Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm. Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản

Đường Chuyên

Chương 892: Thông điệp cuối cùng (2)

Tác giả: Kiết Dữ 2
Chọn tập

Ngụy Trưng cho Vân Diệp một bài học về quan hệ quân thần chủ nghĩa phong kiến, thì ra hoàng đế luôn đứng đối lập với đại thần, thì ra tác dụng của đại thần là phân chia quyền hạn của hoàng đế, thì ra hoàng đế và đại thần hai giai cấp, nương tựa vào nhau, đối lập nhau, cuối cùng tàn sát nhau.

– Mạnh Tử nói với Tề Tuyên Vương:” Quân chi thị thần như thủ túc, tắc thần thị quân như phúc tâm ; quân chi thị thần như khuyển mã, tắc thần thị quân như quốc nhân ; quân chi thị thần như thổ giới, tắc thần thị quân như khấu cừu.”

– Quách Hòe tiên sinh ở đài Hoàng Kim nói với Yên Chiêu Vương:”Đế giả dữ sư xử, vương giả dữ hữu xử, phách giả dữ thần xử, vong quốc dữ dịch xử.”

– Hai người này đều là hiền nhân thượng cổ, đạo lý bọn họ tới nay vẫn đáng chúng ta noi theo. Vân Diệp, nói cho cùng ngươi là thần tử, không phải hoàng tộc, dù ngươi là phò mã đô úy cũng không phải hoàng tộc.

– Lão phu chưa bao giờ nghe nói người rời bỏ lập trường của mình mà có thể sống tiêu dao tự tại, cái tính ngươi lười nhác, tới thư viện dạy học, như mây trôi có gì không tốt, thong thả chở con cái ngươi trưởng thành, lại sinh con đẻ cái, thế là một gia tộc lớn hình thành, cớ gì xen vào phân tranh trên triều? Năm xưa nam nhân Lô gia chết hết, ngươi u uất mất thời gian rất dài, ngươi không chịu nổi người chết vậy không nên ép người ta vào chỗ chết.

Ngụy Trưng thao thao bất tuyệt nói cả một đống, nói vô cùng thẳng thắn, không vòng vo chút nào, cứ thế múa lưỡi bày một số thứ Lý Nhị không muốn người nào biết trước mặt Vân Diệp.

Vân Diệp kinh ngạc tới mức quên cả ăn đậu, chớp mắt nhìn lời lẽ tuôn ra từ cái miệng bảo phủ bộ râu rậm của Ngụy Trưng, thực sự không biết dùng thái độ gì để ứng phó, nên phẫn nộ hay bày tỏ tán đồng, Ngụy Trưng nói không sai, quyền lực của hoàng đế không thể lớn mạnh một cách vô hạn chế, nếu không dễ xuất hiện thứ người ta căm ghét như thần thánh.

Ông ta nói mình chết rồi sẽ bị đốt xác, Vân Diệp có thể khẳng định ngay bây giờ là ông ta không sai, tuy là lấy roi quật xác nhưng có khác gì không? Miệng há ra hai lần không nói được.

– Kinh ngạc lắm phải không? Lão phu mà cũng có ngày tùy ý như thế? Nói vậy là để cho ngươi biết sự thực, bệ hạ là đế vương ưu tú, nhưng trong lòng ẩn giấu một con mãnh hổ có thể xồ ra cắn người, điều bọn ta làm là lắp thêm khóa trên người con mãnh hổ này. Ngươi là kẻ trọng tình nghĩa, đừng tham dự vào, khoanh tay là được, Lộc Đông Tán đã quay về Thổ Phồn lấy viện binh, đợi ông ta tới Trường An, hai ngươi còn phải đánh nhau, đừng xen vào chuyện khác được không?

– Không được, ít nhất chuyện hoàng hậu không được, ông nói không sai, bệ hạ, hoàng hậu đối xử với ta như con cái, ta gây chuyện tày trời cũng gánh thay, các ngươi đấu với bệ hạ, mọi người phải lựa chọn phe, ta đương nhiên đứng về phía bệ hạ và hoàng hậu. Con người phải có lập trường, làm thứ cỏ đầu tường ngả theo gió một khi giông bão tới sẽ chết đầu tiên. Ngụy Trưng, tim người là thịt, bệ hạ, nương nương đối tốt với ta, tất nhiên ta đứng bên họ.

Vây Diệp suy nghĩ xong trịnh trọng nói:

– Chuyện này không liên quan tới đạo lý, đúng sai, thậm chí không lý trí, bất kể bệ hạ là bên mạnh hay bên yếu, ta đều đứng phía họ.

Bất kể đúng sai, Vân gia đều cần lập trường, quan trường kỵ nhất hạng ba phải, tương lai bất kể phía nào chiến thắng, diệt trừ đầu tiên là những kẻ đó, vì mục tiêu của ngươi không rõ, nên bị coi thành nhân tố nguy hiểm nhất cần xử lý.

Cái trò Biện Trang đâm hổ không phải dễ chơi, không khéo bị cả hai con hổ giết chết, Ngụy Trưng đưa chủ ý thối tha này, chẳng lẽ có mục đích khác?

Từ lúc tới Đại Đường, Vân Diệp chẳng còn phân biệt được rõ trung thần với gian thần nữa, những việc tốt y làm cho Đại Đường bị hỏng trong tay Ngụy Trưng vô số, còn hạng gian thần như Hứa Kính Tông lại hỗ trợ cực lớn cho mình. Lời ai nên nghe? Lời ai không nên nghe? Cái này cần suy nghĩ.

Hạn chế hoàng quyền thì Vân Diệp không có ý kiến, dù cho hoàng quyền sang bên thi hành chế độ thủ tướng thì Vân Diệp không có ý kiến. Vấn đề là sự cảnh cáo của Ngụy Trưng làm y cảnh giác, đám chính khách chẳng kẻ nào tốt đẹp, kẻ đại thiện đại trung cũng là hạng đại gian đại ác, hai mặt này có thể luân phiên, khi người ta muốn xử lý ngươi, bất kể gian hay trung đều không thành vấn đề.

Ngụy Trưng biểu hiện rất hào hiệp, phẩy áo đứng dậy, còn cực kỳ buồn nôn vỗ vai Vân Diệp, vén rèm đi ra, Vân Diệp còn nghe thấy ông ta và chủ quán hàn huyên chuyện nhà, bình thường, nhà ông ta trong ngõ này.

Mỗi khi Vân Diệp có chuyện không chắc sẽ đi thỉnh giáo một người, người này không phải Lý Cương, cũng không phải Trình Giảo Kim, duy nhất khiến y tin tưởng vô điều kiện là Ngưu Tiến Đạt, nên y không vội rời thành, mà tới thẳng Ngưu gia ở phường Hưng Hóa.

Từ khi tôn tử, tôn nữ được đón về, Ngưu thẩm thẩm không muốn rời phường Hưng Hóa nữa, vì điều kiện nơi này tốt nhất, hai đứa bé cũng thích, để chúng được ăn ngon, Ngưu thẩm thẩm thậm chí tự mình tìm Tân Nguyệt, để Vân gia làm cho Ngưu gia một căn phòng ấm, mùa đông có rau xanh mà ăn, bà chưa bao giờ thèm để ý thứ rau bán bên ngoài.

Hai đứa bé không thích người đầu lợn, kết quả bị Vân Diệp giữ khuôn mặt nhỏ thơm chùn chụt, Ngưu thẩm thẩm đánh Vân Diệp hai cái coi như báo thù cho bảo bối, Lão Ngưu mặc áo cộc, để tay trần cầm rừu bổ củi, đây là phương pháp rèn luyện đặc thù của ông ta, bao năm chưa bỏ.

Trong nhà luôn có củi, trước kia hay có láng giềng sang xin, Lão Ngưu cũng thích cho, từ khi chuyển tới phường Hưng Hóa, không ai cần củi của ông ta nữa, hào môn đại gia tới nhà xin mấy cân củi không mất mặt à? Điều này làm Lão Ngưu buồn lắm, từ khi trong nhà mở quán vịt nướng, thế là tài nghệ của ông ta có đất dụng võ, nướng vịt cần gỗ cây ăn quả, nên mặt đất toàn gỗ đào với gỗ lê.

Lấy cái ghế nhỏ ngồi bên xem Lão Ngưu bổ củi, cảm hấy thư thái lắm, búa của Lão Ngưu rất sắc, động tác đẹp mắt, xoay cổ tay một cái, gỗ bị bổ làm đôi, vậy mà không đổ…

– Mặt mũi sưng vù thì đừng chạy lung tung, chuyện trung thành không cần lấy thân thể ra liều mạng, cấp cho người ta cảm quan không tốt, cho rằng ngươi đã hoàn toàn hòa nhập vào hoàng gia.

Lão Ngưu đặt rìu xuống, cầm ấm trà lên tu cái ực, lại bắt đầu đại nghiệp bổ củi.

– Đã bị người ta nhận định như thế rồi, hôm nay Ngụy Trưng chuyên môn tới cảnh cáo tiểu chất, nói tiểu chất tiếp tục như thế sẽ chết.

Vân Diệp cầm một thanh củi múa may.

– Vậy cũng không dọa ngươi thành như thế được, nam tử phải có trách nhiệm, người ta nói một câu đã sợ bỏ chạy thì còn lên triều đường làm gì nữa, không bằng về Ngọc Sơn dạy học cho sớm.

– Hôm nay ông ta nói nhiều lắm, tiểu chất chẳng bận tâm ông ta nói cái gì, mà để ý cách nói của ông ta, tiểu chất đúng là sợ rồi, vì ông ta nói một cách trắng trợn, cái gì cũng dám nói. Mấy năm qua bệ hạ làm việc đã không còn giới hạn nữa, còn bảo tiểu chất, đại thần trời sinh ra để đối lập với hoàng đế, hạn chế hoàng quyền bành trướng quá độ là thiên chức của ông ta.

– Câu này không sai, đại thần đúng là làm thế, quan hệ với hoàng đế là cộng sinh, không ai thiếu ai được, tìm lấy bình hành qua tranh đấu. Đại thần quá mạnh mẽ là tai họa của quốc gia, hoàng đế quá ngang ngược là bất hạnh của quốc gia. Hai bên thông qua tranh đấu tìm vị trí của mình.

“Vua xem bầy tôi như tay chân thì bầy tôi xem vua như tâm phúc, vua xem bầy tôi như chó ngựa thì bầy tôi xem vua như người thường, vua xem bầy tôi như đất cỏ thì bầy tôi xem vua như kẻ thù.”

Biện trang đâm hổ:

Hai con hổ đang ăn thịt một con trâu. Biện Trang muốn ra đâm hổ. Có thằng trẻ con bảo rằng:

– Hãy gượm, ông ạ. Hổ là giống bạo tàn, trâu là mồi ngon ngọt. Bây giờ hai con hổ đang cùng ăn một con trâu, thấy thịt trâu ngon, tất tranh nhau, đánh nhau. Đánh nhau thì hổ nhỏ chết mất mà hổ lớn cũng bị thương. Ông đợi đến bấy giờ hãy ra, thì có phải chỉ đâm một con, mà rồi được cả hai con không? Như thế, thì chẳng là công dùng ít mà lợi được nhiều ư?”

Biện Trang cho lời nói là phải, làm theo y như thế, quả nhiên bắt được cả hai con hổ.

Chọn tập
Bình luận