Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 12

Nghị luận Suy nghĩ của anh chị về bệnh vô cảm của hiện nay

Tác giả: Sach Vui
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

I. Mở bài

Thời đại ngày nay là thời đại kinh tế thị trường. Sống trong xã hội đó, hàng ngày nảy sinh ra hiện tượng nhiều người lao vào kiếm tiền, lo vun vén cho bản thân và gia đình mình mà thờ ơ trước những vấn đề bức xúc của cuộc sống xã hội, gây nên một căn bệnh tinh thần khá nguy hiểm: “Bệnh vô cảm” , một căn bệnh có nguy cơ lan rộng làm băng hoại đạo đức truyền thống của dân tộc, làm ô nhiễm môi trường tốt đẹp của xã hội mới.

II. Thân bài

1. Giải thích Thế nào là bệnh vô cảm ?

“Bệnh vô cảm” là căn bệnh tâm hồn của những người có trái tim lạnh giá, không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng, cho sự an toàn của bản thân mình là trên hết. Họ thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình.

2.Nguyên nhân của bệnh vô cảm
Con người chạy theo đồng tiền, chạy theo vật chất mà quên đi giá trị của đời sống tinh thần. Coi đồng tiền cao hơn giá trị con người. Bệnh vô cảm không chỉ xuất hiện ở kẻ xấu mà còn là ở người tốt. Vì người tốt im lặng trước cái xấu, để cái xấu nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.

3. Chứng minh những biểu hiện của bệnh vô cảm trong cuộc sống.

Bệnh vô cảm có những biểu hiện thật, đa dạng, muôn màu muôn vẻ: vô cảm đối với cuộc sống, xã hội; vô cảm đối với đồng loại, gia đình, người thân, bạn bè, thậm chí vô cảm đối với chính bản thân mình.

Đi đường gặp những người bị tai nạn, gãy tay, gãy chân hoặc nằm bất tỉnh, những kẻ vô cảm chẳng có phản ứng nào mà chỉ biết dửng dưng chứng kiến với thái độ “Thờ ơ con mắt lạnh. Nhìn chúng có hề chi!” (Tố Hữu). Lên xe ô tô, thấy kẻ gian móc túi hoặc bọn côn đồ hành hung hành khách, họ cũng chỉ lờ di xem như đấy không phải chuyện của mìn h. Sống trong cơ quan trường học, chứng kiến bao chuyện ngang trái như cấp trên hối lộ, thầy giáo ngang nhiên bạo hành học sinh, còn học sinh thì quay cóp gian lận trong thi cử, họ cũng không mở miệng mà ngoảnh mặt làm ngơ. Hoặc trông thấy bạn bè đồng trang lứa bị bạo hành ngay trước cổng trường nhưng họ còn đứng xem rồi quay clip tung lên mạng coi như không phải chuyện của mình.

Sự vô cảm là một căn bệnh đang có chiều hướng lan rộng trong xã hội ta, nó đang len lỏi khắp mọi nơi. Nó không chỉ diễn ra ngoài xã hội mà còn xâm nhập vào trong các gia đình, những người thân ruột thịt. Tôi đã chứng kiến cảnh có nhà cha mẹ bị ốm nặng nằm liệt giường mà con cái không đoái hoài gì đến, có khi tống khứ vào viện dưỡng lão. Khi bố mẹ qua đời thì giành nhau đưa xác về nhà mình để nhận tiền phúng điếu.

4. Hậu quả của bệnh vô cảm

Căn bệnh vô cảm sẽ gây nên hậu quả thật khủng khiếp cho xã hội, cộng đồng, đất nước. Nó biến con người thành kẻ vô trách nhiệm, vô lương tâm và vô văn hóa, thậm chí là kẻ tội đồ. Có thể nói đó là căn bệnh của những kẻ không có trái tim con người. Nó sẽ làm cho một người cán bộ, người công dân trong xã hội ta trở nên xa rời quần chúng, thiếu trách nhiệm trong công việc. Cũng vì vô cảm mà nhiều bác sĩ đã để cho nhiều bệnh nhân cần phải cấp cứu mà phải nằm chờ hàng nửa tiếng đồng hồ nên đã dẫn đến hậu quả bệnh nhân bị chết một cách oan khuất. Cũng vì vô cảm mà nhiều thầy giáo không hề quan tâm đến hoàn cảnh éo le của học sinh, mà cứ mắng mỏ quát nạt các em dẫn đến hậu quả nhiều em bị bệnh trầm cảm, thậm chí là nhảy lầu tự tử.

