Vân Diệp giơ ngón cái lên khen Tiết Vạn Triệt, Trường Tôn Vô Kỵ cũng không thể không thừa nhận Tiết Vạn Triệt thuận miệng nói bừa quả nhiên khí thế, có điều quá khí thế, để xem hai tên cặn bã văn văn này làm sao tiếp tục.
– Lão Tiết, khí thế đủ rồi, nhưng chúng ta cũng không thể viết tiếp được nữa, nếu viết là mười vạn nhận thì bài thơ này hủy luôn, cho nên viết cái khác, trong quân các ngươi làm gì?
– Thường thì luyện võ, uống rượu, quân tốt có khi thổi sáo ù ù, chọc giận lão tử, lấy cành liễu quất, quất vài cái là ổn. Ngươi không biết liễu của Lương Châu vừa dẻo vừa dai, lão bách tính lấy nó bện bao tải, lấy quất người đã lắm, thứ liễu đó nảy chồi muộn, có thể dùng nửa năm, nảy chồi thì trở nên giòn, không dùng được nữa.
– Quân tốt bị đánh đòn có hận ngươi không?
– Hận cái rắm, hận lão tử đánh tiếp.
Tiết Vạn Triệt hào khí ngút trời uống bát rượu lớn, kể cho Vân Diệp nghe đạo cầm quân, làm tướng quân nói ra cũng đơn giản, một chữ “uy” nói lên tất cả, trong quân toàn đám lưu manh, nếu mềm thì bọn chúng cứng, nói tóm lại cầm quân chỉ cần dùng một chữ “đánh”, không thì “đánh mạnh”, đánh đến khi bọn chúng phục, như thế bọn chúng đem lửa giận phát tiết lên kẻ địch, đánh trận mới có thể dũng mãnh tiến lên.
Mặc dù Vân Diệp cho rằng cơ hội bị ám sát còn nhiều hơn tác dụng cổ vũ lòng quân, nhưng vì gom chữ làm thơ, giơ ngón cái lên khen, còn chắp tay nói thụ giáo, sau đó viết lên giấy ” khương địch hà tu oán dương liễu, xuân phong bất độ Thiết Môn quan.
Viết xong đầu bị bợp một cái, Lão Trình đùng đùng nổi giận nói:
– Nói lung tung gì đấy, Thiết Môn quan ở Yên Kỳ, phải là Ngọc Môn quan mới đúng, thế mà còn làm thống lĩnh, thật mất mặt.
Vân Diệp vội sửa Thiết Môn quan thành Ngọc Môn quan, Trình Giảo Kim mới tha, Trường Tôn Vô Kỵ đọc hết bài thơ mặt nhợt nhạt ngồi về chỗ không nói câu nào, bị đả kích quá lớn.
– Vân Diệp, ngươi lại ghép ra cái thứ gì đấy, mang cho trẫm xem.
Phát hiện có tranh cãi, Lý Nhị không thảo luận với Lý Tịnh nữa, thấy Vân Diệp lại ghép thơ, tò mò đòi đưa tới:
Trên giấy toàn giun dế, Lý Nhị nhíu mày đọc:
– Hoàng sa viễn thượng bạch vân gian, nhất phiến cô thành vạn nhận sơn, thơ hay, khí phách lắm.
Tiết Vạn Triệt vội chạy tới khoe:
– Bệ hạ, vạn nhận sơn là do vi thần nghĩ ra, còn hai từ “nhất phiến” do Lão Trường Tôn góp ý.
Trình Giảo Kim cũng bê bát rượu tới:
– Ba chữ Ngọc Môn Quan là do lão thần cống hiến.
Nói xong còn cụng bát với Úy Trì Cung ra chiều đắc ý lắm.
Lý Nhị cắn răng đọc tiếp:
– Khương địch hà tu oán dương liễu? Xuân phong bất độ ngọc môn quan? Tiết Vạn Triệt, ngươi cũng biết ( chiết dương liễu) à?
