Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 12

Nghị luận: Bạn hiểu thế nào về câu: “ Học vấn không có quê hương, nhưng người học vấn phải có quê hương”- L. Pa-xtơ

Tác giả: Sach Vui
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

I. Mở Bài

Thời gian gần đây, nhiều vụ án giết người dã man đã gây chấn động dư luận xã hội và làm mất mát lớn lao cho bao gia đình lương thiện. Đau lòng hơn, thủ phạm gây ra lại là những người trẻ, có học vấn và sinh ra trong những gia đình được xem là nề nếp. Nhà văn Nguyễn Tuân đã gởi trọn tình cảm với cội nguồn, truyền thống dân tộc qua “Vang bóng một thời” nhưng sao ông vẫn thấy “Thiếu quê hương”?. Hồn thơ Tế Hanh là một hồn thơ cả đời gắn với nước non, quê cha đất tổ – đó là tình cảm không hề vơi cạn trong ông. “Quê hương”- tiếng gọi sao quá tha thiết!. “Quê hương”- tình cảm ấy sao rộng lớn biết bao!. Có lẽ vì thế mà L. Pa- xtơ đã nói rằng: “Học vấn không có quê hương nhưng người học vấn phải có quê hương”. Vạn vật trong tạo hóa đều có nguồn cội, nơi bắt đầu thế nhưng với Pa-xtơ tại sao học vấn lại không?

II. Thân Bài

Thoạt đầu nghe có vẻ phi lí, nhưng nếu đạt trong cả cuộc đời trải nghiệm của ông thì đó hoàn toàn là điều đúng đắn. Bởi lẽ, tất cả những tri thức, chân lí, đạo nghĩa trên cuộc đời này không thuộc phạm vi sở hữu của bất cứ cá nhân nào. Những điều ấy là của toàn nhân lọai, nhưng nó sẽ trở thành hữu ích khi mỗi cá nhân biết tiếp thu và chọn lọc đúng cách. Vì thế, “học vấn không có quê hương”. Nhưng ngược lại, người sở hữu vốn tri thức nhân lọai – thứ không có nguồn cội, lại phải có quê hương.

Theo qui luật của cuộc sống, cây có cội, suối có nguồn, con người cũng không nằm ngoài vòng tạo hóa ấy. Trước hết, người có quê hương là người biết được nơi sinh ra, quê quán, nguồn gốc, xuất thân của mình. Nhưng “quê hương”, tiếng nói ấy còn bao hàm những tầng nghĩa sâu rộng hơn. “Có quê hương” là mang trong lòng tình yêu về chốn sinh ra, là trân trọng và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, là khát khao trở về mái ấm trong mỗi chuyến đi xa… Và là chan chứa trong tim hồn dân tộc… Người học vấn phải có quê hương….

“Quê hương là gì hở mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu…

…Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người”

(Quê hương – Đỗ Trung Quân)

Quả thật vậy, người học phải có quê hương bởi tình cảm quê hương là giá trị tinh thần cơ bản, là nền móng vững chắc để hình thành nhân cách con người. Được tiếp thu những tinh hoa văn hóa, con người càng được nâng cao tầm hiểu biết, mở rộng vốn tri thức. Có vốn hiểu biết sâu sắc, người có học nhận thức rõ được giá trị của quê hương. Tình cảm với cội nguồn trong họ, sẽ bùng cháy trở thành ý thức trách nhiệm phục vụ đất nước. Những đạo lí, truyền thống tốt đẹp của dân tộc sẽ được họ bảo tồn và phát triển.

Một điển hình cho những lớp người tri thức ấy là Tiến sĩ toán học Lê Bá Khánh Trình. Ông hiện là giáo sư giảng dạy tại Đại học Khoa Học Tự Nhiên. Tham gia kì thi Toán Quốc tế năm 1979 và giành giải đặc biệt, được rất nhiều lới mời gọi của các trường Đại học danh tiếng thế giới, thế nhưng lòng yêu quê hương đã thôi thúc vị tiến sĩ quyết định làm việc tại quê nhà. Tình cảm ấy là sự cống hiến, đóng góp cho ngành Toán nước nhà.

Nhưng đáng buồn thay có những người học vấn mà trong lòng không có những tình cảm cốt lõi của con người. Như Nhĩ – nhân vật trong truyện ngắn Bến quê của nhà văn Nguyễn Minh Châu, một chàng thanh niên tri thức đi khắp mọi nơi trên thế giới để rồi cuối đời nhận ra bãi bồi bên kia dòng sông quê nhà là nơi mình chưa từng đặt chân tới.

Và trong thực tế cuộc sống ngày nay, một số tầng lớp thanh niên trẻ có học đã có những lối sống đáng ngại. Tình trạng chảy máu chất xám vẫn kéo dài, những tổ chức phản động chống phá Nhà nước vẫn còn đó. Vì vậy, nếu thật sự là người có học thì hãy là những người biết trân trọng tình cảm cội nguồn quê hương. Quê hương trong thi ca, âm nhạc, hội họa là một chủ đề lớn luôn khơi dậy những nguồn cảm hứng sang tạo của người nghệ sĩ. Bởi lẽ tình yêu quê hương là tình yêu gia đình, yêu ngôi làng, đồng ruộng, là khắc sâu những câu ca, lòi ru của mẹ, là chan chứa, thấm thía trong lòng sự cơ cực của cha. Một khi tình cảm với quê nhà trở nên sâu sắc tràn đầy thì ý thức về xây dựng, bảo vệ chốn yêu thương trong mỗi người được nâng cao..

Và học vấn là con đường rộng mở để con người có trong mình hai tiếng quê hương. Vì thế, người có quê hương là người có học vấn. Đó là những người nông dân vì yêu mảnh vườn, bờ rộng mà trở thành kĩ sư nhà vườn với những nông cụ được phát minh. Đó là những người thợ làng nghề thủ công vì yêu nết đẹp truyền thống dân tộc mà sang tạo áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất…Và còn rất nhiều những con người như thế!. Tình yêu quê sâu đậm đã trở thành mảnh vườn màu mỡ ươm mầm những lý tưởng cao đẹp của con người. Có quê hương, con người có thể trở thành người có học vấn và người có học vấn thì ắt hẳn phải có “quê hương”.

“QUÊ HƯƠNG” VỚI MỘT SỐ BẠN TRẺ HIỆN NAY Sống trong thời bình hiện nay, một số thanh niên trẻ chưa thấu hiểu về giá trị của hai tiếng “quê hương”. Đó là cả một quá trình đấu tranh gian khổ đầy máu và nước mắt của dân tộc. Chúng ta đang sống trên sự hy sinh của bao lớp người đi trước. Vậy hãy sống sao cho xứng đáng với linh hồn cha ông và chính bản thân mình. Biết được những kiến thức từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, biết được sự trưởng thành của đất nước là phải qua bao khó khăn, đau đớn…

Liệu chúng ta đã làm được gì chưa? Hay bị guồng máy “games” ăn hết “chất xám”; bị những cốc “bia” sủi bọt “hấp dẫn” nuốt hết thời gian quý báu của tuổi trẻ; đua đòi hút chích, thiếu thốn tiền bạc… để rồi bị sa đà vào cạm bẫy giết người. Đau lòng lắm khi chúng ta nhắc lại chuyện “xác không đầu chết trên tầng 13 của tòa nhà” vừa được mang ra xét xử gây chấn động toàn xã hội; hay chuyện “giết nữ sinh 16 tuổi và phụ nữ mang thai gần 6 tháng để cướp tài sản ở Biên Hòa, Đồng Nai” (đang hoàn tất hồ sơ chuẩn bị xét xử)… điểm lại các vụ án giết người này: các hung thủ đều được gia đình cho ăn học đàng hoàng, được ngồi trên ghế nhà trường, bước trong giảng đường Đại học với một tương lai rộng mở. Thậm chí có hung thủ được xuất thân trong gia đình nho giáo, tu hành (thánh thiện)… thử hỏi những thủ đoạn điêu ngoa đó và sự toan tính kỹ lưỡng để che giấu hành vi phạm tội của mình, đánh lạc hướng các cơ quan điều tra… các hung thủ này học cách làm đó từ đâu?

Nhìn họ với dấp dáng phong độ, lực lưỡng, vẻ mặt khôi ngô, “trí thức” tại sao không cống hiến sức trẻ của mình cho quê hương, đất nước. Họ có quê hương không? Hay họ đang phá hoại quê hương? Lời nói sau cùng của tên Nghĩa đã thể hiện: – Hối hận với quê hương với xã hội (?) “Dù cho bản án dành cho tôi có như thế nào đi chăng nữa, tôi cũng không hề kháng cáo vì tôi biết có tử hình hàng trăm nghìn lần cũng không thể bù đắp được những tội ác mà tôi đã gây ra với Linh và gia đình cũng như cả xã hội”. – Ăn năn, sỉ diện với quê hương (?): ”Tôi chỉ mong rằng sau khi vụ án này khép lại, mọi người hãy nghĩ về tôi như một người bình thường đã gục ngã trên đường đời chứ không phải là một tên giết người máu lạnh”.

Vì sao họ phải gục ngã ???? Những dấu chấm hỏi vẫn đang dành cho mọi người và nhất là người trẻ!!

Thời gian gần đây, nhiều vụ án giết người dã man đã gây chấn động dư luận xã hội và làm mất mát lớn lao cho bao gia đình lương thiện. Đau lòng hơn, thủ phạm gây ra lại là những người trẻ, có học vấn và sinh ra trong những gia đình được xem là nề nếp. Nhà văn Nguyễn Tuân đã gởi trọn tình cảm với cội nguồn, truyền thống dân tộc qua “Vang bóng một thời” nhưng sao ông vẫn thấy “Thiếu quê hương”?. Hồn thơ Tế Hanh là một hồn thơ cả đời gắn với nước non, quê cha đất tổ – đó là tình cảm không hề vơi cạn trong ông. “Quê hương”- tiếng gọi sao quá tha thiết!. “Quê hương”- tình cảm ấy sao rộng lớn biết bao!. Có lẽ vì thế mà L. Pa- xtơ đã nói rằng: “Học vấn không có quê hương nhưng người học vấn phải có quê hương”. Vạn vật trong tạo hóa đều có nguồn cội, nơi bắt đầu thế nhưng với Pa-xtơ tại sao học vấn lại không?

Thoạt đầu nghe có vẻ phi lí, nhưng nếu đạt trong cả cuộc đời trải nghiệm của ông thì đó hoàn toàn là điều đúng đắn. Bởi lẽ, tất cả những tri thức, chân lí, đạo nghĩa trên cuộc đời này không thuộc phạm vi sở hữu của bất cứ cá nhân nào. Những điều ấy là của toàn nhân lọai, nhưng nó sẽ trở thành hữu ích khi mỗi cá nhân biết tiếp thu và chọn lọc đúng cách. Vì thế, “học vấn không có quê hương”. Nhưng ngược lại, người sở hữu vốn tri thức nhân lọai – thứ không có nguồn cội, lại phải có quê hương.

Theo qui luật của cuộc sống, cây có cội, suối có nguồn, con người cũng không nằm ngoài vòng tạo hóa ấy. Trước hết, người có quê hương là người biết được nơi sinh ra, quê quán, nguồn gốc, xuất thân của mình. Nhưng “quê hương”, tiếng nói ấy còn bao hàm những tầng nghĩa sâu rộng hơn. “Có quê hương” là mang trong lòng tình yêu về chốn sinh ra, là trân trọng và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, là khát khao trở về mái ấm trong mỗi chuyến đi xa… Và là chan chứa trong tim hồn dân tộc… Người học vấn phải có quê hương….

“Quê hương là gì hở mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu…

…Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người”

(Quê hương – Đỗ Trung Quân)

Quả thật vậy, người học phải có quê hương bởi tình cảm quê hương là giá trị tinh thần cơ bản, là nền móng vững chắc để hình thành nhân cách con người. Được tiếp thu những tinh hoa văn hóa, con người càng được nâng cao tầm hiểu biết, mở rộng vốn tri thức. Có vốn hiểu biết sâu sắc, người có học nhận thức rõ được giá trị của quê hương. Tình cảm với cội nguồn trong họ, sẽ bùng cháy trở thành ý thức trách nhiệm phục vụ đất nước. Những đạo lí, truyền thống tốt đẹp của dân tộc sẽ được họ bảo tồn và phát triển.

Một điển hình cho những lớp người tri thức ấy là Tiến sĩ toán học Lê Bá Khánh Trình. Ông hiện là giáo sư giảng dạy tại Đại học Khoa Học Tự Nhiên. Tham gia kì thi Toán Quốc tế năm 1979 và giành giải đặc biệt, được rất nhiều lới mời gọi của các trường Đại học danh tiếng thế giới, thế nhưng lòng yêu quê hương đã thôi thúc vị tiến sĩ quyết định làm việc tại quê nhà. Tình cảm ấy là sự cống hiến, đóng góp cho ngành Toán nước nhà.

Nhưng đáng buồn thay có những người học vấn mà trong lòng không có những tình cảm cốt lõi của con người. Như Nhĩ – nhân vật trong truyện ngắn Bến quê của nhà văn Nguyễn Minh Châu, một chàng thanh niên tri thức đi khắp mọi nơi trên thế giới để rồi cuối đời nhận ra bãi bồi bên kia dòng sông quê nhà là nơi mình chưa từng đặt chân tới.

Và trong thực tế cuộc sống ngày nay, một số tầng lớp thanh niên trẻ có học đã có những lối sống đáng ngại. Tình trạng chảy máu chất xám vẫn kéo dài, những tổ chức phản động chống phá Nhà nước vẫn còn đó. Vì vậy, nếu thật sự là người có học thì hãy là những người biết trân trọng tình cảm cội nguồn quê hương. Quê hương trong thi ca, âm nhạc, hội họa là một chủ đề lớn luôn khơi dậy những nguồn cảm hứng sang tạo của người nghệ sĩ. Bởi lẽ tình yêu quê hương là tình yêu gia đình, yêu ngôi làng, đồng ruộng, là khắc sâu những câu ca, lòi ru của mẹ, là chan chứa, thấm thía trong lòng sự cơ cực của cha. Một khi tình cảm với quê nhà trở nên sâu sắc tràn đầy thì ý thức về xây dựng, bảo vệ chốn yêu thương trong mỗi người được nâng cao..

Và học vấn là con đường rộng mở để con người có trong mình hai tiếng quê hương. Vì thế, người có quê hương là người có học vấn. Đó là những người nông dân vì yêu mảnh vườn, bờ rộng mà trở thành kĩ sư nhà vườn với những nông cụ được phát minh. Đó là những người thợ làng nghề thủ công vì yêu nết đẹp truyền thống dân tộc mà sang tạo áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất…Và còn rất nhiều những con người như thế!. Tình yêu quê sâu đậm đã trở thành mảnh vườn màu mỡ ươm mầm những lý tưởng cao đẹp của con người. Có quê hương, con người có thể trở thành người có học vấn và người có học vấn thì ắt hẳn phải có “quê hương”.

“QUÊ HƯƠNG” VỚI MỘT SỐ BẠN TRẺ HIỆN NAY Sống trong thời bình hiện nay, một số thanh niên trẻ chưa thấu hiểu về giá trị của hai tiếng “quê hương”. Đó là cả một quá trình đấu tranh gian khổ đầy máu và nước mắt của dân tộc. Chúng ta đang sống trên sự hy sinh của bao lớp người đi trước. Vậy hãy sống sao cho xứng đáng với linh hồn cha ông và chính bản thân mình. Biết được những kiến thức từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, biết được sự trưởng thành của đất nước là phải qua bao khó khăn, đau đớn…

Liệu chúng ta đã làm được gì chưa? Hay bị guồng máy “games” ăn hết “chất xám”; bị những cốc “bia” sủi bọt “hấp dẫn” nuốt hết thời gian quý báu của tuổi trẻ; đua đòi hút chích, thiếu thốn tiền bạc… để rồi bị sa đà vào cạm bẫy giết người. Đau lòng lắm khi chúng ta nhắc lại chuyện “xác không đầu chết trên tầng 13 của tòa nhà” vừa được mang ra xét xử gây chấn động toàn xã hội; hay chuyện “giết nữ sinh 16 tuổi và phụ nữ mang thai gần 6 tháng để cướp tài sản ở Biên Hòa, Đồng Nai” (đang hoàn tất hồ sơ chuẩn bị xét xử)… điểm lại các vụ án giết người này: các hung thủ đều được gia đình cho ăn học đàng hoàng, được ngồi trên ghế nhà trường, bước trong giảng đường Đại học với một tương lai rộng mở. Thậm chí có hung thủ được xuất thân trong gia đình nho giáo, tu hành (thánh thiện)… thử hỏi những thủ đoạn điêu ngoa đó và sự toan tính kỹ lưỡng để che giấu hành vi phạm tội của mình, đánh lạc hướng các cơ quan điều tra… các hung thủ này học cách làm đó từ đâu?

Nhìn họ với dấp dáng phong độ, lực lưỡng, vẻ mặt khôi ngô, “trí thức” tại sao không cống hiến sức trẻ của mình cho quê hương, đất nước. Họ có quê hương không? Hay họ đang phá hoại quê hương? Lời nói sau cùng của tên Nghĩa đã thể hiện: – Hối hận với quê hương với xã hội (?) “Dù cho bản án dành cho tôi có như thế nào đi chăng nữa, tôi cũng không hề kháng cáo vì tôi biết có tử hình hàng trăm nghìn lần cũng không thể bù đắp được những tội ác mà tôi đã gây ra với Linh và gia đình cũng như cả xã hội”. – Ăn năn, sỉ diện với quê hương (?): ”Tôi chỉ mong rằng sau khi vụ án này khép lại, mọi người hãy nghĩ về tôi như một người bình thường đã gục ngã trên đường đời chứ không phải là một tên giết người máu lạnh”.

Vì sao họ phải gục ngã ???? Những dấu chấm hỏi vẫn đang dành cho mọi người và nhất là người trẻ!!

Chọn tập
Bình luận