Căn bệnh vô cảm là căn bệnh của những người sẵn sàng quay lưng lại với những nỗi đau khổ, bất hạnh của đồng loại, sẵn sàng làm ngơ trước cái xấu, cái ác, nên làm cho cái xấu, cái ác có mảnh đất mầu mỡ để sinh sôi nẩy nở như “cỏ mọc hoang” và đang đầu độc, chế ngự cuộc sống tốt đẹp của con người trong xã hội mới của chúng ta hôm nay.

Căn bệnh vô cảm là căn bệnh của phường ích kỷ luôn luôn nhìn đời bằng cặp mắt ráo hoảnh. Nó đang làm mất đi một điều vô cùng thiêng liêng và quý giá. Đó là tình thương giữa con người với con người. Mà tình thương theo Nam Cao, nó là tiêu chuẩn quan trọng nhất để xác định tư cách con người “Không có tình thương, con người chỉ là một con vật bị sai khiến bởi lòng ích kỷ” (Đời thừa – Nam Cao). Bệnh vô cảm đang làm “nhiễm mặn” , vẩn đục và xói mòn dần truyền thống đạo lý đẹp nhất của con người Việt Nam: “Thương người như thể thương thân”. Và khi căn bệnh này ngự trị, thì con người sống với con người trong mối quan hệ hết sức lỏng lẻo. Ở đó thiếu hơi ấm của tình thương, của niềm cảm thông, của sự cưu mang, đùm bọc, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau. Một cuộc sống như thế là cuộc sống của “Một sa mạc đời đìu hiu lạnh giá”. Thật buồn đau và thất vọng biết bao!

5. Bài học nhận thức và hành động.

Học tập lối sống lành mạnh, biết yêu thương sẻ chia đồng cảm với những người xung quanh. Tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân văn cao như phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào thanh niên lập nghiệp… Xã hội cần lên án mạnh mẽ bệnh vô cảm, coi đó như là một cuộc chiến đấu để loại bỏ căn bệnh này ra khỏi xã hội ta.

III. Kết luận

Để xứng đáng với danh nghĩa “con người” đầy kiêu hãnh, mỗi chúng ta hãy nói không với bệnh vô cảm, hãy ra sức tu dưỡng lòng yêu thương, vị tha, sự trung thực và lòng dũng cảm. Hãy cùng nhau làm một việc gì đó dù rất nhỏ để khơi dậy dòng sông tình nghĩa nhân ái truyền thống của dân tộc để cho nó ngày càng tuôn chảy, ngày càng trong xanh và long lanh toả sáng.

I. Mở bài

Thời đại ngày nay là thời đại kinh tế thị trường. Sống trong xã hội đó, hàng ngày nảy sinh ra hiện tượng nhiều người lao vào kiếm tiền, lo vun vén cho bản thân và gia đình mình mà thờ ơ trước những vấn đề bức xúc của cuộc sống xã hội, gây nên một căn bệnh tinh thần khá nguy hiểm: “Bệnh vô cảm” , một căn bệnh có nguy cơ lan rộng làm băng hoại đạo đức truyền thống của dân tộc, làm ô nhiễm môi trường tốt đẹp của xã hội mới.

II. Thân bài

1. Giải thích Thế nào là bệnh vô cảm ?

“Bệnh vô cảm” là căn bệnh tâm hồn của những người có trái tim lạnh giá, không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng, cho sự an toàn của bản thân mình là trên hết. Họ thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình.

2.Nguyên nhân của bệnh vô cảm
Con người chạy theo đồng tiền, chạy theo vật chất mà quên đi giá trị của đời sống tinh thần. Coi đồng tiền cao hơn giá trị con người. Bệnh vô cảm không chỉ xuất hiện ở kẻ xấu mà còn là ở người tốt. Vì người tốt im lặng trước cái xấu, để cái xấu nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.

3. Chứng minh những biểu hiện của bệnh vô cảm trong cuộc sống.

Bệnh vô cảm có những biểu hiện thật, đa dạng, muôn màu muôn vẻ: vô cảm đối với cuộc sống, xã hội; vô cảm đối với đồng loại, gia đình, người thân, bạn bè, thậm chí vô cảm đối với chính bản thân mình.

Đi đường gặp những người bị tai nạn, gãy tay, gãy chân hoặc nằm bất tỉnh, những kẻ vô cảm chẳng có phản ứng nào mà chỉ biết dửng dưng chứng kiến với thái độ “Thờ ơ con mắt lạnh. Nhìn chúng có hề chi!” (Tố Hữu). Lên xe ô tô, thấy kẻ gian móc túi hoặc bọn côn đồ hành hung hành khách, họ cũng chỉ lờ di xem như đấy không phải chuyện của mìn h. Sống trong cơ quan trường học, chứng kiến bao chuyện ngang trái như cấp trên hối lộ, thầy giáo ngang nhiên bạo hành học sinh, còn học sinh thì quay cóp gian lận trong thi cử, họ cũng không mở miệng mà ngoảnh mặt làm ngơ. Hoặc trông thấy bạn bè đồng trang lứa bị bạo hành ngay trước cổng trường nhưng họ còn đứng xem rồi quay clip tung lên mạng coi như không phải chuyện của mình.

