Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 12

Nghị luận: Hãy nói lên suy nghĩ của bạn về bệnh vô cảm ngày nay

Tác giả: Sach Vui
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

I. Mở Bài

Sinh ra được làm người đã là một điều may mắn với mỗi chúng ta khi xuất hiện trên thế giới này. Điều phân biệt giữa con người chúng ta và con thú là con người có trí tuệ và sống có tình cảm. Nếu sinh ra không có trí tuệ nhu] mọi người đó là một thiệt thòi lớn của cá nhân và sẽ được xã hội đồng cảm, chia sẻ.

Tuy nhiên, nếu sống không có tình cảm thì khác nào tự huỷ hoại hai tiếng “con người”. Truyền thống người Việt từ xưa “thương người như thể thương thân”. Đó là truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời mà dân ta giữ gìn. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, lại xuất hiện những con người có lối sống gặm nhấm dần mòn những truyền thống tốt đẹp ấy. Đó là những con người mang trong mình căn bệnh vô cảm – một căn bệnh cực kì nguy hiểm.

II. Thân Bài

Bệnh vô cảm không hề có trong danh sách bệnh của y học. Vậy nhưng điều đáng nói là những điều đó gây ra lại khiến con người ta phải xót xa, đau đớn thay. Có thể những căn bệnh hiểm nghèo, bệnh thế kỉ AIDS là sự quan tâm hàng đầu của y học hiện nay bởi sự nguy hiểm chết người của chúng. Tuy nhiên nó vẫn chỉ là căn bệnh và với sự tiến bộ y học vẫn hy vọng có thể được chữa khỏi. Còn bệnh vô cảm? không đơn giản là sự sống còn của một ai đó mà nó là cả một vấn đề của xã hội – vấn đề nhân đạo.

Những “biểu hiện lâm sàng” của căn bệnh này rất dễ nhận biết. Ngày qua ngày biết bao nhiêu những ứng xử vô cảm diễn ra mà đôi khi người ta coi chúng như những việc bình thường. Người ta thấy việc làm càn không ngăn, thấy người yếu bị ức hiếp cũng không bênh vực. Những líu do “đó là việc của kẻ khác, hơi đâu quan tâm..” càng tiếp tay cho những kẻ xấu, việc xấu lấn tới. Cụ thể, thấy người bị nạn lại bỏ đi, đưa những ánh nhìn lạnh lùng, vô cảm, thậm chí có kẻ lợi dụng cơ hội để ăn cắp, lấy tài sản của họ. Đó là những kẻ không biết động lòng trước nỗi đau của người khác, không biết phẫn nộ, bất bình trước cái xấu. Những cách sống khô khan nghèo nàn và khan hiếm tình cảm như vậy thất đáng buồn. Càng đáng buồn hơn nữa khi nó tồn tại ở mọi tầng lớp, lứa tuổi từ trẻ nhỏ đến người lớn. Một đứa trẻ có thể bắt con chuồn chuồn và vặt cánh, ngắt đuôi nó, lấy đó xem nhu một thú vui. Chúng không hề biết nghĩ hay thất sợ sệt mà ngần ngại. Nhiều bậc cha mẹ cũng nghĩ chuyện bình thương, nó chỉ biết chơi với con vật vậy thôi. Nhưng chác chắn một điều rằng , vô tình đã gieo vào mình ít nhiều mầm mống bệnh vô cảm. Chẳng hạn những cử động, thoát khỏi bàn tay đứa trẻ của con chuồn chuồn một cách bất lực không làm cho đứa trẻ động lòng thương. Liệu có chắc rằng sau này nó không hành động với con người như vậy. Nói một cách khác có thể bạn cho hơi quá nhưng không hề vô lí, nó có thể đối xử với người ta như đã từng đối xử với con chuồn chuồn khi nó lớn lên ai biết được?

Nhiều khi người ta nghĩ rằng giới trẻ là những người văn minh nhất vì họ có tri thức. Nhưng điều đó là chưa hẳn. Người ta chỉ dạy cho họ những tri thức khoa học, mấy khi họ được học những điều về cách sống tình cảm, cách đối nhân xử thế. Có chăng cũng những câu lí thuyết nhàm chán, dần ra cũng chẳng còn tác dụng. Họ chỉ biết sống tốt hơn nếu họ được sống trong môi trương ứng xử tình cảm giữa mọi người. Vậy nên những cảnh xua đuổi người hành khuất, bố thí với ánh mắt dè bĩu, khinh thường của các bạn trẻ cũng không hiếm khi ta bắt gặp. Họ sẵn sàng bỏ ra hàng trăm thậm chí hàng triệu để tiêu xài vào những thứ vô bổ mà không dám bỏ ra vài nghìn để mua một tờ báo hay một tờ vé số mà các em nhỏ đang nài nỉ khàn cả cổ…Ai dám bảo văn minh là thế?

Những người dân thường đã thế, nếu những người nằm trong đội ngũ lãnh đạo cũng có những người vô cảm, những người thờ ơ trước nỗi khổ dân nghèo, những con người làm các ngành nghề lương tâm như bác sĩ, giáo viên… mà vô cảm thì thế nào? Cuộc sống ngày càng xô bồ, hối hả. Mọi người cứ chạy theo cái vòng quay của cuộc sống. NGười ta mưu sinh chạy theo đồng tiền mà nhiều khi lại bị chính nó điều khiển. Những bản chất truyền thống tốt đẹp của con người bị đồng tiền che lấp. Người ta chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân mà quên đi người khác. Dần ra, họ sống cuộc sống vô cảm, thậm chí vô nhân đạo , không biết quan tâm, chia sẻ với mọi người. Một người sống trong môi trường không có sự quan tâm chia sẻ giữa mọi người lẫn nhau thì càng có nguy cơ mắc bệnh vô cảm. Không có gì nguy hiểm hơn là một xã hội toàn những người vô cảm.

III. Kết Bài

Ta vẫn thường nghe đâu đó có câu: “Người với người sống để yêu nhau” không có tình yêu của con người với nhau thì đâu thể gọi là xã hội loài người. Vậy nên phải tao ra môi trường sống đầy tình yêu, sự quan tâm, san sẻ với nhau, có như thế căn bệnh vô cảm mới có thể được chữa.

Sinh ra được làm người đã là một điều may mắn với mỗi chúng ta khi xuất hiện trên thế giới này. Điều phân biệt giữa con người chúng ta và con thú là con người có trí tuệ và sống có tình cảm. Nếu sinh ra không có trí tuệ nhu] mọi người đó là một thiệt thòi lớn của cá nhân và sẽ được xã hội đồng cảm, chia sẻ.

Tuy nhiên, nếu sống không có tình cảm thì khác nào tự huỷ hoại hai tiếng “con người”. Truyền thống người Việt từ xưa “thương người như thể thương thân”. Đó là truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời mà dân ta giữ gìn. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, lại xuất hiện những con người có lối sống gặm nhấm dần mòn những truyền thống tốt đẹp ấy. Đó là những con người mang trong mình căn bệnh vô cảm – một căn bệnh cực kì nguy hiểm.

Bệnh vô cảm không hề có trong danh sách bệnh của y học. Vậy nhưng điều đáng nói là những điều đó gây ra lại khiến con người ta phải xót xa, đau đớn thay. Có thể những căn bệnh hiểm nghèo, bệnh thế kỉ AIDS là sự quan tâm hàng đầu của y học hiện nay bởi sự nguy hiểm chết người của chúng. Tuy nhiên nó vẫn chỉ là căn bệnh và với sự tiến bộ y học vẫn hy vọng có thể được chữa khỏi. Còn bệnh vô cảm? không đơn giản là sự sống còn của một ai đó mà nó là cả một vấn đề của xã hội – vấn đề nhân đạo.

Những “biểu hiện lâm sàng” của căn bệnh này rất dễ nhận biết. Ngày qua ngày biết bao nhiêu những ứng xử vô cảm diễn ra mà đôi khi người ta coi chúng như những việc bình thường. Người ta thấy việc làm càn không ngăn, thấy người yếu bị ức hiếp cũng không bênh vực. Những líu do “đó là việc của kẻ khác, hơi đâu quan tâm..” càng tiếp tay cho những kẻ xấu, việc xấu lấn tới. Cụ thể, thấy người bị nạn lại bỏ đi, đưa những ánh nhìn lạnh lùng, vô cảm, thậm chí có kẻ lợi dụng cơ hội để ăn cắp, lấy tài sản của họ. Đó là những kẻ không biết động lòng trước nỗi đau của người khác, không biết phẫn nộ, bất bình trước cái xấu. Những cách sống khô khan nghèo nàn và khan hiếm tình cảm như vậy thất đáng buồn. Càng đáng buồn hơn nữa khi nó tồn tại ở mọi tầng lớp, lứa tuổi từ trẻ nhỏ đến người lớn. Một đứa trẻ có thể bắt con chuồn chuồn và vặt cánh, ngắt đuôi nó, lấy đó xem nhu một thú vui. Chúng không hề biết nghĩ hay thất sợ sệt mà ngần ngại. Nhiều bậc cha mẹ cũng nghĩ chuyện bình thương, nó chỉ biết chơi với con vật vậy thôi. Nhưng chác chắn một điều rằng , vô tình đã gieo vào mình ít nhiều mầm mống bệnh vô cảm. Chẳng hạn những cử động, thoát khỏi bàn tay đứa trẻ của con chuồn chuồn một cách bất lực không làm cho đứa trẻ động lòng thương. Liệu có chắc rằng sau này nó không hành động với con người như vậy. Nói một cách khác có thể bạn cho hơi quá nhưng không hề vô lí, nó có thể đối xử với người ta như đã từng đối xử với con chuồn chuồn khi nó lớn lên ai biết được?

Nhiều khi người ta nghĩ rằng giới trẻ là những người văn minh nhất vì họ có tri thức. Nhưng điều đó là chưa hẳn. Người ta chỉ dạy cho họ những tri thức khoa học, mấy khi họ được học những điều về cách sống tình cảm, cách đối nhân xử thế. Có chăng cũng những câu lí thuyết nhàm chán, dần ra cũng chẳng còn tác dụng. Họ chỉ biết sống tốt hơn nếu họ được sống trong môi trương ứng xử tình cảm giữa mọi người. Vậy nên những cảnh xua đuổi người hành khuất, bố thí với ánh mắt dè bĩu, khinh thường của các bạn trẻ cũng không hiếm khi ta bắt gặp. Họ sẵn sàng bỏ ra hàng trăm thậm chí hàng triệu để tiêu xài vào những thứ vô bổ mà không dám bỏ ra vài nghìn để mua một tờ báo hay một tờ vé số mà các em nhỏ đang nài nỉ khàn cả cổ…Ai dám bảo văn minh là thế?

Những người dân thường đã thế, nếu những người nằm trong đội ngũ lãnh đạo cũng có những người vô cảm, những người thờ ơ trước nỗi khổ dân nghèo, những con người làm các ngành nghề lương tâm như bác sĩ, giáo viên… mà vô cảm thì thế nào? Cuộc sống ngày càng xô bồ, hối hả. Mọi người cứ chạy theo cái vòng quay của cuộc sống. NGười ta mưu sinh chạy theo đồng tiền mà nhiều khi lại bị chính nó điều khiển. Những bản chất truyền thống tốt đẹp của con người bị đồng tiền che lấp. Người ta chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân mà quên đi người khác. Dần ra, họ sống cuộc sống vô cảm, thậm chí vô nhân đạo , không biết quan tâm, chia sẻ với mọi người. Một người sống trong môi trường không có sự quan tâm chia sẻ giữa mọi người lẫn nhau thì càng có nguy cơ mắc bệnh vô cảm. Không có gì nguy hiểm hơn là một xã hội toàn những người vô cảm.

Ta vẫn thường nghe đâu đó có câu: “Người với người sống để yêu nhau” không có tình yêu của con người với nhau thì đâu thể gọi là xã hội loài người. Vậy nên phải tao ra môi trường sống đầy tình yêu, sự quan tâm, san sẻ với nhau, có như thế căn bệnh vô cảm mới có thể được chữa.

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky