Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm. Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản

Đường Chuyên

Chương 535: Lý tưởng của Lan Lăng (1)

Tác giả: Kiết Dữ 2
Chọn tập

Lý Thái há miệng ra ra phát hiện mình thực sự không có gì để nói, nhìn trộm ngực của tiên sinh, tiên sinh che giấu cho mình, mình nợ một ân tình lớn, vả lại tiên sinh nói không sai, bảng mật độ của mình cần hoàn thiện thêm, đành khom người thi lễ, quay người dựa vào thành cầu thang đi xuống từng bước, xuống lầu rồi mới thở phào, lẹt phẹt chạy về hậu sơn.

Hi Mạt Đế Á nhìn Lý Thái đi xa, cho tay vào trong chậu ấ lấy một cục cho vào mồm, cầm lấy bảng mật độ lẩm bầm:

– Tên này đúng là thiên tài, thứ như vậy mà cũng làm ra được, không biết đầu óc ra sao, muốn dùng toàn học trình bảy toàn bộ vật thể trong thiên hạ, như vậy có ích lợi lớn cho nhân loại nhận thức thế giới của mình..

Quay đầu lại nhìn đống sách cao ngất trên bàn, lật một cuốn trong đó, chìm đắm vào thế giới do những con số cấu trúc thành.

Gặp báo ứng không phải chỉ có một người, cùng lúc đó nhà của Vân Diệp rất náo nhiệt, Nhan Chi Thôi, Lý Cương, Ngọc Sơn, Khổng Dĩnh Đạt, Chử Toại Lương, những bậc đại nho có hạng ở Trường An đều ngồi ở nhà y, đang đợi Vân Diệp dùng cách thức lăng nhăng của y làm ra những bài thơ tuyệt diệu.

– Tiểu tử, hôm nay ngươi làm được thơ thì bỏ qua, nếu không làm được thì đừng trách lão phu trở mặt, nếu như thơ ca có thể làm ra được đơn giản như thế thì còn cần bọn ta làm gì, lão phu ngâm thơ tám mấy năm không làm được kiệt tác Lương Châu từ như thế, nếu như ngươi dám lấy thơ của sư phụ ngươi ra lừa gạt, hôm nay lão phu đánh gãy cái chân chó của ngươi.

Cái đầu trọc của Nhan Chi Thôi bốc khói, cầm quải trượng không ngừng nện xuống đất, tựa hồ không làm thế không đủ biểu đạt sự phẫn nộ của mình.

Vân Diệp lúc này hối hận lắm rồi, hôm đó mình thực sự uống quá nhiều, mất khống chế, nhiệt huyết dâng lên mới ra mặt thay đám võ tướng, đúng là ngu vô cùng.

Đám lão già kia đã đành, nhưng sau rèm là Trường Tôn thị đang uống trà, nãi nãi bồi tiếp, Tân Nguyệt ở bên hầu hạ, nói gì mà hôm nay trùng hợp, không ngờ được xem tuồng hay.

Vân Diệp không hoài nghi đạo diễn của vở tuồng ở sau rèm, mình cưỡi hổ khó xuống rồi, từ nụ cười của Trường Tôn thị là biết hôm nay bà ta tới báo thù cho trượng phu.

– Tiểu tử, không làm khó ngươi, lấy cỏ xanh trên mặt đất ghép cho lão phu một bài thơ nghe được xem.

Nhan Chi Thôi trừng mắt trâu lên nhìn Vân Diệp, ông ta không tin thuận miệng ra đề Vân Diệp có thể làm ra được thơ ứng cảnh.

Không làm cũng không được, chạy cũng không xong, Khổng Dĩnh Đạt, Chử Toại Lương chặn ở cổng rồi, nhìn Vân Diệp đang như kiến bỏ chảo nóng, Trường Tôn thị cười âm hiểm, Tân Nguyệt lo lắng nhìn trượng phu.

– Ly ly thượng thào.

Vân Diệp đọc ra câu đầu tiên, lòng cầu khẩn Bạch lão tiên sinh tha thứ cho mình, thực sự y cùng đường rồi, đám người kia ép quá lắm.

– Ừm, xem như đúng đề, cỏ trên đồng đúng là rất tươi tốt.

Nhan Chi Thôi nhắm mắt bình phẩm.

– Nhất tuế nhất khô vinh.

– Hai câu này cũng trong quy củ, khô tươi mỗi năm là lẽ thường tình, đọc tiếp, hai câu sau mà không ra gì, lão phu sẽ ra tay.

– Dã hỏa thiêu bất tận, xuân phong xuy hựu sinh.

Vân Diệp đọc liền một hơi xong bài, lửa giận trên mặt Nhan Chi Thôi tức thì biến mất, ngâm đi ngâm lại bài thơ, nói với Trường Tôn thị sau rèm;

– Tên tiểu tử này làm thơ không tệ, hoàng hậu nương nương không cần hoài nghi, lão phu thấy bài thơ này còn hơn cả khúc Lương Châu Từ, thơ càng làm bằng câu từ đơn giản, kỳ thực mới là điêu luyện nhất. Làm ra bài thơ này là lão phu hài lòng rồi, bất kể y làm ra bằng cách nào, dù là lợn rừng dũi ra từ đất thì sao nào, nó cũng là văn chương của Đại Đường.

Trường Tôn thị tạ ơn Nhan Chi Thôi, nghiến răng nói với Vân Diệp:

– Nếu như ngươi chiếu theo bức tranh này mà làm thơ được thì bổn cung mới tin.

Vốn định chỉ con hổ giữa phòng, nghĩ lại thấy không ổn, ngón tay chỉ bức sơn thủy hoa điểu đồ trên bàn, bức tranh rất náo nhiệt, núi, sông, chim, hoa đủ cả, không có chương pháp nào, là bức tranh thấp kém nhất. Đây là bức tranh cát tường do thợ sơn mài trong trang làm, ai lấy thứ này làm thơ?

Vân Diệp mặt nhăn nhúm, ngay Nhan Chi Thôi cũng liếc nhìn Trường Tôn thị làu bàu, lại nhắm mắt vào, có vẻ bất mãn với đề Trường Tôn thị ra.

– Sao, không làm được à? Sư phụ của ngươi cũng không làm loại thơ như vậy đúng không? Có bản lĩnh thì ngươi làm cho bản cung xem.

Trường Tôn thị lúc này thiếu điều ngửa mặt cười lớn, nếu không có các lão tiên sinh ở đây, nhất định bà ta sẽ làm thế.

– Viễn quan sơn hữu sắc, cận thính thủy vô thanh, xuân khứ hoa hoàn tại, nhân lai điểu bất kinh.

Vân Diệp ấp a ấp úng đọc ra, chắp tay cầu khẩn đừng bắt mình làm thơ nữa, quá thống khổ, sau này quyết không làm thơ nữa.

Trường Tôn thị về tới cung vẫn còn chưa nguôi giận, Lý Nhị nhìn thấy chỉ lắc đầu cười, quay đầu nói chuyện với Lan Lăng đang bê một cái đĩa nhỏ:

– Lan Lăng, đây là bơ con mới làm à?

– Vâng thưa phụ hoàng, hài nhi mới làm xong, mời phụ hoàng nếm thử.

Lan Lăng nhón chân nâng cái đĩa lên cao, để phụ thân tiện lấy được:

Lý Nhị do dự chưa nghe thấy đứa con này vào bếp bao giờ, chẳng biết ăn nổi không? Nhưng nhìn thấy dáng vẻ trông mong của Lan Lăng, liền lấy một miếng nhỏ nhất trên đĩa, cho vào miệng ngậm, nhai vài cái, kinh ngạc nói:

– Hoàng hậu, nàng lại đây thử đi, Lan Lăng làm thứ đồ ngọt này không tệ.

Trường Tôn thị đưa mắt nhìn hai cha con họ, mệt mỏi dựa vào ghế mềm nói:

– Bệ hạ ăn thêm đi, thiếp thân đã ăn rồi, mấy chục thùng sữa bò mới làm ra được chừng đó, không ngon sao được, khuê nữ của bệ hạ dựa vào thứ này phát tài, thiếp thân mua tới mười quan, Dương phi, Âm phi cũng mua không ít, nghe nói Thanh Tước mua một trăm quan, sao bệ hạ không hỏi khuê nữ tháng này kiếm được trong cung bao tiền. Đọc Truyện Online mới nhất ở truyen/y/y/com

Nghe hoàng hậu nói thế, Lý Nhị lại lấy một miếng nữa trên đĩa, nhìn kỹ, cúi người xuống hỏi Lan Lăng:

– Nói cho phụ hoàng biết, sao con nghĩ ra dùng thứ này kiếm tiền? Ai dạy con?

– Đêm đó mưa to gió lớn, Lan Lăng đang ngủ, mơ thấy một ông già râu trắng làm thứ này trong lò, con ở bên đứng xem, ông già đó nói với con:” Học được chưa? Nếu học được rồi thì tự làm, Tôn thần tiên cũng nói là thứ tốt, dễ phát tài”, sau đó con tỉnh lại.

Lời nói dối này hay lắm, nhưng Lý Nhị nghe quen quen, Trường Tôn thị nói tiếp:

– Bất kể ai hỏi, nó cũng chỉ nói thế, không biết ông già râu trắng kia làm sao lẻn vào cung báo mộng cho Lan Lăng, thiếp thân hỏi mấy lần nó không nói, hỏi quá thì nó khóc, thiếp đành thôi.

– Hoàng hậu, nàng không thấy câu “Tôn thần tiên cũng nói là thứ tốt” quen tai lắm à? Trẫm nhớ có một tên gian thương khi tiếp thị bột châu chấu nói câu này, khi mang rong biển về cũng nói câu này, giờ một mạch truyền thừa, tới đồ ngọt cũng có. Phải rồi, hôm nay thu hoạch của nàng ra sao?

Trường Tôn thị nghĩ lại chuyện hôm nay nghiến răng nói:

– Đôi khi thật hận không thể bổ đầu y ra xem xem bên trong chứa cái gì, thu hoạch được hai bài thơ, còn bị Nhan Chi Thôi lão tiên sinh thuyết giáo một phen.

Lý Nhị nhai kẹo, bế Lan Lăng đặt lên đùi, nói:

– Đọc hai bài thơ cho trẫm nghe, không cần nói quá trình làm gì.

– Một bài là ( cổ nguyên thảo), Nhan lão tiên sinh nói hơn cả ( Lương Châu Từ), chỉ có bốn câu, có vẻ không hoàn chỉnh, nhưng bốn câu này đã hiếm có lắm rồi, bệ hạ nghe nhé:” ly ly nguyên thượng thảo, nhất tuế nhất khô vinh, dã hỏa thiêu bất tẫn xuân phong xuy hựu sanh”, chỉ hai mươi chữ đã nói hết thịnh suy vinh hoa, văn tự điêu luyện tới cực hạn.

Lý Nhị gật gù lại ăn thêm một viên kẹo nữa:

– Đúng là thơ hay, ý cảnh, ngụ ý phong cách đều thượng thừa, văn tự không hoa mỹ, nhưng đơn giản mới thấy cao minh, bài khác là gì?

– Bài kia không tính là thơ hay, nhưng luận cơ biến tuyệt đối có thể coi là hàng đầu, thiếp thân lo y lấy thơ của sư phụ ra lừa gạt, liền bảo y chiếu theo tranh sơn dầu trên bàn làm thơ, ai ngờ y đọc ra hay không ngờ.

– Ha ha ha, hoàng hậu, nàng quá giảo hoạt rồi, có điều trẫm rất muốn nghe tên tiểu tử kia làm thơ thế nào, mau mau đọc đi, trẫm sốt ruột lắm rồi.

– Viễn khán sơn hữu sắc, cận thính thủy vô thanh, xuân khứ hoa hoàn tại nhân lai điểu bất kinh, bệ hạ thấy sao?

Bài 1: Phú đắc cổ nguyên thảo tống biệt- Bạch Cư Dị – Dịch Tản Đà.

Đồng cao cỏ mọc như chen

Khô tươi thay đổi hai phen năm tròn.

Lửa đồng thiêu cháy vẫn còn,

Gió xuân thổi tới mầm non lại trồi.

Bài 2:

Nhìn xa núi biếc xanh

Nghe gần nước im lìm

Xuân đi hoa còn đó

Người đến chim chảng màng.

Ly Tịch Diệt Tướng. Kinh Kim Cang Bát Nhã Chú, đây là bài kệ Phật, hơi khó hiểu.

Chọn tập
Bình luận