***
“Chiết dương liễu” nguyên là tên một nhạc khúc từ đời Hán, miêu tả khi tiễn biệt nhau, đôi bên đều bẻ cành dương liễu trao cho nhau làm kỷ vật. Tục lệ này người đời Đường vẫn theo.
Cõi xa mây trắng cuốn cát vàng.
Núi cao vạn nhận thành quách hoang
Giặc thổi sáo Khương bài « Oán liễu »
Gió xuân nào tới Ngọc môn quan.
– Biết ạ, vi thần bẻ dương liễu đánh quân sĩ thổi sáo, đánh tới khi bọn chúng không dám hận nữa mới thôi.
– Khương địch hà tu oán dương liễu, câu này là có ý đó sao?
Giọng Lý Nhị cao vút lên:
Vân Diệp, Tiết Vạn Triệt, Trình Giảo Kim gật đầu đánh rụp, ngay cả Trường Tôn Vô Kỵ đang cười khổ cũng gật đầu:
– Bệ hạ, bài thơ này ý tứ là, cát bay tới tận trời, một tòa thành lẻ loi giữa núi cao, binh sĩ thổi sáo quấy rầy giấc ngủ, bị đánh không dám oán trách nữa mới thôi. Xuân phong đáo bất liễu Ngọc Môn Quan, dương liễu dẻo dai có thể đánh người mãi. Bệ hạ, đừng nghĩ nhiều, ý của y vốn chỉ có thế thôi, không liên quan tới ý cảnh khúc từ.
Lão Vương Khuê uống bát rượu lớn, che mặt khóc bi thương, khóc than cho thơ ca thiên hạ tới ngày tận thế, Phòng Huyền Linh, Đỗ Như Hối ngây như gà gỗ, ôi chao, thơ là thế đấy ư? Lý Nhị xé nát tờ giấy, dẫm mấy cái, đá tung bàn, quát Đoàn Hồng:
– Khởi giá hồi cung. Bạn đang đọc chuyện tại TruyệnFULL.vn
Đám võ tướng cùng văn thần tiễn hoàng đế về cung, sau đó trở lại tửu lâu, chuẩn bị bút mực, bắt đầu làm thơ của mình..
Về tới cung Lý Nhị vẫn bực bội vô cùng, tài thi ca mình luôn kiêu ngạo lại không bì nổi mấy tên lỗ mãng, làm Lý Nhị tự tôn cực cao sao chịu nổi.
Ôi bài thơ tuyệt vời nhường nào, ( Lương Châu từ) hoàng sa viễn thượng bạch vân gian, nhất phiến cô thành vạn nhận sơn, khương địch hà tu oán dương liễu, xuân phong bất độ ngọc môn quan.
Hai câu đầu tả tòa thành hùng vĩ tráng lệ được bao vây bởi núi cao sa mạc, làm người ta sinh hào khí, hai câu sau ai oán triền miên, kẻ binh sĩ ca ( chiết dương liễu), hoài niệm cố hương của mình, hoang lương và hùng hồn, ai oán và hoài niệm đan xen, tình cản giao hòa, tuyệt đối là kiệt tác hiếm có, sau này truyền tụng cũng không có gì lạ, nhưng nghĩ tới lời giải thích của Trường Tôn Vô Kỵ làm ông ta muốn nôn.
Vuốt thẳng giấy, chấm đẫm mực, chép lại một lần nữa, ông ta viết chữ phi bạch cực đẹp, thơ hay, chữ đẹp, hai thứ tôn nhau lên, chỉ là mỗi khi nhìn một cái lòng lại thêm một phần hụt hẫng.
– Oa, bài thơ này do bệ hạ làm à? Khí thế hùng hồn, lại uyển chuyển miên man, thơ hay quá, bệ hạ có thể xưng là thi văn tông sư, thiếp thân phải thu lại, cất trong bảo khố.
Trường Tôn thị mặc áo sa, yếm ngực sanh thẫm làm hai bầu ngực phì nhiêu như ẩn như hiện, thường ngày chỉ cần ăn mặc thế này, hai người sẽ nhanh chóng tới hậu cung nghỉ ngơi.
Hôm nay Lý Nhị không có chút hứng thú nào, ngồi sau bàn bực tức nói:
– Nếu trẫm nói với nàng bài thơ này không bằng rắm chó, chỉ là kết quả ghép chữ với nhau thì nàng có tin không?
Trường Tôn thị đang chuẩn bị cuộn giấy lại đem cất tức thì sửng sốt, sau đó che miệng cười:
– Bệ hạ lại lừa thiếp thân rồi, ai có tài ghép chữ thế này, có tài đó thử ghép cho thiếp bài nữa đi.
Lý Nhị thở dài, lại cẩm bút viết “lan lăng mỹ tửu úc kim hương, ngọc oản thịnh lai hổ phách quang, đãn sử chủ nhân năng túy khách, bất tri hà xử thị gia hương.” Viết xong đẩy cho hoàng hậu xem, bản thân ngồi đó hờn dỗi.
– Ai làm thế?
Giọng Trường Tôn thị lập tức trở nên chói tai, đùng đùng nổi giận hỏi:
– Vân Diệp chấp bút, Trình Giảo Kim, Tiết Vạn Triệt, Vô Kỵ góp chữ liền thành thế này, về sau ai còn dám khoe khoang văn thơ trước mặt trẫm, trẫm đánh chết tươi, giờ trẫm đang nghi, có phải mỹ văn thượng cổ đều làm ra như vậy không, nếu là thật, văn hoa nghìn năm chỉ là trò cười.
Nghe Lý Nhị nói xong câu chuyện, Trường Tôn thị phát hiện bóng dáng của Vân Diệp lượn lờ trong câu chuyện này, cầm bát cháo đặt bên miệng Lý Nhị, nói:
– Bệ hạ yên tâm, bài thơ này tuyệt đối là kiệt tác, không phải ghép chữ mà thành, là tác phẩm thượng thừa mười phần, thiếp thân dám khẳng định, Vân Diệp đang giở trò.
– Bệ hạ quên rồi à, y có một môn học vấn là chuyên môn nghiên cứu nói chuyện với người khác thế nào, Trình Giảo Kim, Tiết Vạn Triệt đó đọc thơ ba mươi năm cũng không làm ra nổi, trên đời chỉ duy nhất có một người làm được, đó là sư phụ thần tiên của Vân Diệp, sao bệ hạ quên trong tay còn có bài ( A Phòng cung phú), thiếp thân tin tất cả đều là tác phẩm vị sư phụ thần tiên đó.
Trên đời này có thể nói không ai hiểu Vân Diệp hơn Trường Tôn thị nữa:
– Hừm, y dùng phương thức dụ dỗ an bài Trình Giảo Kim, Tiết Vạn Triệt nói theo ý mình, rồi bản thân giả vờ giả vịt, để bệ hạ thêm hoang mang. Nhất định là thế, hôm nay bệ hạ lại xử phạt y phải không? Nên y mới bày ra trò này.
Lý Nhị đứng bậy dậy, chạy đi lấy một quyển trục, mở ra xem rồi đặt xuống, càng nghĩ càng thấy hoàng hậu nói đúng, tựa hồ trước mắt hiện lên nụ cười đắc chí của Vân Diệp, gào lớn:
– Trẫm nhất định phải đánh thẳng tiểu vương bát đản đó một nghìn cái.
***
Vụ này Lý Nhị bị Vân Diệp troll khá đau.
Bài đầu là Khác Trung Tác của Lý Bạch.
Lan Lăng mỹ tửu uất kim hương,
Ngọc uyển thịnh lai hổ phách quang.
Đãn sử chủ nhân năng tuý khách,
Bất tri hà xứ thị tha hương.
Bài thứ hai là Lương Châu Từ của Vương Chi Hoán
Nguyên văn là:
Hoàng hà viễn thượng bạch vân gian
Nhất phiến cô thành vạn nhận san
Khương địch hà tu “Oán Dương Liễu”
Xuân phong bất độ Ngọc môn quan
Vân Diệp sửa Hoàng Hà thành hoàng sa.