Sự vô cảm là một căn bệnh đang có chiều hướng lan rộng trong xã hội ta, nó đang len lỏi khắp mọi nơi. Nó không chỉ diễn ra ngoài xã hội mà còn xâm nhập vào trong các gia đình, những người thân ruột thịt. Tôi đã chứng kiến cảnh có nhà cha mẹ bị ốm nặng nằm liệt giường mà con cái không đoái hoài gì đến, có khi tống khứ vào viện dưỡng lão. Khi bố mẹ qua đời thì giành nhau đưa xác về nhà mình để nhận tiền phúng điếu.

4. Hậu quả của bệnh vô cảm

Căn bệnh vô cảm sẽ gây nên hậu quả thật khủng khiếp cho xã hội, cộng đồng, đất nước. Nó biến con người thành kẻ vô trách nhiệm, vô lương tâm và vô văn hóa, thậm chí là kẻ tội đồ. Có thể nói đó là căn bệnh của những kẻ không có trái tim con người. Nó sẽ làm cho một người cán bộ, người công dân trong xã hội ta trở nên xa rời quần chúng, thiếu trách nhiệm trong công việc. Cũng vì vô cảm mà nhiều bác sĩ đã để cho nhiều bệnh nhân cần phải cấp cứu mà phải nằm chờ hàng nửa tiếng đồng hồ nên đã dẫn đến hậu quả bệnh nhân bị chết một cách oan khuất. Cũng vì vô cảm mà nhiều thầy giáo không hề quan tâm đến hoàn cảnh éo le của học sinh, mà cứ mắng mỏ quát nạt các em dẫn đến hậu quả nhiều em bị bệnh trầm cảm, thậm chí là nhảy lầu tự tử.

Căn bệnh vô cảm là căn bệnh của những người sẵn sàng quay lưng lại với những nỗi đau khổ, bất hạnh của đồng loại, sẵn sàng làm ngơ trước cái xấu, cái ác, nên làm cho cái xấu, cái ác có mảnh đất mầu mỡ để sinh sôi nẩy nở như “cỏ mọc hoang” và đang đầu độc, chế ngự cuộc sống tốt đẹp của con người trong xã hội mới của chúng ta hôm nay.

Căn bệnh vô cảm là căn bệnh của phường ích kỷ luôn luôn nhìn đời bằng cặp mắt ráo hoảnh. Nó đang làm mất đi một điều vô cùng thiêng liêng và quý giá. Đó là tình thương giữa con người với con người. Mà tình thương theo Nam Cao, nó là tiêu chuẩn quan trọng nhất để xác định tư cách con người “Không có tình thương, con người chỉ là một con vật bị sai khiến bởi lòng ích kỷ” (Đời thừa – Nam Cao). Bệnh vô cảm đang làm “nhiễm mặn” , vẩn đục và xói mòn dần truyền thống đạo lý đẹp nhất của con người Việt Nam: “Thương người như thể thương thân”. Và khi căn bệnh này ngự trị, thì con người sống với con người trong mối quan hệ hết sức lỏng lẻo. Ở đó thiếu hơi ấm của tình thương, của niềm cảm thông, của sự cưu mang, đùm bọc, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau. Một cuộc sống như thế là cuộc sống của “Một sa mạc đời đìu hiu lạnh giá”. Thật buồn đau và thất vọng biết bao!

5. Bài học nhận thức và hành động.

Học tập lối sống lành mạnh, biết yêu thương sẻ chia đồng cảm với những người xung quanh. Tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân văn cao như phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào thanh niên lập nghiệp… Xã hội cần lên án mạnh mẽ bệnh vô cảm, coi đó như là một cuộc chiến đấu để loại bỏ căn bệnh này ra khỏi xã hội ta.

III. Kết luận

Để xứng đáng với danh nghĩa “con người” đầy kiêu hãnh, mỗi chúng ta hãy nói không với bệnh vô cảm, hãy ra sức tu dưỡng lòng yêu thương, vị tha, sự trung thực và lòng dũng cảm. Hãy cùng nhau làm một việc gì đó dù rất nhỏ để khơi dậy dòng sông tình nghĩa nhân ái truyền thống của dân tộc để cho nó ngày càng tuôn chảy, ngày càng trong xanh và long lanh toả sáng.

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky