và kèm theo dẫn chứng là những lý lẽ dẫn dắt, phân tích tạo ra lập luận vững chắc, mang đến niềm tin cho người đọc.

+ Công việc cụ thể:

Bước đầu tiên là phải tìm hiểu điều cần phải chứng minh , không những chỉ bản thân mình hiểu, mà còn phải làm cho người khác thống nhất, đồng tình với mình cách hiểu đúng nhất.

Tiếp theo là việc lựa chọn dẫn chứng. Từ thực tế cuộc sống rộng lớn, tư liệu lịch sử rất phong phú, ta phải tìm & lựa chọn từ trong đó những dẫn chứng xác đáng nhất, tiêu biểu, toàn diện nhất (nên chỉ cần vài ba cái để làm sáng tỏ điều cần CM). Dẫn chứng phải thật sát với điều đang muốn làm sáng tỏ và kèm theo dẫn chứng phải có lý lẽ phân tích – chỉ ra những nét, những điểm ta cần làm nổi bật trong các dẫn chứng kia. Để dẫn chứng và lý lẽ có sức thuyết phục cao, ta phải sắp xếp chúng -> 1 hệ thống mạc lạc và chặt chẽ: theo trình tự thời gian, không gian, từ xưa đến nay, từ xa đến gần, từ ngoài vào trong hoặc ngược lại…miễn sao hợp logic.

Bước kết thúc vẫn là bc vận dụng, đặt vấn đề vào thực tiễn cuộc sống hôm nay để đề xuất phương hướng nỗ lực. Chân lý chỉ giá trị khi soi rọi cho ta sống, làm việc tốt hơn. Ta cần tránh công thức và rút ra kết luận cho thoả đáng, thích hợp với từng người, hoàn cảnh, sự việc.

=> Từ những điều nói trên, ta rút ra 1 sơ đồ tổng quát theo 3 bước:

– Làm rõ điều cần chứng minh trong luận đề được nêu lên.

– Lần lượt đưa ra các dẫn chứng và lý lẽ để làm sáng tỏ điều cần chứng minh.

– Rút ra kết luận về phương hướng nỗ lực.

3/ Bình luận:Đây là thao tác có tính tổng hợp vì nó bao hàm cả công việc giải thích lẫn chứng minh. Nên những yêu cầu của giải thích và chứng minh cũng là yêu cầu đối với văn bình luận, nhưng giải thích và chứng minh sẽ được viết cô đọng, ngắn gọn hơn so với chỉ 1 thao tác chứng minh hoặc giải thích để tập trung cho phần việc quan trọng nhất là bình luận – phần mở rộng vấn đề.

Trước khi bình luận, ta thường phải bày tỏ thái độ, để khách quan và tránh phiến diện, ta phải xem xét kĩ luận đề để từ đó có thái độ đúng đắn, có 3 khả năng:

– Hoàn toàn nhất trí.

– Chỉ nhất trí 1 phần. (có giới hạn, có đk)

– Không chấp nhận. (bác bỏ)

Sau đó, ta bình luận – mở rộng lời bàn để vấn đề được nhìn nhận sâu hơn, toàn diện hơn, triệt để hơn.

Cuối cùng, ta lại chỉ ra phương hướng vận dụng để đưa lý luận vào áp dụng thực tế cuộc sống.

=> Bố cục của một bài văn bình luận gồm:

– Mở bài:

Dẫn dắt, giới thiệu luận đề.

– Thân bài:

+ Xác định ý nghĩa cơ bản của luận đề. (ý nghĩa)

+ Bày tỏ thái độ của chúng ta trên những nét bao quát nhất. (đánh giá)

+ Trình bày nội dung cơ bản: bình luận. (mở rộng, bổ sung lời bàn)

– Kết bài:

Kết thúc luận đề (rút ra kết luận thực tiễn).

—> Khi làm bài bình luận, chúng ta phải rất linh hoạt, tránh cái nhìn phiến diện 1 chiều, và không bị sa bẫy vào những câu nói nghe có vẻ tưởng chừng đúng nhưng lại còn tồn tại những cách hiểu lệch lạc, chưa đúng đắn. Bằng vốn tri thức, vốn sống của bản thân ta tìm ra cách hiểu đúng đắn nhất, rồi từ đó bằng lập luận, lý lẽ và dẫn chứng, ta lôi cuốn mọi người đồng ý, đồng tình với cách đánh giá, lời bàn của ta 1 cách bị chinh phục.

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky